Các tín hữu Công giáo chỉ trích việc rà soát Kế hoạch Năng lượng Sạch của Tổng thống Trump

Sắc lệnh của Tổng thống Donald Trump dự định sẽ rà soát Kế hoạch Năng lượng Sạch đồng thời hứa hẹn tạo việc làm cũng như phát triển nền kinh tế. Nhiều người Công giáo ủng hộ môi trường không nghĩ như vậy, đồng thời cảnh báo rằng môi trường và người nghèo sẽ phải gánh chịu hậu quả.

IMG_1864Những người Công giáo ủng hộ môi trường đã bác bỏ sắc lệnh của Tổng thống Donald Trump trong việc bắt đầu thực hiện việc xem xét Kế hoạch Năng lượng Sạch của vị tiền nhiệm của ông, nhằm đặt mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính từ các nhà máy điện được chạy bằng than.

Những người ủng hộ nói rằng việc hủy bỏ bất kỳ những nỗ lực nào nhằm làm giảm ô nhiễm khí nhà kính sẽ gây nguy hiểm cho hành tinh này và đồng thời sẽ khiến những người dễ bị tổn thương nhất trên thế giới phải đối diện với những nguy cơ vì việc biến đổi khí hậu.

Trích dẫn những nỗ lực của ĐTC Phanxicô, Nguyên Giáo Hoàng Benedict XVI, và Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng như các Giám mục Hoa Kỳ đã cập đến tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, Dan Misleh – Giám đốc điều hành của Tổ chức ‘Catholic Climate Covenant’ – cho biết hành động của Trump “đã không góp phần bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta cũng như đã không cổ võ công ích chung.

“Chính quyền cho rằng những sắc lệnh mới như vậy sẽ tạo ra công ăn việc làm và đồng thời phát triển nền kinh tế”, ông Misleh cho biết trong một tuyên bố hôm 28/3 – ngày Tổng thống Trump đã ký sắc lệnh. Tuy nhiên, thực tế là những người làm việc trong lĩnh vực bảo tồn năng lượng và năng lượng tái tạo đã đang trải qua một cuộc bùng nổ về kinh tế.

Ông Misleh cũng kêu gọi sự hợp tác lưỡng đảng để đạt được các giải pháp đối với vấn đề thay đổi khí hậu.

Ông Trump đã ký sắc lệnh, với tiêu đề “Năng lượng Độc lập”. Trong bài phát biểu của ông tại Cơ quan Bảo vệ môi sinh Hoa Kỳ, Tổng thống Trump cho biết nước này sẽ vẫn có nước sạch và không khí sạch, nhưng sắc lệnh của ông nhằm loại bỏ điều mà ông nói là có quá nhiều điều luật đã hạn chế vấn đề việc làm.

Tổng thống Trump cho biết mục tiêu của ông đó làm cho vấn đề năng lượng trở nên độc lập và mang lại việc khai thác và sản xuất than trong khi giảm chi phí điện. Theo Patrick Carolan – Giám đốc Mạng lưới Hành động Phan Sinh – sắc lênh của Tổng thống Trump cho thấy chính quyền “không quan tâm đến vấn đề thay đổi khí hậu” hay bảo vệ những người da màu và các cộng đồng có thu nhập thấp cũng như những cư dân bản địa có nhiều khả năng bị ảnh hưởng bởi vấn đề ô nhiễm.

“Bằng việc cắt giảm Kế hoạch Năng lượng Sạch, chính quyền đang chứng tỏ rằng các nhà doanh nghiệp gây ô nhiễm thì quan trọng hơn sức khỏe cũng như sự thịnh vượng của ngôi nhà chung của chúng ta”, ông Carolan cho biết trong một tuyên bố.

Đức Cha Richard E. Pates – Giám mục Địa phận Des Moines, Iowa, đã không đề cập cụ thể đến sắc lệnh này trong một cuộc điện đàm hôm 28/3 vừa qua, được biết đến với tên gọi “Cuộc điện đàm về Sắc lệnh về Năng lượng vấy đầy nhơ bẩn của Tổng thống Trump” – được tổ chức ngay trước khi sắc lệnh của ông Trump được ban hành.

Nhưng Đức Cha Pates đã trích dẫn ba thực tế quan trọng: những sự kiện thời tiết ngày càng gay gắt đã được một số người đổ lỗi cho vấn đề biến đổi khí hậu mà “chúng ta tin rằng đó chính là một cuộc tấn công nhằm vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa” đồng thời ảnh hưởng đến những người nghèo trên thế giới một cách trầm trọng hơn là những người khác; sự trợ giúp của các Giám mục Hoa Kỳ, cũng như các Tổ chức Từ thiện Công giáo và Dịch vụ Cứu trợ Công giáo, đã đem lại cho Kế hoạch Năng lượng Sạch các tiêu chuẩn về tiết kiệm nhiên liệu cho xe cộ, Quỹ Khí hậu Xanh và Hiệp định về Paris về khí hậu; và việc gia tăng công ăn việc làm từ các nỗ lực thay thế năng lượng.
“ĐTC Phanxicô đã không thể mạnh mẽ hơn đối với vấn đề công ăn việc làm”, Đức Cha Pates – người đã đề cập đến thông điệp ‘Laudato Si’, ‘Chăm Sóc Nhà Chung của chúng ta’ năm 2015 của ĐTC Phanxicô, cho biết.

“Ngài tin rằng việc tạo công ăn việc làm chính là một đòi hỏi luân lý của mọi nền kinh tế”. Tại Iowa – Đức Cha Pates cho biết thêm – 35% năng lượng của tiểu bang bắt nguồn từ gió hoặc năng lượng mặt trời, và đã tạo ra 17.300 việc làm, và điều đã được viện chứng bởi chính phủ Iowa. Terry Branstad – một đảng viên đảng Cộng hòa – đã từng là người giới thiệu “những công việc tốt, được trả lương cao, và giúp đỡ cho các gia đình phát triển”.

Đức Cha Pates cho biết các Giám mục và các đồng minh của họ sẽ “cùng cộng tác chặt chẽ” với Nhà Trắng, Quốc hội cũng “tất cả những ai có liên quan đến vấn đề này”.

Những người khác trong cuộc điện đàm với Đức Cha Pates đã mô tả những ảnh hưởng khác của sắc lệnh được đưa ra bởi Tổng thống Trump.

“Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ và các đối tác xuyên lục địa sẽ đẩy lùi sắc lệnh này”, Lyndsay Moseley Alexander – trợ lý phó chủ tịch kiêm giám đốc Chiến dịch Không khí Lành mạnh, trích dẫn dự án sẽ gây thiệt hại đối với 300.000 trường học và ngày công làm việc mỗi năm tới năm 2030, và ước tính 3.600 “nhân mạng sẽ sớm phải bị kết liễu”, nếu Kế hoạch Năng lượng Sạch bị ảnh hưởng.

Theo Stephen Cheney – một tướng nghành hải quân đã nghỉ hưu với quân hàm Brigadier General, đồng thời là CEO của Dự án An ninh Hoa Kỳ, đơn đặt hàng cũng có những ảnh hưởng xấu đến quân đội, sắc lệnh cũng có những tác động nguy hại đối với quân đội.

“Về mặt địa phương, nó chắc chắn sẽ đe dọa các căn cứ quân sự ven biển của chúng ta với mực nước biển dâng cao, và gia tăng các nguy cơ cho các binh lính, các thủy thủ, đối với cả Không quân và Hải quân của chúng ta”, ông Cheney cho biết. Đối với thế giới – ông Cheney cho biết thêm – “nó cũng hoạt động như một yếu tố gây đe dọa trên toàn thế giới”.

Shannon Baker-Branstetter – cố vấn chính sách về năng lượng và môi trường của Hiệp Hội Người tiêu dùng, cho biết mục tiêu đối với những lợi ích ngắn hạn chính là nguy cơ cho những lợi ích lâu dài của Kế hoạch Năng lượng sạch, đồng thời chị cũng chỉ ra rằng ước tính mức tiết kiệm hàng năm khoảng 150 đô la mỗi hộ gia đình trên hóa đơn tiền điện nước cho đến năm 2030. Chi phí tiết kiệm y tế cũng có thể là kết quả của việc sử dụng năng lượng sạch hơn, chị Baker-Branstetter cho biết thêm.

Việc trở lại với những phương thức cũ có nghĩa là khả năng mất mùa liên quan đến thời tiết cao hơn, và cũng đồng nghĩa với việc chi phí lương thực và phí bảo hiểm cũng cao hơn. “Chúng thay đổi chi phí từ các thực thể gây ô nhiễm và đặt lên các gia đình”, chị Baker-Branstetter cho biết thêm.

Chị Baker-Branstetter cũng lên tiếng lo ngại rằng sắc lệnh này có thể “ngăn trở chính phủ khỏi việc loại bỏ tác động” đối với những thay đổi theo sắc lệnh của ông Trump.

Gina McCarthy – một thành viên của Học viện Chính trị tại Trường Kennedy thuộc ĐH Harvard và đồng thời cũng là cựu quản trị viên của Cơ quan Bảo vệ môi sinh Hoa Kỳ – tuyên bố rằng chính quyền của ông Trump muốn “chúng ta bắt du lịch trở lại khi các ống khói làm tổn hại đến sức khoẻ của chúng ta đồng thời gây ô nhiễm không khí , thay vì tận dụng mọi cơ hội để hỗ trợ cho công việc lành mạnh đối với tương lai”.

“Điều này không chỉ gây nguy hiểm; chúng ta và các doanh nghiệp trên phạm vi toàn cầu sẽ lúng túng khi bỏ lỡ các cơ hội đối với các công nghệ mới, sự tăng trưởng kinh tế cũng như sự lãnh đạo của Hoa Kỳ”, McCarthy – một tín hữu Công giáo, cho biết.

Thomas J. Donohue – Chủ tịch Phòng Thương mại Hoa Kỳ – đã ủng hộ hành động của ông Trump nhằm “ưu tiên hàng đầu trong việc giải quyết vấn đề an ninh năng lượng”.

“Những hành động điều hành này là một sự khởi đầu đáng hoan nghênh từ chiến lược của chính quyền trước đây trong việc tạo ra năng lượng tốn kém hơn thông qua các quy định tốn kém, tốn công ăn việc vốn gây cản trở cho nền kinh tế của chúng ta”, Donohue phát biểu trong một tuyên bố được đưa ra vào cuối ngày 27/3 vừa qua.

Ngoài Kế hoạch sử dụng năng lượng sạch, sắc lệnh của ông Trump nhằm ưu tiên việc phát triển trữ lượng than đá, dầu mỏ và khí đốt trong nước đối với các nguồn năng lượng tái tạo và mở đường cho các liên bang với các hợp đồng thuê than đá. Kế hoạch tổng thể của Tổng thống Trump kêu gọi tháo dỡ nhiều sáng kiến môi trường của Tổng thống Barack Obama nhằm giải quyết những điều mà phần lớn các nhà khoa học đã kết luận là sự thay đổi khí hậu do con người gây ra.

Chính quyền của Trump cho rằng có thể có sự cân bằng giữa nhu cầu về việc làm cũng như sự tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.

Việc sử dụng than trong quá trình sản xuất điện đã chứng kiến sự sụt giảm trong những năm gần đây khi các công ty tiện ích chuyển đổi vật liệu từ than đá sang khí đốt tự nhiên ít tốn kém hơn trong thập kỷ qua.

Trong khi Tổng thống Trump đã ra lệnh xem xét kế hoạch có chữ ký của ông Obama, thì nó vẫn bị trì hoãn, vì tòa phúc thẩm liên bang đang cân nhắc một thách đố pháp lý từ 27 tiểu bang và 100 công ty. Kế hoạch này là công cụ chính của ông Obama nhằm đáp ứng các mục tiêu cắt giảm lượng khí thải của nước này theo thỏa thuận khí hậu Paris năm 2015.

Trong khi đó, Giám đốc điều hành của công ty than tư nhân lớn nhất của quốc gia này kêu gọi Trump “kiềm chế những mong đợi của mình” đối với các công ăn việc làm trong ngành khai thác mỏ vốn đã có dấu hiệu trở lại.

Robert Murray – Giám đốc điều hành của Murray Energy – phát biểu với tờ The Guardian hôm 27/3 vừa qua rằng ông ủng hộ việc rà soát Kế hoạch Năng lượng Sạch, nhưng đó phải là các lực lượng thị trường, chứ không phải là các quy định của chính phủ, vốn ảnh hưởng lớn đến việc làm trong ngành than ở Mỹ.

Các nhà phê bình đã mô tả kế hoạch mang tính kỷ nguyên của ông Obama như là một sự thất bại của Cơ quan Bảo vệ môi sinh Hoa Kỳ vốn đã vượt quá ý định ban đầu của Đạo luật không khí sạch. Những người ủng hộ cho biết kế hoạch này sẽ dẫn tới hàng ngàn việc làm sử dụng năng lượng sạch, giảm bớt các bệnh do ô nhiễm không khí và làm chậm tiền trình thay đổi khí hậu.

Kế hoạch này kêu gọi cắt giảm lượng phát thải nhà máy điện vào năm 2030 khoảng 32% so với mức năm 2005. Nó đặt ra các mục tiêu cho mỗi tiểu bang phải đạt được. Các nhà máy điện đốt than chính là nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất quốc gia.

Cơ quan Bảo vệ môi sinh Hoa Kỳ đã đưa ra kế hoạch năng lượng sạch vào tháng 8/2015, 26 tháng sau khi Obama đưa ra các nguyên tắc chung đối với các giới hạn chặt chẽ hơn về việc phát thải của các nhà máy điện trong một bài phát biểu tại Đại học Georgetown.

Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đáp ứng nhu cầu về điện ngày càng tăng của quốc gia thông qua các nguồn năng lượng tái tạo đồng thời kêu gọi nâng cấp hiệu quả lưới điện của nước này.

Các Nữ tu Đaminh tại Adrian, Michigan, cho biết hành động của ông Trump đã “gửi một tín hiệu nguy cấp cho phần còn lại của thế giới rằng Hoa Kỳ đang từ bỏ cam kết cắt giảm lượng khí thải carbon xuống còn 26% vào năm 2025, đẩy thỏa thuận Paris lịch sử – cùng với chất lượng cuộc sống của con người cũng như của cả hành tinh – đối diện với những nguy cơ”.

Hiệp định về khí hậu Paris đã được 134 trong số 197 nước phê chuẩn vào tháng 12/2015 theo Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu. Tổng thống Barack Obama đã phê chuẩn thỏa thuận riêng của mình, bỏ qua Thượng viện Hoa Kỳ. Thỏa thuận này có hiệu lực vào tháng 10 năm ngoái sau khi được cả quốc gia phê chuẩn.

Tuyên bố của các Nữ tu Đaminh cho biết sắc lệnh của ông Trump “sẽ không khiến cho tất cả các thợ mỏ đều có công ăn việc làm vì hầu hết nghành khai thác mỏ đều ngày càng được cơ giới hóa.

“Nó sẽ bật đèn xanh đối với sự ô nhiễm carbon vốn đang làm hành tinh chúng ta nóng lên, đe dọa các con em chúng ta phải đối diện với một tương lai không thể thay đổi được khi các sự kiện thời tiết ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn, tình trạng hạn hán, lũ lụt không thể kiểm soát cũng như hàng tỉ chi phí phát sinh nhằm thích ứng với những tác động đầy nguy hại này”, tuyên bố nhấn mạnh.

Minh Tuệ (theo Crux)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube