Vị Giám chức hàng đầu châu Á gọi Hồng Kông là "quốc gia cảnh sát" sau vụ bắt giữ Đức Hồng y Zen

Đức nguyên Tổng giám mục Hồng Kông Joseph Zen, tham dự lễ tấn phong Giám mục của Đức Giám mục Stephen Chow, ở Hồng Kông, thứ Bảy, ngày 4 tháng 12 năm 2021. Đức Hồng y Zen, giáo sĩ Công giáo 90 tuổi bị cảnh sát Hồng Kông bắt giữ vì cáo buộc liên quan đến vấn đề an ninh quốc gia, ừ lâu đã trở thành một tiếng nói chỉ trích gay gắt đối với chihs quyền Bắc Kinh, cùng với những nỗ lực của Vatican nhằm đạt được thỏa thuận làm việc với Đảng Cộng sản cầm quyền (Ảnh: Kin Cheung / AP)

Đức nguyên Tổng giám mục Hồng Kông Joseph Zen, tham dự lễ tấn phong Giám mục của Đức Giám mục Stephen Chow, ở Hồng Kông, thứ Bảy, ngày 4 tháng 12 năm 2021. Đức Hồng y Zen, giáo sĩ Công giáo 90 tuổi bị cảnh sát Hồng Kông bắt giữ vì cáo buộc liên quan đến vấn đề an ninh quốc gia, ừ lâu đã trở thành một tiếng nói chỉ trích gay gắt đối với chihs quyền Bắc Kinh, cùng với những nỗ lực của Vatican nhằm đạt được thỏa thuận làm việc với Đảng Cộng sản cầm quyền (Ảnh: Kin Cheung / AP)

Một trong những vị Hồng y Công giáo hàng đầu châu Á cho biết việc bắt giữ Đức Hồng y Joseph Zen là nguyên nhân gây lo ngại “về tình hình nhân quyền và các mối đe dọa đối với tự do tôn giáo ở Hồng Kông”.

Đức Hồng y Charles Bo Myanmar, Chủ tịch Liên Hội đồng Giám mục Á châu, đã đưa ra tuyên bố vào ngày 14 tháng 5, ba ngày sau khi các nhà chức trách bắt giữ Đức Hồng y Zen và cáo buộc ngài vi phạm luật an ninh hà khắc của lãnh thổ do Bắc Kinh áp đặt đối với thuộc địa cũ của Anh vào năm 2020 sau một loạt các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ tại vùng lãnh thổ này. Đức Hồng y Zen đã tham gia vào một quỹ quyên góp tài chính để bào chữa cho những người bị buộc tội theo luật an ninh.

Đức Hồng y Zen đã được tại ngoại cùng ngày với ngày ngài bị bắt giữ, sau nhiều giờ bị cảnh sát thẩm vấn.

“Hiền huynh của tôi, Đức Hồng Y Joseph Zen, đã bị bắt giữ và phải đối mặt với các cáo buộc đơn giản chỉ vì ngài từng là người được ủy thác của một ngân quỹ vốn cung cấp sự hỗ trợ pháp lý cho các nhà hoạt động đối mặt với các vụ kiện của tòa án. Trong bất kỳ hệ thống nào nơi nhà nước pháp quyền tồn tại, việc cung cấp sự hỗ trợ để giúp những người bị truy tố chi trả án phí là một quyền thích đáng và được chấp nhận. Làm thế nào lại có thể định tội việc giúp người bị tố cáo được có quyền đại diện hợp pháp?”, Đức Hồng y Bo cho biết trong tuyên bố của mình.

Đức Hồng y Bo kêu gọi các tín hữu Công giáo và cộng đồng Kitô giáo rộng lớn hơn trên toàn thế giới cầu nguyện cho Hồng Kông, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục theo dõi tình hình và lên tiếng cho tự do và công lý.

“Hồng Kông từng là một trong những thành phố tự do và cởi mở nhất châu Á. Ngày nay, nó đã bị biến thành một nhà nước cảnh sát”, vị Hồng y người Myanmar nói.

“Tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp và lập hội, và tự do học thuật đều đã bị hủy bỏ. Có những dấu hiệu ban đầu cho thấy quyền tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng, một quyền con người được quy định trong Điều 18 của Tuyên ngôn Thế giới về Nhân quyền và Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, mà Hồng Kông là một tham dự viên, đang bị đe dọa”, Đức Hồng y Bo tiếp tục.

Tuyên bố của Đức Hồng y Bo là một trong những tuyên bố mạnh mẽ nhất xuất hiện sau khi Đức Hồng y Zen bị bắt giữ, với tuyên bố chính thức của Vatican chỉ lưu ý “sự bận tâm” đối với vụ bắt giữ, và cho biết rằng Tòa Thánh đã “theo dõi rất chặt chẽ diễn biến của tình hình”.

Giáo phận Hồng Kông đã đưa ra một tuyên bố cho biết họ “vô cùng quan tâm đến tình trạng và sự an toàn” của Đức Hồng y Zen, đồng thời cũng cho biết thêm rằng: “Chúng tôi luôn tôn trọng pháp quyền. Chúng tôi tin tưởng rằng trong tương lai, chúng tôi sẽ tiếp tục được hưởng tự do tôn giáo ở Hồng Kông theo Luật Cơ bản”.

Luật Cơ bản là hiến pháp trên thực tế của Hồng Kông được đưa ra sau sự chuyển giao vùng lãnh thổ từ Vương quốc Anh cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1997, đảm bảo các quyền tự do dân sự được hưởng dưới sự cai trị của Anh, thường được gọi là “một quốc gia, hai hệ thống”.

Trung Quốc đã bị cáo buộc làm xói mòn các quyền tự do này, đặc biệt là trong ba năm qua.

Đức Hồng y Bo cho biết những điều kiện này đã dẫn đến “sự tự kiểm duyệt ngày càng gia tăng” giữa các nhà lãnh đạo tôn giáo ở Hồng Kông và đồng thời cáo buộc “phương tiện truyền thông thân Bắc Kinh” trên lãnh thổ vì “các vụ công kích mang tính tuyên truyền chống lại Giáo hội”.

“Việc chứng một thành phố từng là ngọn hải đăng cho tự do, bao gồm cả tự do tôn giáo, nhanh chóng biến thành một con đường đen tối và đàn áp hơn là điều quả thực hết sức đau lòng. Việc chứng kiến một chính phủ ở Trung Quốc vi phạm những lời hứa đã đưa ra trong một hiệp ước quốc tế, Tuyên bố chung Trung-Anh, lặp đi lặp lại một cách trắng trợn, thật là kinh khủng”, Đức Hồng y Bo nói.

Đức Hồng y Bo lưu ý rằng Giáo hội cử hành Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Giáo hội tại Trung Quốc và Lễ Đức Mẹ Phù hộ các Giáo hữu – ở Trung Quốc, được tôn vinh là Đức Mẹ Sheshan – vào ngày 24 tháng 5.

“Năm ngoái, tôi đã kêu gọi biến ngày này thành Tuần lễ cầu nguyện hàng năm, và tôi đã rất vui mừng khi một nhóm anh chị em giáo dân Công giáo trên khắp thế giới đã đón nhận lời mời gọi của tôi và thành lập Tuần lễ Toàn cầu Cầu nguyện cho Trung Quốc”, Đức Hồng y Bo nói.

“Năm nay, tôi kêu gọi các Kitô hữu thuộc mọi truyền thống ở khắp mọi nơi cầu nguyện đặc biệt cho Hồng Kông, và cho Giáo hội ở Trung Quốc, cũng như cho người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng và những người khác đang đối mặt với sự đàn áp ở Trung Quốc, trong Tuần lễ cầu nguyện đó, và cầu nguyện đặc biệt cho Đức Hồng y Zen vào ngày 24 tháng 5 khi chúng ta khẩn cẩu Đức Mẹ Phù hộ các Giáo hữu cầu thay nguyện giúp. Nếu có thể, các nhà thờ có thể xem xét cử hành Thánh lễ tạ ơn vào ngày này”, Đức Hồng y Bo tiếp tục.

“Đối với người dân Hồng Kông, việc tự do lên tiếng ngày càng trở nên khó khăn, vì vậy những người trong chúng ta ở ngoài Hồng Kông có tiếng nói phải thay mặt họ sử dụng tiếng nói đó, đồng thời dành những lời cầu nguyện và nỗ lực của chúng ta để thể hiện tinh thần liên đới và ủng hộ họ, với hy vọng một ngày nào đó các quyền tự do của họ sẽ được khôi phục”, Đức Hồng y Bo nói.

Minh Tuệ (theo Crux)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube