Đức Phanxicô: Loại bỏ người cao tuổi 'là một tội trọng'

Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi tiếp kiến chung ở Quảng trường Thánh Phêrô vào ngày 20 tháng 4 năm 2022 (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi tiếp kiến chung tại Quảng trường Thánh Phêrô hôm thứ Tư ngày 20 tháng 4 năm 2022 (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Không thảo kính người cao tuổi như Thiên Chúa đã truyền dạy, và coi họ như đồ bỏ đi, “là một tội trọng”, Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ hôm thứ Tư.

Trong cuộc gặp gỡ hàng tuần với công chúng tại Quảng trường Thánh Phêrô vào ngày 20 tháng 4, Đức Đức Thánh Cha cho biết “giới răn tôn kính những người cao tuổi này mang lại cho chúng ta một phước lành”.

“Xin hãy quan tâm đến những người cao niên”, Đức Thánh Cha thúc giục, “bởi vì họ là sự hiện diện của lịch sử, sự hiện diện của gia đình. Và chính nhờ họ mà chúng ta hiện diện ở đây. Xin đừng để họ cô đơn lạc lõng”.

F197115E-3428-4218-BC30-C0DCA5C58057 2AADC3D5-0661-467A-ABD7-D7CCD6ECE3EE

Kính trọng người cao tuổi là một hình thức của tình yêu, mang lại sự sống không chỉ cho những người được tôn kính, mà cho những người thực hiện việc tôn kính, Đức Thánh Cha nói.

Lần đầu tiên kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19, buổi tiếp kiến chung vào thứ Tư của Đức Thánh Cha đã được tiếp tục trở lại tại Quảng trường Thánh Phêrô.

Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô tập trung vào bảy câu trong Sách Huấn Ca, bao gồm Hc 3: 12-13: “Con ơi, hãy săn sóc cha con, khi người đến tuổi già; bao lâu người còn sống, chớ làm người buồn tủi. Người có lú lẫn, con cũng phải cảm thông, chớ cậy mình sung sức mà khinh dể người”.

“Thảo kính là một từ tuyệt vời để định hình khía cạnh này của việc đáp lại tình yêu liên quan đến tuổi cao niên”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói. “Chúng ta đã đón nhận tình yêu này từ cha mẹ của chúng ta, giờ đây chúng ta đáp trả lại tình yêu này với cha mẹ của chúng ta, với ông bà của chúng ta”.

“Tình yêu đối với con người mà chúng ta thường gặp, bao gồm cả việc tôn vinh một cuộc đời đã sống, không phải là vấn đề cũ. Đúng hơn đó là một tham vọng sẽ mang lại vẻ đẹp rạng rỡ cho những người trẻ kế thừa những phẩm chất tốt đẹp nhất của họ. Chớ gì sự khôn ngoan của Thần Khí của Thiên Chúa cho phép chúng ta mở ra chân trời của cuộc cách mạng văn hóa đích thực này với năng lượng cần thiết”, Đức Thánh Cha nói.

EE25ED4E-0A55-44B8-BDF9-AAED63BFDA95 AC99F6CC-E17B-4A38-B09D-9E5EEAC65AEC

Đức Thánh Cha Phanxicô khuyến khích các bậc cha mẹ thường xuyên đưa con cái đến gần với những người cao tuổi. Và nếu ông bà của chúng đang sống trong một viện dưỡng lão, hãy đưa chúng đến thăm các ngài.

Đức Thánh Cha Phanxicô kể lại rằng ngài thường đến thăm các viện dưỡng lão ở Buenos Aires, Argentina, khi ngài ở đó. Một lần nọ, Đức Thánh Cha nói, ngài trò chuyện với một người phụ nữ có bốn đứa con, và khi ngài hỏi bà rằng những người con đó có đến thăm bà không, bà trả lời “có”. Nhưng sau đó, một y tá nói với Đức Thánh Cha Phanxicô rằng thực ra, đã sáu tháng kể từ khi người phụ nữ nhìn thấy các con của mình, nhưng bà đã nói dối vì bà không muốn nói xấu họ.

Đây là cách đối xử với người lớn tuổi như một thứ gì đó dùng một lần, Đức Thánh Cha nói. “Sự khinh miệt này, điều khiến những người cao niên tủi hổ, thực sự làm xấu mặt tất cả chúng ta”.

“Chúng ta hãy suy nghĩ cẩn thận về biểu hiện đẹp đẽ của tình yêu, đó là sự kính trọng”, Đức Thánh Cha thúc giục. “Ngay cả việc chăm sóc người bệnh, việc hỗ trợ những người không có khả năng tự lập, đảm bảo về việc ăn uống, đều có thể thiếu sự kính trọng”.

“Tình yêu đặc biệt này mở đường dưới hình thức của sự thảo kính – đồng thời sự dịu dàng và thái độ tôn trọng – dành cho những người lớn tuổi được đóng dấu bởi điều răn của Thiên Chúa”, Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục.

Tất cả chúng ta lúc này hay lúc khác đều nghĩ rằng ông bà của chúng ta quả thực hết sức phiền phức, Đức Thánh Cha nói, “Đừng nói là ‘không’, mà chắc chắn phải là ‘có’. Chúng ta đã nghĩ như vậy”.

“‘Thảo kính cha mẹ’ là một lời cam kết long trọng”, Đức Thánh Cha nói. “Đó không chỉ là về cha mẹ của cá nhân một người. Đó là về thế hệ của họ và những thế hệ đi trước, những người mà ‘ngày về với Chúa’ cũng có thể chậm và kéo dài, tạo nên thời gian và không gian chung sống lâu dài cùng với các thế hệ khác. Nói cách khác, đó là về tuổi cao niên trong một đời người”.

Minh Tuệ (theo NCR)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết