Nghiên cứu: bách hại tôn giáo đã lan rộng đến nhiều quốc gia vào năm 2015

Cuộc bách hại tôn giáo toàn cầu đã gia tăng từ năm 2014 đến năm 2015, Trung tâm Nghiên cứu Pew ghi nhận trong một báo cáo mới được công bố trong tuần này.

“Những hạn chế của chính phủ đối với tôn giáo cũng như các hành động thù địch xã hội liên quan đến tôn giáo đã gia tăng lần đầu tiên trong vòng ba năm qua”, báo cáo mới nhất của tổ chức ‘Pew Research Center’ về “Những hạn chế Toàn cầu đối với Tôn giáo” đã bắt đầu.

Năm 2015, mức độ của sự thù nghịch “rất cao” hay “cao” thể hiện đối với các nhóm tôn giáo ở 40% các quốc gia – báo cáo ghi nhận – hoặc là thông qua các luật hạn chế của chính phủ nhắm mục tiêu vào các nhóm tôn giáo hoặc là các hành vi bạo lực hoặc quấy rối đối với những người theo các tôn giáo cụ thể gây ra bởi các thành viên khác trong xã hội.

Tỷ lệ phần trăm năm 2015 đã tăng lên 6% từ năm 2014, khi mà 34% các quốc gia được báo cáo với mức độ thù địch như vậy đối với các nhóm tôn giáo.

Cross_of_the_Martyrs_Credit_Aaron_Groote_via_Flickr_CC_BY_NC_SA_20_CNA_1_15_16Báo cáo của Pew được lấy từ nhiều nguồn khác nhau về vấn đề tự do tôn giáo toàn cầu, kể cả từ chính phủ Hoa Kỳ (báo cáo về tự do tôn giáo hàng năm của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Uỷ ban về Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ), Liên minh châu Âu và Liên hợp quốc, cũng như các tổ chức phi chính phủ khác.

Báo cáo này là một phần của ‘Dự án Tương lai tôn giáo toàn cầu Pew-Templeton’ (Pew-Templeton Global Religious Futures), được tài trợ bởi Quỹ ‘The Pew Charitable Trusts’ và Quỹ John Templeton.

Một số quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới cho thấy sự thù địch đặc biệt khá cao đối với các nhóm tôn giáo. Nga, Ai Cập, Ấn Độ, Pakistan và Nigeria tất cả đều cho thấy cả các hành vi quấy rối của chính phủ lẫn sự thù hận xã hội đối với các nhóm tôn giáo nhất định.

Một số trường hợp thù nghịch phổ biến nhất bao gồm ‘bạo lực đàn áp’ chống lại người dân vì tín ngưỡng tôn giáo của họ hoặc bạo lực được tiến hành nhân danh tôn giáo cũng như “hành động sách nhiễu của chính phủ và việc sử dụng vũ lực chống lại các nhóm tôn giáo”, Pew giải thích.

Một số khu vực đã trở nên tồi tệ hơn những vùng khác về vấn đề khoan dung tôn giáo. Pew cho biết các quốc gia tại Trung Đông và Bắc Phi có mức trung bình cao nhất so với cả “những hạn chế của chính phủ đối với tôn giáo” cũng như “các hành động thù địch xã hội liên quan đến tôn giáo.

Tuy nhiên, các nước ở châu Phi cận Sahara đã cho thấy mức tăng lớn nhất ở mức trung bình đối với những hạn chế của chính phủ vào năm 2015, và cả châu Âu cũng như châu Phi cận Sahara cho thấy có sự gia tăng rõ rệt đối với “các hành động thù địch xã hội liên quan đến tôn giáo”.

Tại Châu Âu, có nhiều báo cáo về các hành vi sách nhiễu hoặc bạo lực đối với người Hồi giáo và người Do Thái, tiếp tục mô hình bài Do Thái trên lục địa cũng như các hành vi quấy rối bằng lời nói hoặc pháp lý đối với những người Hồi giáo khi Liên minh Châu Âu đối phó với dòng người tị nạn từ các địa hạt đã số là người Hồi giáo như Syria và Iraq.

Chẳng hạn như, Thụy Sĩ cho thấy sự gia tăng các vụ việc liên quan đến chủ nghĩa bài Do Thái và bài Hồi giáo, bao gồm các hành động báng bổ nhằm vào một nghĩa trang Hồi giáo và vụ tấn công một người Do Thái Chính Thống, khi thủ phạm hét lên: “Heil Hitler! (Chào Hitler!)“.

Nhà thờ Hồi giáo và những người Hồi giáo đã trở thành mục tiêu phá hoại hoặc bạo lực sau vụ tấn công khủng bố hồi tháng 1/2015 tấn công vào các văn phòng của ấn phẩm châm biếm ‘Charlie Hebdo’ của Pháp và một khu chợ tại Paris.

“Bộ Nội vụ Pháp báo cáo rằng các vụ việc bài Hồi giáo đã tăng gấp ba lần vào năm 2015, bao gồm các trường hợp của những phát ngôn thù hận, các hành vi phá hoại và bạo lực chống lại các cá nhân”, báo cáo ghi nhận.

32 quốc gia trong lục địa này cho thấy “các hành động thù địch thuộc về xã hội đối với người Hồi giáo” vào năm 2015, hơn 26 quốc gia đã báo cáo vào năm 2014. Trong khi đó, con số các quốc gia châu Âu nơi có các hành vi thù nghịch xã hội đối với người Do Thái vẫn còn ở mức cao.

“Việc sách nhiễu ngày càng lan rộng đối với người Do Thái rất đáng lưu tâm vì khoảng 8 trong số 10 người Do Thái trên thế giới sống ở chỉ hai quốc gia – Hoa Kỳ và Israel – nhưng người Do Thái tiếp tục bị sách nhiễu ở một số lượng tương đối lớn các quốc gia (74 quốc gia vào năm 2015)”, Pew cho biết.

Tuy nhiên, các quan chức chính phủ cũng cho thấy sự thù địch đối với các nhóm tôn giáo hoặc thông qua các luật hạn chế.

Pháp và Nga đặc biệt cho thấy một sự tăng vọt, với hơn 200 “trường hợp của lực lượng chính phủ đối với các nhóm tôn giáo”, báo cáo cho biết.

Những điều này chủ yếu là do các đạo luật nhằm vào các nhóm tôn giáo cụ thể nhắm tới việc thi hành tín ngưỡng, từ lệnh cấm sử dụng trang phục che kín đầu của Pháp đối với việc Nga đối xử với một số người Hồi giáo và các nhóm như ‘Nhân Chứng Jêhôva’ (Jehovah’s Witnesses) để xem họ như các phần tử cực đoan, bỏ tù họ mà không theo đúng các thủ tục cần thiết.

Một số chính phủ đặc biệt hạn chế đối với vấn đề tự do tôn giáo trong nhiều năm, giống như các quốc gia như: Trung Quốc, Ả-rập Xê-út, Iran, Ai Cập và Uzbekistan, báo cáo ghi nhận. Các quốc gia khác gần đây cho thấy một sự thù địch đáng kể hơn, chẳng hạn như: Iraq, Eritrea, Việt Nam, và Singapore vào năm 2015.

Một số hạn chế của chính phủ đối với tôn giáo được giả thiết là để phản ứng với chủ nghĩa khủng bố. Chẳng hạn như, phụ nữ Hồi giáo tại Cameroon và Niger bị cấm không được đeo màng che phủ toàn bộ khuôn mặt sau khi các chiến binh sử dụng những tấm màng này để che giấu bom.

Cả các Kitô hữu và những người Hồi giáo đều chứng kiến sự gia tăng đáng kể đối với số lượng các quốc gia mà họ đã phải trải qua các hành vị quấy rối vào năm 2015. Các Kitô hữu “đã bị nhắm mục tiêu bởi số lượng các chính phủ cao nhất trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, nơi mà 33 quốc gia đã sách nhiễu các Kitô hữu vào năm 2015”, bản báo cáo cho biết.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube