Tầm nhìn của ĐTC Phanxicô đối với ơn gọi dấn thân trong lĩnh vực chính trị

Kinh nghiệm tại Mỹ Latinh giúp giải thích xác tín của Đức Bergoglio rằng “Giáo Hội chính là một tác nhân cho sự phát triển của các quốc gia cũng như các dân tộc thông qua lĩnh vực chính trị”, theo giáo sư Faggioli. Trong khi thế giới phương Tây chứng kiến một cuộc khủng hoảng về niềm tin vào việc quyền lực giải quyết những vấn đề liên quan đến chính trị, vị Giáo Hoàng người Argentina nhận thấy chính trị chính là sự thay thế duy nhất cho các nhóm lợi ích đặc biệt.

‘Giáo Hội Công giáo và Quyền công dân’ (Catholicism and Citizenship) chính là tiêu đề của một cuốn sách mới, được xuất hôm Thứ Bảy 1/4 vừa qua, có một cái nhìn chiều sâu về mối tương quan giữa Giáo hội Công giáo và vấn đề chính trị trong thế kỷ 21.

20170404 ĐTCTác giả của cuốn sách, Massimo Faggioli – một giáo sư thần học và là một nhà nghiên cứu tôn giáo tại Đại học Villanova tại Hoa Kỳ. Ông tin rằng kể từ vụ tấn công khủng bố vào năm 2001, phương Tây đã trải qua một cuộc khủng hoảng ngày càng gia tăng về khái niệm chính trị như một giải pháp cho các vấn đề toàn cầu và địa phương.

Tuy nhiên, ông tin rằng ĐTC Phanxicô đang mời gọi các tín hữu Công giáo tái khám phá ơn gọi dấn thân trong lĩnh vực chính trị cũng như nhiệm vụ quan trọng trong việc phục vụ công ích chung trên toàn cầu.

Giáo sư Faggioli đã phát biểu với Philippa Hitchen – cộng tác viên Vatican Radio về cuốn sách cũng như về ý nghĩa của tầm nhìn chính trị mang tính cá nhân của ĐTC Phanxicô:

Giáo sư Faggioli cho biết cuốn sách này đang nỗ lực giành lại “nền văn hoá chính trị cũng như các đặc tính chính trị của Giáo Hội Công giáo xuất phát từ Công đồng Vatican II”, vốn là khái niệm về “công ích chung” và ý tưởng rằng có một phương thế thực tiễn nhằm tiến hành công việc này.

Khi cuốn sách này nhằm mục đích đem đến ánh sáng đối với “một phương thế cụ thể của Giáo Hội Công giáo nhằm thu hút công chúng” – Giáo sư Faggioli cho biết – nó cũng phản ánh quan điểm của những người tin rằng thế giới đã trở nên tục hóa và thù nghịch với tôn giáo vốn chỉ có một lựa chọn duy nhất đó là rút ra khỏi bối cảnh chính trị. Một viễn cảnh như vậy – giáo sư Faggioli xác quyết – không phải là khả thi nhưng cũng không phải là Giáo Hội Công giáo “bởi vì, về mặt định nghĩa, Giáo hội Công giáo chống lại kiểu bè phái”.

Một tiếng nói có uy tín toàn cầu

Ấn phẩm mới cũng đề cập đến triều đại của Đức Phanxicô, người mà giáo sư Faggioli đã miêu tả là “tiếng nói duy nhất có uy tín toàn cầu” đang nỗ lực nhằm “một lần nữa níu kéo lại ơn gọi dấn thân trong lĩnh vực chính trị”.

Giáo sư Faggioli cho biết “sự trở lại của nền văn hoá chính trị của Công đồng Vatican II chính là kết quả của nền tảng của nền văn hoá châu Mỹ La tinh của Đức Jorge Bergoglio. Trong khi Giáo Hội tại bán cầu bắc đã chứng kiến sự suy yếu đối với vai trò của tôn giáo trong lĩnh vực công chúng trong nửa thế kỷ qua, thì ngược lại, Giáo Hội tại Châu Mỹ Latinh đã tham gia vào “một cuộc chiến rất khác biệt” chống lại các nhà độc tài và quân đội.

Di sản của châu Mỹ Latinh

Kinh nghiệm này giúp giải thích sự xác tín của Đức Bergoglio rằng “Giáo Hội chính là một tác nhân cho sự phát triển của các quốc gia cũng như các dân tộc thông qua lính vực chính trị”, giáo sư Faggioli nói thêm. Trong khi thế giới phương Tây đã chứng kiến một cuộc khủng hoảng về niềm tin vào việc quyền lực giải quyết những vấn đề liên quan đến chính trị, vị Giáo Hoàng người Argentina đã nhận thấy chính trị chính là sự thay thế duy nhất cho các nhóm lợi ích đặc biệt.

Trách nhiệm của các nhà thần học

Khi được hỏi về tác động của việc bổ nhiệm của ĐTC Phanxicô đối với các Giám mục Hoa Kỳ – những cũng có chung tầm nhìn với Ngài, giáo sư Faggioli cho biết các tân chức đang “thực hiện những thay đổi thực sự tại địa phương” nhưng lại ít có ảnh hưởng đối với “vị thế của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ”. Cuốn sách của ông – giáo sư Faggioli kết luận – cũng muốn kêu gọi các nhà thần học thừa nhận trách nhiệm của họ trong việc tạo ra những cầu nối đối với những chia rẽ giữa tầm nhìn của Đức Phanxicô và những người ngồi trong các băng ghế trong nhà thờ – những người có thể chưa hoàn toàn nắm bắt quan điểm mang tính toàn cầu hoàn toàn mới này của Giáo Hội Công giáo.

Minh Tuệ (theo Radio Vatican)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube