Nguồn gốc Vượt Qua của Thánh Thể - Được thiết lập bởi Quyền Năng cuộc Phục Sinh II

Trong thế gian, Hội Thánh là không gian của lòng tin, của sự tiến đón Đấng Phục Sinh, của sự tùng phục quyền Chúa của Ngài. Đức Kitô hiến mình cho Hội Thánh, để đón nhận Ngài. Áp ngày chịu khổ nạm Ngài ban bánh và chén cho Nhóm Tông Đồ đại diện cho Hội Thánh…

Trong Hội Thánh:

Hội Thánh là nới chồn duy nhất của việc thiết lập Thánh Thể. Vì Đức Kitô Vượt qua được “ban cho Hội Thánh” (Ep 1, 22) và Thánh Thể là biểu tượng của sự ban hiến này và được kí thác cho Hội Thánh.IHS Hy Te Thanh The

  • Chỉ trong Hội Thánh, cuộc quang lâm của Đức Kitô mới nên hữu hình: Đức Giêsu chỉ hiện ra cho các Tông đồ, chỉ ở với các kẻ thuộc về Ngài (Cv 10, 40; Ga 14, 18). Thời tận thế, cuộc quang lâm cũng chỉ xảy ra trong Hội Thánh (2 Th 1, 10).
  • Đức Kitô Phục Sinh không còn thuộc về thế gian này nữa, hay đúng hơn, Ngài chỉ thuộc về nó với tư cách là sự viên mãn cùng tận của nó, là Đấng mà mọi sự được tạo dựng hướng về. Tuy đến trong thế gian này, Ngài không rời bỏ cánh chung, Ngài chỉ gặp con người khi làm cho họ đến với Ngài. Ngài chỉ có thể chia sẻ bữa ăn Nước Trời với Hội Thánh đến với Ngài trong phòng tiệc bằng đức tin và đức mến. Sự hiện diện chỉ tỏ lộ ra trong cộng đoàn môn đệ được qui tụ trong Mầu nhiệm Vượt Qua bằng Phép Rửa (Rm 6, Co 2, 12).
  • Đức Kitô chỉ hiến ban mình cho Hội Thánh, cộng đoàn tiếp đón Ngài: sự hiện diện của Đức Kitô là một sự hiến ban Mình, để có sự hiệp thông. Thế mà không có sự ban tặng nếu không có mặt người được tặng. Trong thế gian, Hội Thánh là không gian của lòng tin, của sự tiếp đón Đấng Phục Sinh, của sự tùng phục quyền Chúa của Ngài. Đức Kitô hiến Mình cho Hội Thánh, để đón nhận Ngài. Áp ngày chịu khổ nạm Ngài ban bánh và chén cho Nhóm Tông Đồ đại diện cho Hội Thánh.
  • Bởi đó Thánh Thể phải ở trong Hội Thánh:
    • Ý tưởng về một cuộc cử hành Thánh Thể ở ngoài Hội Thánh tự nó là mâu thuẫn, vì nếu thế hóa ra Đức Kitô tạo lập ra Hội Thánh ngoài Hội Thánh. Vì trong sự Phục Sinh. Đức Kitô trở nên Hội Thánh, vinh quang của Ngài là sự chào đời của Hội Thánh; cũng vậy, “Thánh Thể làm nên Hội Thánh”, việc cử hành Thánh Thể cấu tạo nên Hội Thánh. Giữa Hội Thánh và Thánh Thể có sự duy nhất không thể bẻ gãy, sự duy nhất của thân mình độc nhất của Đức Kitô ở trần gian này. Đức Kitô không thể cử hành ngoài Hội Thánh chính điều làn nên Hội Thánh.
    • Việc thiết lập Thánh Thể cũng theo việc thiết lập Hội Thánh, sự hiện diện trong bí tích phù hợp với sự hiện diện của Đức Kitô trong Hội Thánh là bí tích căn bản.
    • Kẻ cử hành Thánh Thể phải ở trong Hội Thánh, phải lo sáp nhập vào Hội Thánh. Thánh Inhaxiô Antiôkia đòi người ta cử hành Thánh Thể “trong Giám mục” thì mới chắc chắn, mới có giá trị và mới hợp lệnh truyền của Chúa. Các thừa tác viên phải làm điều Hội Thánh làm thì mới hữu hiệu. Sứ mạng của họ có tính cách trung tâm: thiếu họ, thánh lễ không được cử hành. Chính sự cử hành của họ là sự cử hành của cộng đoàn. Nhưng họ phải sáp nhập trong Hội Thánh; bằng không, các lời truyền phép không biến đổi bánh rượu và không tạo được sự hiện diện. Tùng phục Hội Thánh trước tiên phải là nhân đức của linh mục.

Tuy Thánh Thể được nối kết với Hội Thánh, sự hiện diện không phải là công cuộc của Hội Thánh, bằng không, hóa ra chính Hội Thánh Phục Sinh Đức Kitô và sai gởi Ngài vào trần gian. Mọi sự là công việc của Cha. Đấng sinh hạ Con của Người trong quyền năng Thần Khí. Đức Kitô đến do quyền Chúa Vượt qua của Ngài, trong sự tự do tối thượng của tình mến đối với những kẻ thuộc về Ngài. Không phải các Tông Đổ thấy Ngài, nhưng Ngài hiện ra cho họ (1C 15, 5-7).

  • Nền thần học hiện nay đề cao đức tin trong việc cử hành Thánh Thể. Theo Tin Mừng Gioan chương 6, tầm quan trọng của đức tin là tối thượng. Thế nhưng vai trò của đức tin không phải làm cho Bánh bởi trời xuống, mà là ăn Bánh ấy. Đức tin là bàn tay mở ra, là môi miệng lãnh nhận, là cánh cửa, còn chính Đức Kitô mới gõ và đẩy vào ( Kh 3, 20). Không phải đức tin làm cho Đức Kitô đến, nhưng Đức Kitô làm cho con người đến với đức tin. Đức Kitô mở mắt hai môn đệ Emau. Cũng như Đức Kitô đến nhờ các tông đồ và lời rao giảng của họ và con người tiếp nhận tông đồ, chứ không phải con người nhờ tin mà tạo ra các tông đồ và lời rao giảng.
  • Thế là Giao ước do Thiên Chúa: theo truyền thông mà Lc 22, 20 và 1C 11, 25 trưng dẫn, chén “ Thánh Thể” là giao ước mới được Yêrêmia 31, 31 loan báo.
    • Giao ước này không chỉ là giao ước của hai bên, mà là sự biểu lộ mạnh mẽ của ý muốn tối thượng của Thiên Chúa trong lịch sử, nhờ đó Người quy định những tương quan giữa Người và nhân loại theo những ý định cứu độ của Người.
    • Thời Cựu ước, ở Sinai, vai trò của Israen đã là lãnh nhận Giao ước, là hội nhập vào những tương quan này.
    • Giao Ước mới: là Giêrusalem trên cao, cao trọng hơn giao ước cũ, dĩ nhiên là công việc của Thiên Chúa ( Ta sẽ thiết lập: Yr 31, 31). Bí tích của Giao Ước này là cánh chung được thiết lập trong lịch sử, tạo ra cho mình một Dân trung thành. Đức Kitô ban chén Giao ước, các tồng đồ lãnh nhận và đi vào Giao ướ

Theo một nghĩa, Hội Thánh chờ quang lâm nhưng không đi trước quang lâm, Hội Thánh được Quang lâm tạo ra (tuy nó đến sau). Hội Thánh được xây dựng trên Quang lâm, chứ đức tin của Hội Thánh không tạo ra Quang lâm.

Địa vị hàng đầu của Mầu nhiệm Đức Kitô này không hạ thấp Hội Thánh mà nên niềm vui cho Hội Thánh. Hạnh phúc của Hội Thánh là lãnh nhận mọi sự, là nhận lấy chính mình từ Đấng mình yêu mến…

Do thừa tác vụ của Hội Thánh:

Quyền năng Phục Sinh, biến đổi bánh, thi thố ra trong Hội Thánh biết lãnh nhận đó. Vì họàn toàn tùng phục tác động Thiên Chúa, chính Hội Thánh lại tác động, lại nên bộ phận của tác động mà Thiên Chúa mình đặt để trong sự hữu hình của trần gian này. Người ta gọi hoạt động của Hội Thánh dưới ảnh hưởng của Đức Kitô trong sự hữu hình của sự vật này là “có tính thừa tác” (ministerielle), nhờ họạt động này, Đức Kitô đến gặp loài người trong tác động cứu độ của Ngài.

  • Thừa tác vụ này trước hết thi thố ra bằng lời nó Bởi đó mà Đức Kitô và Ơn Cứu Độ của Ngài đến trong trần gian và có tên là “ Tin Mừng”. Đức Kitô Phục Sinh nên hữu hình nhờ thừa tác vụ của Hội Thánh truyền giáo (rao giảng Tin Mừng).
  • Sự truyền phép là hành vi điển hình của thừa tác vụ truyền giáo. Nơi nó, ý nghĩa của việc Tin Mừng hóa, trong đó chính Đức Kitô nói nhờ Hội Thánh và làm cho mình hiện diện cho loài người được tỏ lộ ra. Khi nói “Này là Mình Ta”, Hội Thánh chứng thực rằng lời nói của mình được Chúa thốt lên và Chúa làm cho Ngài được hiện diện nhờ lời đó. Vậy Đức Kitô rao giảng mình nhờ thừa tác vụ của Hội Thánh và nên hiện diện nhờ lời loan báo ây. Cũng vì thế, Thánh Thể là “ chóp đỉnh việc Tin Mừng hóa”.
  • Đức Kitô là Lời, nên việc Ngài đến được diễn tả bằng Lời là chuyện bình thường. Thánh Thể không được thực hiện trong sự im lặng.

Giữa Đức Kitô vượt qua và Thánh Thần có sự hòa nhập họàn toàn đến độ tác động của Đấng này có thể gán cho Đấng kia. Cũng thế, giữa lời ngôn sứ và tác động của Thần khí có một sự thân mật tương tự. Lời ngôn sứ trong Cựu Ước và lời các tông đồ trong Tân Ước đều đầy quyền năng Thần khí. Nền thần học Tây phương và Thánh Thể đã nhấn mạnh trên sự hiện hữu của lời nói, còn nền thần học Đông phương nhấn mạnh trên sự im lặng của Thần khí. Trong thực tế, sự truyền phép là do tác động độc nhất của Thần khí và Đức Kitô, tác động thi thố ra bằng thừa tác vụ ngôn sứ của Hội Thánh.

Theo F. X. Durrwell, C.Ss.R.

trong “Thánh Thể Bí Tích Vượt Qua

(còn tiếp)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube