Thánh Thể, Hy Tế trong Ba Ngôi: 'Bí Tích Vượt Qua' (tiếp theo)

Cha sinh hạ Con trong trần gian và vì trần gian, sinh hạ Con tiến về sự chết “Mình Ta bị nộp vì các ngươi” (Lc 22, 19) và sinh hạ Ngài trong chính cái chết, trong một sự nhân hóa Thiên Chúa cách tuyệt đối và tôn vinh con người, chính trong cuộc Vượt Qua: Cha sinh hạ Con (Cv 1 3. 33)

Thánh Thể, Hy Tế Ba Ngôi

Không phải chỉ nguyên Đức Kitô bị liên quan, mà cả Cha và Thánh Thần được bao hàm trong mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Con. Thánh Thể là mầu nhiệm trong Ba Ngôi.Thanh-The-Trong-ba-Ngoi

  • Ở đây người ta ngại nại đến ngôn ngữ hy tế là ngôn ngữ nhắc nhở lại những nghi thức nghèo nàn đã bị thập giá loại trừ vĩnh viễn (Am 5, 22: Ys 1, 11).
  • Tuy vậy hình ảnh hy tế, mặc dù khiếm khuyết, đã sớm cho thấy là cần phải có nó để diễn tả ý nghĩa của sự chết của Đức Giêsu và của Thánh Thể. Vì trong cuộc Vượt Qua Kitô Giáo, tấn kịch tượng trưng trong nghi thức xưa đã thành một thực tại chủ vị, trong một sự vượt quá phi thường. Vì trong tấn kịch này, thần linh còn nhập cuộc hơn con người. Qua những hành vi sát tế và dâng tiến, chính thần linh biến hy tế thành của riêng mình, thấm nhuần nó bằng sự thánh thiệ Bên cạnh sự cử hành của con người còn có sự cử hành của thần linh.
  • Môt cách rất thật, Thiên Chúa hoàn toàn được bao hàm trong cuộc Vượt Qua của Đức Kitô, trong đó mầu nhiệm cõi trời và Ba Ngôi diễn ra, dốc cạn trong nhân tính để cuốn nó vào mình hoàn toàn:
    • Đây là mầu nhiệm Cha sinh hạ Con trong trần gian và vì trần gian, sinh hạ Con tiến về sự chết “Mình Ta bị nộp vì các ngươi” (Lc 22, 19) và sinh hạ Ngài trong chính cái chết, trong một sự nhân hóa Thiên Chúa cách tuyệt đối và tôn vinh con người, chính trong cuộc Vượt Qua: Cha sinh hạ Con (Cv 1 3. 33).
    • Đây là mầu nhiệm con thảo, trong đó, Đức Kitô hướng đến Thiên Chúa (Ga 1, 1) trong vận hành toàn diện, trong sự đón nhận Cha cách vô tận (vâng lời tuyệt đối, chỉ hiện hữu nhờ Cha).
    • Cuối cùng đây là mầu nhiệm Thánh Thần, trong Người, Đức Kitô được hiến dâng và Cha sinh hạ, phục sinh Con.
  • Thánh Thể. bí tích của mầu nhiệm này, được đặt trên bàn mà Ba Ngôi của Roublev quây quanh. Cả Ba đều tham dự vào phụng vụ, và cùng làm cho cuộc Vượt Qua đời đời lại hiện diện cho Hội Thánh.
    • Cha thì bằng cách phục sinh Con trong sự hữu hình của những thực tại cõi thế (bánh rượu, cộng đoàn).
    • Đức Kitô thì bằng cách chế ngự những thực tại kia bằng quyền năng phục sinh.
    • Thánh Thần thì bằng cách thánh hóa chúng qua việc sáp nhập vào Đức Kitô.

Cả Ba Ngôi: Cha, Con và Thánh Thần cùng cử hành Hy Tế tùy theo vai trò trong Ba Ngôi và trong cuộc Vượt Qua của ĐứcGiêsu Kitô.

  • Từ đây, trò chơi của tình yêu trên cõi đời được diễn giữa cộng đoàn, để cộng đoàn đi vào trong Thiên Chúa. Chén của mầu nhiệm Ba Ngôi được để cho Hội Thánh sử dụng vì sự hiệp thông viên mãn.

Theo F. X. Durrwell, C.Ss.R.

trong “Thánh Thể Bí Tích Vượt Qua

(còn tiếp)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube