Người phụ nữ sinh ra bởi biện pháp mang thai hộ chia sẻ lý do ủng hộ lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô về lệnh cấm toàn cầu

Sinh ra bằng phương pháp mang thai hộ ở Hoa Kỳ vào năm 1991, Olivia Maurel hiện là nhà vận động hàng đầu cho việc bãi bỏ “cho thuê tử cung”, một tập tục mà Đức Thánh Cha Phanxicô gọi là “tồi tệ” (Ảnh: Fabio Gonnella/EWTN News)

Sinh ra bằng phương pháp mang thai hộ ở Hoa Kỳ vào năm 1991, Olivia Maurel hiện là nhà vận động hàng đầu cho việc bãi bỏ “cho thuê tử cung”, một tập tục mà Đức Thánh Cha Phanxicô gọi là “tồi tệ” (Ảnh: Fabio Gonnella/EWTN News)

Sinh ra bằng phương pháp mang thai hộ ở Hoa Kỳ vào năm 1991, chị Olivia Maurel hiện là nhà vận động hàng đầu cho việc bãi bỏ việc “cho thuê tử cung”, một hành vi mà Đức Thánh Cha Phanxicô gọi là “điều kháng chỉ trích”.

Trong khi Paris Hilton, Kim Kardashian và những người nổi tiếng khác gây chú ý khi các bà mẹ mang thai hộ sinh con, hiếm khi được nghe từ chính những người mẹ đẻ thuê giấu tên hoặc những đứa trẻ được sinh ra từ việc mang thai hộ về việc nó ảnh hưởng đến họ như thế nào.

Đối với Maurel, việc sinh ra bởi việc mang thai hộ đã dẫn đến chấn thương tâm lý sợ bị bỏ rơi, các vấn đề về danh tính, và một số lần nỗ lực tự tử.

“Tôi là sản phẩm của việc mang thai hộ và tôi luôn cảm nhận được điều đó bên trong mình – một đứa trẻ được sinh ra theo đơn đặt hàng, một món hàng để kiếm chác tiền bạc”, chị Maurel nói.

“Chúng ta đã quen với những tin tức về rất nhiều câu chuyện hay về những đứa trẻ được sinh ra bởi việc mang thai hộ… và chúng ta không quen nghe những khía cạnh xấu của việc mang thai hộ và nó hoàn toàn trái ngược với luân lý như thế nào”, chị Maurel nói với CNA trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 5 tháng 4.

Những quan ngoại về vấn đề luân lý

Những người lên án đã bày tỏ sự quan ngại sau khi những người mẹ đẻ thuê chết vì biến chứng của việc mang thai hộ hoặc bị chấn thương từ trải nghiệm này.

“Việc yêu cầu một người phụ nữ lấy tiền không phải là y đức khi chúng ta cố tình yêu cầu người phụ nữ ấy mạo hiểm sức khỏe của mình. Chúng tôi đã có nhiều cái chết bởi việc mang thai hộ ở Hoa Kỳ và một số ở tiểu bang của tôi, California”, Jennifer Lahl nói với CNA.

Chị Jennifer Lahl, chủ tịch Trung tâm Đạo đức Sinh học và Văn hóa, đồng thời là đạo diễn bộ phim tài liệu về việc mang thai hộ “#BigFertility”, đã chia sẻ câu chuyện về một người mẹ đẻ thuê ở California được một cặp vợ chồng ở Trung Quốc thuê để mang song thai.

“Trong thời gian mang thai, mang song thai cho cặp vợ chồng này, cha mẹ mua hàng nói với Linda rằng họ sắp ly hôn và muốn Linda bỏ cái thai. Họ nói với Linda rằng họ sẽ trả thêm cho chị 80.000 USD để làm việc này. Linda bị sốc và đề nghị nhận nuôi cặp song sinh khi chúng được sinh ra. Người mẹ mua hàng, người khá giàu có, giải thích rằng bà ấy không muốn con mình được nuôi dưỡng trong một gia đình có thu nhập thấp hơn”, Lahl chia sẻ tại một hội nghị ở Rôma về việc bãi bỏ vấn đề mang thai hộ trên toàn cầu.

Tuần trước, một người đàn ông ở Chicago đã bị bắt giữ sau khi bị phát hiện đang lên kế hoạch tấn công tình dục đứa trẻ mang thai hộ mà hắn ta đã đặt hàng, dự kiến chào đời vào tháng 3.

Kajsa Ekis Ekman, tác giả cuốn sách “Hiện hữu và Bị mua bán: Mại dâm, Mang thai hộ và Bản ngã phân tách” cho biết: “Mang thai hộ là cách duy nhất mà một người đàn ông độc thân có thể giành được quyền nuôi con duy nhất đối với một đứa trẻ sơ sinh”.

Theo chị Lahl, việc cấm hoàn toàn việc “thuê tử cung và mua trẻ em” là cần thiết vì những giới hạn không thể tránh khỏi của quy định.

“Quý vị quản lý như thế nào để phòng ngừa những nguy cơ sức khỏe cho bà mẹ và đứa con? Quý vị điều chỉnh thế nào để ngăn ngừa chấn thương cho bà mẹ và đứa con?”, chị Lahl đặt vấn đề. “Quý vị quy định thế nào để tránh việc tử vong cho bà mẹ và đứa con? Các nhà lập pháp của chúng ta có thể viết luật như thế nào và thông qua để cứu mạng sống của họ?”.

Trước những lo ngại về vấn đề nhân quyền, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi lệnh cấm toàn cầu đối với việc mang thai hộ trong bài phát biểu trước tất cả các đại sứ thế giới tại Vatican vào hồi đầu năm nay.

“Tôi thấy thật đáng trách đối với việc thực hành cái gọi là làm mẹ thay thế (surrogate motherhood), một hành vi vi phạm nghiêm trọng phẩm giá của người phụ nữ và trẻ em, dựa trên việc lợi dụng hoàn cảnh những nhu cầu vật chất của người mẹ. Một đứa trẻ luôn là một món quà và không bao giờ là nền tảng của một hợp đồng thương mại”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

“Do đó, tôi bày tỏ hy vọng cộng đồng quốc tế sẽ nỗ lực ngăn cấm hành vi này trên toàn cầu. Tại mọi thời điểm của sự tồn tại, sự sống con người phải được bảo toàn và bảo vệ”, Đức Thánh Cha nói thêm.

Lá thư gửi Đức Thánh Cha Phanxicô

Chị Maurel nói với CNA rằng chị “rất vui mừng” khi nghe tin Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên án mạnh mẽ việc mang thai hộ vào tháng Giêng.

Mặc dù chị Maurel không phải là người Công giáo – chị tự nhận mình là “một người theo chủ nghĩa nữ quyền và vô thần” – Maurel đã viết thư cho Đức Thánh Cha vào tháng 12 để chia sẻ câu chuyện của mình và đề nghị ngài ủng hộ lệnh cấm mang thai hộ trên toan cầu.

Maurel giải thích rằng chị quyết định viết thư cho Đức Thánh Cha sau khi nghe Ana Obregón, một nữ diễn viên truyền hình Tây Ban Nha 68 tuổi, trò chuyện trên mạng phát thanh COPE của các Giám mục Công giáo Tây Ban Nha, về kinh nghiệm của nữ diễn viên này khi đến Hoa Kỳ để nhận một đứa trẻ mang thai hộ được thụ thai bằng tinh trùng đông lạnh của đứa con trai đã qua đời của mình.

“Và tôi hơi sốc khi bà ấy có thể đưa ra lời chứng trên đài phát thanh của Giáo hội và làm cho nó có vẻ như là một câu chuyện tuyệt vời”, chị Maurel nói.

“Tôi nghĩ rằng Giáo hội phản đối việc mang thai hộ. Vì vậy, điều tôi đã làm là viết thư cho Đức Thánh Cha, giải thích hoàn cảnh của mình… rằng tôi được sinh ra bởi phương pháp mang thai hộ, và tôi là một người vô thần và một người ủng hộ bình quyền… và tôi đã chân thành hỏi Đức ThánhCha  rằng liệu ngài có thể đưa ra lập trường chống lại việc mang thai hộ hay không”, chị Maurel nói thêm.

Maurel đã có cơ hội gặp gỡ riêng Đức Thánh Cha Phanxicô vào tuần trước trong vai trò là người phát ngôn của Tuyên ngôn Casablanca về việc bãi bỏ việc mang thai hộ, một tài liệu được ký vào năm 2023 kêu gọi bãi bỏ vấn đề mang thai hộ.

Chị đã chia sẻ lời khai của mình vào thứ Sáu tại một hội nghị tại trường đại học LUMSA ở Rôma, đánh dấu một năm kể từ khi tuyên ngôn được ký kết.

Hội nghị được tổ chức gần Vatican vài ngày trước khi Bộ Giáo lý Đức tin chuẩn bị công bố một tài liệu về “các vấn đề về luân lý” liên quan đến phẩm giá con người, giới tính và việc mang thai hộ.

Tài liệu mới có tiêu đề “Dignitas infinita” (Phẩm giá vô tận) (Về phẩm giá con người) sẽ được xuất bản vào ngày 8 tháng 4.

“Thực tế của việc mang thai hộ đó là một người phụ nữ được sử dụng hệ thống sinh sản của họ… Khi bạn đọc hợp đồng mang thai hộ, nghĩa đen là bạn đang thuê một người phụ nữ”, chị Maurel nói.

“Và một thực tế khác là trong hợp đồng, có một đối tượng cuối cùng sẽ được bán, đó là đứa trẻ. Vì vậy, chúng ta hàng hóa hóa trẻ em. Chúng ta đang mua bán trẻ sơ sinh. Đó là thực tế của việc mang thai hộ”.

Minh Tuệ (theo CNA)

 

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube