Yêu hết trí khôn

“Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi.” (Mátthêu 22:37)

Yêu Thiên Chúa bằng toàn bộ tâm trí của chúng ta đòi hỏi một hành động của ý chí: Chúng ta phải đưa ra một quyết định có ý thức để đặt Chúa lên hàng đầu. Bất cứ khi nào chúng ta chọn thực hiện ý chí tự do của mình và cam kết yêu mến Thiên Chúa, chúng ta đã thực sự yêu mến Ngài. Đương nhiên, các hành động sẽ theo sau quyết định đó, nhưng chúng ta không nên hạ thấp tầm quan trọng của những suy nghĩ và ý định.

Thật cần thiết khi chúng ta yêu Chúa hết lòng, hết trí khôn của mình trước tiên; mặt khác, lời nói và việc làm – các hành động của chúng ta có thể là những công thức vô nghĩa. Trước khi chúng ta có thể yêu Chúa bằng lời nói và hành động, chúng ta phải yêu Ngài hết lòng, hết trí khôn đầu tiên. Hãy xem xét kỹ hơn làm sao để chúng ta làm được điều đó.

emmanuel-phaeton-ZFIkUxRTWHk-unsplash

Sự từ bỏ. Từ “từ bỏ” thường mang ý nghĩa tiêu cực. Nhiều người xem nó như một dấu hiệu của sự yếu đuối hoặc thất bại. Trong một thế giới đặt nặng thành tích và sự tự lập, từ bỏ thường là điều cuối cùng chúng ta muốn làm. Sau tất cả, nhiều người nghĩ rằng để từ bỏ thì bỏ cuộc và ai muốn trở thành một kẻ bỏ cuộc?

Tuy nhiên, khi nói đến mối tương quan của chúng ta với Chúa, một trong những điều tốt nhất chúng ta có thể làm là từ bỏ để theo ý muốn của Ngài. Khi chúng ta quyết định làm mọi thứ theo cách của Ngài thay vì theo cách của chúng ta, ta thể hiện tình yêu của ta dành cho Ngài.

Từ bỏ với Chúa bắt đầu bằng một hành động của ý chí: đưa ra quyết định có ý thức để tạo sự kiểm soát cuộc sống của tôi, cũng như cuộc sống những người thân yêu, cho Ngài. Lời cầu nguyện từ bỏ của chân phước Charles de Foucauld đã tóm tắt việc từ bỏ là như thế nào.

Lạy Chúa, con buông bỏ chính mình con trong tay Chúa;
xin hãy làm cho con những gì Chúa muốn.
Dù Chúa có làm gì đi chăng nữa, con cũng xin tạ ơn Chúa:
Con sẵn sàng cho đi tất cả, con chấp nhận tất cả.

Lạy Chúa, chỉ xin cho ý Chúa được thực hiện nơi con,
và nơi mọi tạo vật của Chúa –
con chẳng còn ước ao điều gì hơn nữa.

Trong tay Chúa, con xin phó thác linh hồn con:
Con dâng linh hồn con cho Chúa với tất cả tình yêu từ trái tim con,
Lạy Chúa, vì yêu mến Chúa nên con cần phải dâng hiến chính mình,
giao phó chính mình con vào trong tay Chúa mà chẳng giữ lại điều gì,
cùng với lòng tin tưởng vô bờ,
vì Chúa là Cha của con.

Khi chúng ta cầu nguyện những lời này, chúng ta quyết định chọn đặt cuộc sống mình trong tay Chúa. Làm như vậy, chúng ta bắt chước Chúa Giêsu, người mà toàn bộ cuộc sống của Ngài được dành riêng để làm theo ý muốn của Chúa Cha. “Ta từ trời xuống, không phải để làm theo ý mình, nhưng để thực hiện ý muốn của Đức Chúa Trời, Đấng đã sai Ta.” (Gioan 6:38).

Không đâu sự từ bỏ của Chúa Giêsu rõ ràng hơn vào đêm trước khi Ngài chịu chết. Sắp phải đối mặt với một cái chết đau đớn dữ dội, Chúa Giêsu rõ ràng và cố tình giao phó ý muốn của mình theo ý muốn của Chúa Cha. Ngài đã không làm điều đó vì sợ hoặc thậm chí đó là điều đúng đắn để thực hiện. Chúa Giêsu đã từ bỏ để theo ý muốn của Chúa Cha vì tình yêu.

Người đi xa hơn một chút, sấp mặt xuống, cầu nguyện rằng: “Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con khỏi phải uống chén này. Tuy vậy, xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha.” (Mátthêu 26:39)

Vậy điều gì xảy ra sau khi chúng ta từ bỏ ý mình để theo ý Chúa? Nó có phải chỉ là vấn đề đưa ra quyết định, truyền đạt và thực hiện? Không hẳn. Những điều đó là cần thiết, nhưng có nhiều điều hơn để chúng ta làm.

Lần nọ tôi nói với Chúa rằng tôi giao phó cuộc sống của mình trong tay Ngài, tôi nên chuẩn bị đáp lại một cách thích hợp khi các sự kiện bắt đầu diễn ra. Tôi đã nói với Chúa rằng Ngài nắm quyền – và tôi hy vọng tôi thật lòng – và vì vậy tôi nên sẵn sàng chấp nhận bất cứ điều gì xảy ra với tôi mà không phàn nàn. Tôi biết. Hai từ cuối cùng thường xuyên làm tôi vấp ngã, nhưng tôi đang cải thiện.

Mặc dù . . . Trong khoảng thời gian đen tối của người Dothái, như được ghi lại trong cuốn sách của Daniel. Vương quốc Giuđa đã sụp đổ, và ngôi đền, được xây dựng bởi Solômon, đã bị phá hủy. Nebuchadnezzar, vị vua chiến thắng, đã quyết định chuyển một số nhà lãnh đạo trẻ mới nổi đến Babylon để đồng hóa họ vào văn hóa Babylon.

Daniel, Hananiah, Mishael và Azariah nằm trong số những người bị giam cầm. Họ đã được đặt những cái tên của người Babylon là Belteshazzar, Shadrach, Meshach và Abednego. Họ được đào tạo trong ba năm, sau đó sẽ tham gia phục vụ hoàng gia.

Bốn chàng trai trẻ được chuẩn bị kĩ càng cho điều vĩ đại, nhưng họ đã gặp trở ngại. Họ là những người Dothái sùng đạo, không muốn từ bỏ các phong tục ăn uống và làm ô uế bản thân họ bởi việc ăn thực phẩm ô uế. Quyết tâm bên trong của họ để duy trì sự trung thành với Chúa không khác gì hơn là một hành động của tình yêu dành cho Ngài. May mắn thay, thông qua sự giúp đỡ của đoàn tùy tùng, những người đã cung cấp cho họ rau xanh và nước uống, họ đã vượt qua trở ngại này mà vẫn giữ được những trọng đãi tốt đẹp của nhà vua. Thật không may, đặc xá này chẳng được bao lâu.

Các nô lệ của nhà vua Nebuchadnezzar xây dựng một bức tượng vàng chín mươi feet và ra lệnh cho mọi người cúi chào và tôn thờ nó. Bất cứ ai từ chối tuân theo sẽ bị ném vào một lò lửa nóng rực. Lựa chọn giữ lòng trung thành với Chúa, Shadrach, Meshach và Abednego đã không cúi chào tượng thần bằng vàng. Khi nhà vua phát hiện ra rằng các chàng trai trẻ từ chối tôn thờ bức tượng, ông đã nổi cơn thịnh nộ. Ra lệnh cho các chàng trai đến trước mặt ông, ông cho họ một cơ hội cuối cùng để tự cứu lấy mình bằng cách tuân theo mệnh lệnh của ông.

Shadrach, Meshach và Abednego thưa với đức vua: “Chúng tôi không cần trả lời ngài về chuyện này. Nếu Thiên Chúa chúng tôi thờ có sức cứu chúng tôi thì tâu đức vua, Người sẽ cứu chúng tôi khỏi lò lửa đang cháy phừng phực và khỏi tay ngài. Còn nếu Người không cứu, thì xin đức vua biết cho rằng chúng tôi cũng không phụng sự các thần của ngài, và cũng không thờ lạy pho tượng vàng ngài đã dựng đâu! ” (Đanien 3:16-18)

Ba người đàn ông chẳng biết chắc Chúa sẽ cứu họ khỏi gặp cái chết trong lò lửa, nhưng họ biết chắc rằng Ngài có thể. Thiên Chúa cao cả hơn các vấn đề của chúng ta. Shadrach, Meshach và Abednego nhận thức rõ sự thật đó. Và, đây là điều làm cho câu chuyện của họ có tác động mạnh mẽ: ngay cả khi Chúa chọn không phù trợ họ, họ vẫn sẽ không bỏ Ngài bằng cách tôn thờ một vị thần giả.

Quyết tâm đó khi đối mặt với một mối đe dọa thực sự đã là một hành động của tình yêu đối với Thiên Chúa. Họ quyết định rằng họ sẽ không bất kính với Chúa, ngay cả khi cái giá phải trả là chính mạng sống của họ. Họ đã thể hiện tình yêu với Ngài ngay cả trước khi họ phải bước vào lò lửa. Cuối cùng, họ đã được dung thứ, và vua Nebuchadnezzar đã ca ngợi Thiên Chúa thật sự và duy nhất.

Lời từ biệt. Sau khi tôi tốt nghiệp đại học, tôi được Bộ Quốc Phòng thuê làm chuyên gia máy tính. Tôi chỉ làm khoảng vài tháng khi Roy thông báo với tôi rằng anh ấy sẽ có một kỳ nghỉ dài hai tuần và để tôi phụ trách. Ông đã viết một bộ hướng dẫn chi tiết và một danh sách dài việc cần làm. Mặc dù vẫn còn lo lắng, tôi đã cảm thấy tốt hơn, chuẩn bị để lo liệu bất cứ điều gì đến với mình.

Khi Chúa Giêsu chuẩn bị dâng hiến mạng sống của Ngài trên thập giá, Ngài đã để cho những người đi theo mình một danh sách việc cần làm cái mà có liên quan đến hôm nay như tại thời điểm đó. Thật đáng ngạc nhiên, Ngài đã chắt lọc bộ hướng dẫn chi tiết này vào một câu duy nhất. Đừng bị lừa bởi những từ ngữ quen thuộc hoặc giai điệu an ủi. Về bản chất, những từ đơn giản này là một cẩm nang hướng dẫn để yêu thương Chúa và sống cuộc sống Kitô giáo: “Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy.” (Gioan 14: 1).

Hãy xem xét kỹ những gì Chúa Giêsu đang nói. Câu nói này chứa ba mệnh lệnh mà chúng ta không nên bỏ qua. Khi Chúa Giêsu nói, “Đừng” và sau đó “hãy tin” (hai lần), Ngài không thúc giục chúng ta cảm nhận theo một cách nhất định. Ngài không cho chúng ta một cái vỗ nhẹ vào lưng và bảo chúng ta chờ ở đó. Chúa Giêsu đang ra lệnh cho chúng ta làm điều gì đó. Bởi vì mệnh lệnh của Ngài liên quan đến tâm trí và không phải là một hoạt động thể chất, tuy nhiên, thật dễ dàng để bỏ lỡ lời kêu gọi hành động của Chúa. Hãy xem xét kỹ hơn.

Làm sao tôi có thể ngăn chặn trái tim mình khỏi bồn chồn, lo lắng? Ban đầu, dường như Chúa Giêsu đang yêu cầu tôi làm điều không thể và kiểm soát cảm xúc của tôi. Tuy nhiên, điều đó không thể xảy ra bởi vì chúng ta không thể kiểm soát cách chúng ta cảm nhận (mặc dù chúng ta có thể kiểm soát cách chúng ta hành xử). Do đó, chúng ta có thể cho rằng có một cái gì đó ý nghĩa hơn lời tuyên bố của Chúa. Sau tất cả, Chúa sẽ không bao giờ yêu cầu chúng ta làm điều không thể.

Chìa khóa để để trái tim bạn không bị xáo trộn bởi những gì Chúa Giêsu nói tiếp theo. Để “an tĩnh” trái tim của chúng ta, ta phải tin vào Thiên Chúa và tin vào Chúa Giêsu.

Giờ đây, khi toàn bộ niềm tin này nghe có vẻ đơn giản, thì có nhiều thứ hơn là chỉ nhận biết sự tồn tại của Chúa Giêsu và Cha của Ngài. Bản thảo gốc của Hy Lạp về Tin Mừng của thánh Gioan cung cấp một sắc thái khác về ý nghĩa cho từ thường được dịch là “hãy tin”. Nó sử dụng từ “pisteuo”, có nghĩa là “đặt niềm tin vào” hoặc “tin tưởng”. Một khi chúng ta đưa ra quyết định đặt niềm tin nơi Chúa Giêsu và tin tưởng rằng những gì Ngài đang nói là sự thật, trái tim của chúng ta bắt đầu trở nên ít lo lắng hơn.

Nhưng chúng ta phải quyết định. Lưu ý sự tham gia có chủ ý của tâm trí.

Khi chúng ta tin những gì Chúa Giêsu nói với chúng ta về Chúa Cha và sự vun đắp của Ngài cho cuộc sống của chúng ta, mức độ căng thẳng của chúng ta bắt đầu giảm. Bạn biết gì nữa không? Sự lựa chọn có chủ ý này để tin tưởng Chúa Cha và Chúa Con, ngay cả trong một cơn bão, là hành động của tình yêu.

Bạn vẫn có thể đưa ra lựa chọn này nếu bạn sợ chết chứ? Chắc chắn rồi. Và đây là điều cần xem xét: Khi bạn tràn ngập nỗi sợ hãi và vẫn chọn lựa tin cậy Chúa, bạn không chỉ thể hiện tình yêu của mình dành cho Ngài, nhưng bạn thực sự thể hiện tình yêu vĩ đại hơn nếu bạn thực hiện nó khi lòng bạn hoàn toàn bình an.

Tác giả: GARY ZIMAK

Chuyển ngữ: Giới trẻ thừa sai Chúa Cứu Thế Miền Nam

Nguồn: Loving with Your Mind (wau.org)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube