Trung Quốc dùng sông Mekong như một con bài với láng giềng

Nikkei Asian Review đăng tải bình luận của Giáo sư Brahma Chellaney từ Trung tâm Nghiên cứu Chính sách ở New Delhi, Ấn Độ ngày 16/3 nhận định rằng, hoạt động bành trướng của Trung Quốc không chỉ trên Biển Đông gần đây mà còn tới các nước láng giềng trong khu vực bằng việc là “người điều khiển” các con sông đã từ nhiều năm nay.

Nguồn nước đang được Trung Quốc sử dụng là vũ khí chính trị kiềm tỏa, sai khiến láng giềng, đặc biệt là ở phía Bắc.

Ấn Độ đối mặt tình trạng thiếu nước ngọt trầm trọng

Đập thủy điện Tạng Mộc mà Trung Quốc xây dựng ở Tây Tạng đang đe dọa an ninh nguồn nước của Ấn Độ. Ảnh: Báo giáo dục

Đập thủy điện Tạng Mộc mà Trung Quốc xây dựng ở Tây Tạng đang đe dọa an ninh nguồn nước của Ấn Độ. Ảnh: Báo giáo dục

Quốc gia có dân số thứ 2 thế giới xếp sau Trung Quốc là Ấn Độ cũng đang phải chịu cảnh bị Trung Quốc “khóa vòi” cung cấp nước ngọt trên các dòng sông.

Đập Tạng Mộc mà Trung Quốc xây ở Tây Tạng trên con sông Brahmaputra chảy sang Ấn Độ với chi phí 1,6 tỉ USD đang chạy đua với thời gian để hoàn thành, trong khi một loạt đập bổ sung trên sông Yarlung Tsangpo cao nhất thế giới đang diễn ra.

Tình hình thiếu nước ngọt ở Ấn Độ tồi tệ hơn nhiều so với Trung Quốc, nguồn nước tái tạo nội bộ của Trung Quốc khoảng 2813 tỉ mét khối mỗi năm, nhiều gấp đôi Ấn Độ. Ngoài ra, Bắc Kinh vẫn đang tiếp tục chặn dòng, đắp đập ngăn sông.

Đập thủy điện dầy và dài như chuỗi hạt ở Đông Nam Á

Hầu hết các đập nước lớn ở châu Á là của Trung Quốc. Bắc Kinh tự hào có hơn một nửa trong số 50 ngàn con đập lớn nhất thế giới. Sự bùng nổ các đập thủy điện ở Trung Quốc vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Ngược lại, Trung Quốc đang tập trung xây dựng các đập nước sát biên giới với các nước láng giềng.

Trên hệ thống sông Mê Kông – dòng chảy cung cấp nước ngọt huyết mạch của Đông Nam Á, Trung Quốc đã xây dựng 6 con đập và đang có kế hoạch xây thêm 14 con đập nữa.

Những gì Trung Quốc và khiêu khích các nước khác (như Lào, Campuchia) làm là đắp đập, ngăn sông, chặn dòng, khiến các dòng sông xuyên quốc gia như Mê Kông hay Salween nhìn từ bản đồ giống như một chuỗi hạt, mỗi hạt là một đập thủy điện.

Đập Cảnh Hồng chặn dòng Mê Kông.

Đập Cảnh Hồng chặn dòng Mê Kông.

Những con đập này đang làm thay đổi rất lớn chất lượng nước và dòng chảy, làm giảm đáng kể lượng phù sa màu mỡ xuống hạ nguồn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hàng triệu nông dân, ngư dân sinh sống nhờ vào những dòng sông này.

Các vùng đồng bằng châu thổ ở châu Á đang bị tổn thương nặng nề bởi biến đổi khí hậu và đe dọa bởi nước biển dâng, nay càng khát cháy bởi các đập thủy điện mà Trung Quốc và một số quốc gia ở thượng nguồn, trung du các dòng sông quốc tế đang đua nhau xây dựng, theo Giáo sư Brahma Chellaney.

Mối quan tâm của các nước hạ nguồn các dòng sông quốc tế bắt nguồn từ Tây Tạng và Tân Cương về việc Bắc Kinh đang tìm cách biến nước thành vũ khí chính trị ngày càng gia tăng. Bắc Kinh không thèm đếm xỉa đến lợi ích của các quốc gia được xem là thân thiện với họ, từ Kazakhstan cho đến Thái Lan, Campuchia tới Ấn Độ, Lào và cả Việt Nam.

Kazakhstan là một cuộc chiến âm thầm

Tranh chấp nguồn nước trên các con sông và hồ với Balkhash, Kazakhstan, Trung Quốc đang trong một cuộc chiến âm thầm, không khoan nhượng mà được tờ báo điện tử Lenta.ru của Nga miêu tả là một “hồ Aral thứ 2”.

Sự kiện “Hồ Aral thứ 2” là một thảm họa môi trường do con người gây ra ở hồ Aral tại khu vực Trung Á thời Liên Xô trước kia do lấy nước trồng bông đã biến một biển nội địa lớn thứ 4 thế giới thành một sa mạc.

Hồ Balkhash trong một vài thập kỷ tới sẽ lặp lại số phận của Biển Aral, sông Irtis sẽ biến thành một dãy các đầm lầy và các vũng nước đọng, cư dân các thành phố Ust- Camenogorsk, Pavlodar, Caraganda và Semei (Semipalatinsk) sẽ không còn nước uống, các núi băng trên dãy Alatai sẽ tan và làm trôi thành phố Alma- Ata.

Đây là kịch bản phát triển sự kiện thảm họa mà các nhà sinh thái học đưa ra liên quan đến các kế hoạch của Trung Quốc phát triển khu vực lãnh thổ phía Tây Bắc của nước này- Khu tự trị  Duy Ngô Nhĩ Tân Cương.

Cả hai con sông đều bắt nguồn từ lãnh thổ Trung Quốc: sông Irtis- tại biên giới Trung Quốc với Mông Cổ, trên sườn trái của dãy núi Altay thuộc Mông Cổ, còn sông Ile- trên các núi của dãy Thiên Sơn.

Vào năm 2000, khu tự trị Duy ngô Nhĩ Tân Cương là khu vực hiếm nước nhất ở Trung Quốc nên chính quyền Trung Quốc phải tìm nguồn nước để đảm bảo cho số cư dân ngày càng tăng và các tổ hợp công nghiệp ngày càng phát triển.

Kỳ Anh

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube