Vị Linh mục người Cuba: ‘Phẩm giá xuất phát từ Thiên Chúa chứ không phải từ chính phủ’

(Ảnh: Unsplash)

(Ảnh: Unsplash)

Cha Alberto Reyes, một Linh mục thuộc Tổng giáo phận Camagüey, Cuba, gần đây đã chia sẻ một suy tư trên Facebook về phẩm giá con người như đã trải nghiệm ở quê hương của mình.

Cha Reyes lưu ý rằng “phẩm giá” là một trong những từ được yêu thích nhất trong diễn ngôn công khai của quốc gia này. “‘Chúng tôi là những người có phẩm giá’, chúng tôi lặp đi lặp lại một cách buồn nôn đến phát chán, mặc dù sau đó khi bạn hỏi: ‘Phẩm giá có nghĩa là gì?’ thì mọi người lại chẳng biết”, Cha Reyes viết.

Vị Linh mục Cuba giải thích rằng phẩm giá là một món quà do Thiên Chúa ban tặng chứ không phải là thứ nhận được từ cơ quan chính quyền, và do đó, ngài kêu gọi đồng bào của mình “hãy trưởng thành trong nhận thức về phẩm giá của chính mình” và bảo vệ phẩm giá đó.

Trong bài đăng vào ngày 30 tháng 11, Cha Reyes đã chỉ ra rằng mặc dù “phẩm giá không bao giờ mất đi”, nhưng thứ “có thể bị tước mất hoặc bị thao túng, là nhận thức về phẩm giá, nhận thức về giá trị của chính mình”.

Vị Linh mục giải thích rằng đôi khi “phẩm giá của một người gắn liền với những gì anh ta sở hữu, với địa vị xã hội của anh ta”, đó quả là một quan điểm “sai lầm và lôi cuốn, bởi vì giá trị của chúng ta nằm ở con người của chúng ta”.

Cha Reyes chỉ ra rằng điều tương tự cũng xảy ra khi phẩm giá được liên kết “với diễn ngôn chính trị, truyền tải thông điệp rằng một người có giá trị nếu anh ta tham gia một chương trình chính trị hoặc ý thức hệ, nếu anh ta bảo vệ một dòng tư tưởng nhất định, nếu anh ta tham gia ủng hộ, về mặt xã hội, một dự án đảng phái”.

Cha Reyes cho biết rằng thông điệp này được chính phủ chuyển tải nói rõ rằng người nào không ủng hộ diễn ngôn chính trị của họ sẽ trở thành “công dân hạng hai” và bị coi là “phe đối lập” nếu người đó bày tỏ “sự bất đồng của mình với chương trình chính trị hiện tại”, có nguy cơ “bị từ chối quyền tự do bày tỏ” hoặc ở lại đất nước của mình.

Reyes giải thích rằng điều này khiến nhiều người rơi vào trạng thái hoang mang sợ hãi với việc “’không để mình bị mất giá trị’ trước ánh mắt đánh giá và dò xét của những người nắm giữ quyền lực”, và vì vậy họ tìm cách làm rõ rằng “họ đang cư xử tốt” bằng cách tham gia vào tất cả mọi sáng kiến, các cuộc biểu tình và các cuộc hội họp của chính phủ, kể cả trong “tất cả các cuộc bầu cử, ngay cả khi chúng chỉ là một trò hề”.

Vị Linh mục viết rằng nỗi kinh hoàng của những người này lên đến mức “ngay cả khi ý kiến ​​của họ được hỏi thông qua một cuộc bỏ phiếu kín và cá nhân, họ không dám bày tỏ những gì họ thực sự nghĩ, bởi vì … ‘bạn không bao giờ biết được điều gì sẽ xảy ra cả’”.

“Và khi con cái của họ lớn lên và bắt đầu nói rằng chúng không muốn sống như nô lệ, họ sẽ làm mọi cách để bắt chúng rời khỏi đất nước, thích sự xa cách và chia cắt hơn là đối mặt với một chính phủ tự đã tự coi mình như là nguồn giá trị cho đối với các cá nhân”, Cha Reyes chỉ ra.

Vị Linh mục người Cuba đã minh định một cách rõ ràng rằng có thể sống theo cách này, mà không gặp vấn đề với hệ thống, “nhưng với cái giá phải trả là sự không tồn tại, phải từ bỏ quyền tự do ngôn luận của mình”, nhượng bộ “giá trị của bạn cho một hệ thống chính trị mà người đó không được coi trọng, bởi vì anh ta được coi đơn giản là một phần cần thiết để duy trì cấu trúc quyền lực”.

“Mặc dù phẩm giá là thứ mà con người sinh ra đã có, nhưng cần phải truognwr thành trong nhận thức về phẩm giá của chính mình, cần học cách không chỉ nhận ra giá trị của bản thân mà còn phải gìn giữ, bảo vệ nó và chấp nhận cái giá của việc chọn tồn tại”, Cha Reyes kết luận.

Minh Tuệ (theo CNA)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube