Trung Quốc cấm người nước ngoài truyền bá nội dung tôn giáo trực tuyến

Các tín hữu tham dự Lễ Vọng Phục Sinh tại Thượng Hải 3/4/2021 (Ảnh: Aly Song/Reuters)

Các tín hữu tham dự Lễ Vọng Phục Sinh tại Thượng Hải 3/4/2021 (Ảnh: Aly Song/Reuters)

Trong cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung bao gồm sự đan xen phức tạp giữa ngoại giao, chiến tranh thương mại và các lệnh trừng phạt, tôn giáo đã phải chịu áp lực gia tăng sau khi chế độ cộng sản cấm công dân nước ngoài truyền bá tôn giáo trực tuyến, với mục đích làm cho tôn giáo đậm chất Trung Quốc hơn.

Vào ngày 22 tháng 12, chính phủ Trung Quốc đã ban hành một quy định mới cấm tất cả các tổ chức và cá nhân nước ngoài truyền bá nội dung tôn giáo trực tuyến. Trung Quốc đã viện dẫn lợi ích an ninh quốc gia để ban hành luật mới, đạo luật đầu tiên thuộc loại của họ nhằm giám sát các vấn đề tôn giáo trực tuyến, ucanews.com đưa tin .

Các quy tắc mới, có tiêu đề Các biện pháp quản lý dịch vụ thông tin tôn giáo trên Internet, được đưa ra hai tuần sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự hội nghị công tác tôn giáo toàn quốc. Trong bài phát biểu tại hội nghị ngày 4 tháng 12, ông Tập nhấn mạnh việc làm cho các tôn giáo đậm chất Trung Quốc trong định hướng và việc phát triển các tôn giáo trong bối cảnh Trung Quốc.

Hoa Kỳ, Liên Hợp Quốc và các nước khác đã chỉ trích việc Trung Quốc đàn áp 1 triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, ở tỉnh Tân Cương, nơi Trung Quốc được cho là đang giam giữ người Duy Ngô Nhĩ trong các trại tạm giam.

Michelle Bachelet, cao ủy nhân quyền của LHQ, đã tìm cách đến thăm Tân Cương trong nhiều năm để xác minh việc truy tố người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ vì lý do tôn giáo, nhưng một phát ngôn viên của LHQ cho biết cho đến nay, chính phủ Trung Quốc không cho phép thực hiện chuyến thăm như vậy.

Trung Quốc phủ nhận các vụ lạm dụng ở Tân Cương và nói rằng các chính sách và trại giam của họ là để đào tạo nghề và kiềm chế chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo.

Hoa Kỳ viện dẫn việc Trung Quốc bắt giữ tùy tiện và buộc triệt sản những người Duy Ngô Nhĩ – một phần của cách đối xử mà Hoa Kỳ gọi là tội diệt chủng – khi tuyên bố tẩy chay ngoại giao đối với Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh diễn ra vào tháng Hai. Vương quốc Anh, Úc và Canada đã tham gia cuộc tẩy chay ngoại giao, dù vẫn cho phép các vận động viên tham gia.

Vào ngày 21 tháng 12, Trung Quốc đã cấm bốn thành viên của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ nhập cảnh sau các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với các hành vi vi phạm nhân quyền.

Ủy ban Hoa Kỳ đã lên tiếng chỉ trích Trung Quốc, đặc biệt là các chính sách của chế độ cộng sản, về tự do tôn giáo. Khi tuyên bố tẩy chay Thế vận hội Mùa đông ở Bắc Kinh, Nury Turkel, một người Mỹ gốc Uyghur được đào tạo tại Hoa Kỳ và là phó chủ tịch USCIRF, đã phản ứng bằng cách nói rằng “… một chế độ diệt chủng đáng lẽ không được cấp đặc quyền đăng cai Thế vận hội.”

Ông Turkel nói: “Sự vi phạm nghiêm trọng và có hệ thống chống lại tự do tôn giáo” của Trung Quốc đối với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, Phật tử Tây Tạng, Kitô giáo và các học viên Pháp Luân Công đã “phản bội tinh thần Olympic”.

Liên hợp quốc đã trích dẫn quyền tự do tôn giáo ở Trung Quốc khi bình luận về một báo cáo của các luật sư có trụ sở tại London về tội ác diệt chủng và lạm dụng tự do tôn giáo đối với người thiểu số Duy Ngô Nhĩ. Rupert Colville, phát ngôn viên văn phòng nhân quyền của LHQ, cho biết LHQ vẫn chưa xác minh báo cáo, nhưng đưa ra nhận định là “đáng lo ngại sâu sắc” trong tuyên bố của mình về việc đối xử với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác ở Tân Cương, ucanews.com đưa tin.

Trong một thông điệp video được phát hành bởi Mạng lưới Cầu nguyện Toàn cầu của Đức Giáo hoàng vào ngày 3 tháng 1, Đức Giáo hoàng đưa ra ý định cầu nguyện trong tháng Giêng, là cầu nguyện cho những người bị phân biệt đối xử và đàn áp vì lý do tôn giáo.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã cầu nguyện để chấm dứt sự ngược đãi và phân biệt đối xử tôn giáo và hy vọng thế giới sẽ “chọn con đường của tình huynh đệ” bởi vì “hoặc chúng ta là anh chị em hoặc tất cả chúng ta đều thua cuộc”.

Hoàng Tâm (theo CRUX)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube