Tòa Thánh kêu gọi việc phân phối vắc xin bình đẳng và công bằng

Quản lý liều lượng vắc xin tại Bệnh viện Hartford ở Hoa Kỳ (AFP)

Tiến hành tiêm vắc xin tại Bệnh viện Hartford, Hoa Kỳ (Ảnh: AFP)

Tài liệu chung từ Ủy ban Covid-19 của Vatican và Học viện Giáo hoàng về Sự sống tái khẳng định sự cần thiết cần phải cung cấp vắc xin Covid-19 có sẵn và dễ tiếp cận cho tất cả mọi người.

Vắc xin được phát triển như một loại hàng hóa công cộng và phải được cung cấp cho tất cả mọi người một cách công bằng và bình đẳng, ưu tiên cho những người cần chúng nhất.

Trên đây là điều mà Ủy ban Covid-19 của Vatican và Học viện Giáo hoàng về Sự sống đã nhấn mạnh trong một tài liệu chung thảo luận về vai trò thiết yếu của vắc-xin chống covid nhằm đánh bại đại dịch.

Đề cập đến Thông điệp Giáng sinh gần đây của Đức Giáo hoàng Phanxicô, các nhà lãnh đạo thế giới được khuyến khích từ chối sự cám dỗ thúc đẩy “nhiều hình thức chủ nghĩa dân tộc khác nhau” liên quan đến vắc xin, và hợp tác trong việc phân phối vắc xin. Như Đức Giáo hoàng Phanxicô đã chia sẻ vào ngày 25 tháng 12, “để những ánh sáng này chiếu tỏa và mang lại hy vọng cho tất cả mọi người, chúng cần phải có sẵn cho tất cả mọi người”.

Các nguyên tắc

Công bằng, liên đới và bao hàm là các tiêu chí chính cần được tuân thủ để đáp ứng những thách thức do tình trạng khẩn cấp trên toàn thế giới này đặt ra.

Tài liệu mô tả các tiêu chí do Đức Giáo hoàng Phanxicô đưa ra trong buổi Tiếp kiến chung của Ngài vào ngày 19 tháng 8 để đánh giá tích cực các công ty xứng đáng với sự ủng hộ của chúng ta: để họ “đóng góp vào việc tính đến những người bị loại trừ, thúc đẩy những người yếu kém nhất, thúc đẩy công ích và chăm sóc công trình sáng tạo”.

Do đó, chỉ dẫn không thể thiếu chính là “chân trời rộng lớn gợi lên các nguyên tắc của Học thuyết Xã hội của Giáo hội, chẳng hạn như phẩm giá con người và lựa chọn ưu tiên người nghèo, liên đới và bổ trợ, công ích và việc chăm sóc ngôi nhà chung, công lý và đích điểm phổ quát của của cải”.

Nghiên cứu, sản xuất và các nguyên vật liệu sinh học

Đó không chỉ là thời điểm cuối cùng của việc sử dụng vắc xin mới cần được xem xét. Toàn bộ “vòng đời” của nó phải được tính đến.

Không chỉ thời điểm cuối cùng của việc quản lý vắc xin mới cần được xem xét. Toàn bộ “vòng đời” của nó phải được tính đến.

Những bước đầu tiên trên con đường này liên quan đến việc nghiên cứu và sản xuất. Một câu hỏi thường được đặt ra liên quan đến các vật liệu sinh học được sử dụng trong quá trình phát triển vắc xin. “Theo thông tin hiện có, một số vắc-xin hiện đã sẵn sàng để được phê duyệt hoặc áp dụng sử dụng các dòng tế bào từ các bào thai bị phá bỏ tự nguyện trong nhiều giai đoạn của quy trình, trong khi những loại khác sử dụng chúng trong các thử nghiệm cụ thể trong phòng thí nghiệm”.

Gần đây, Học viện Giáo hoàng về Sự sống đã đề cập đến vấn đề này trong hai bức thư vốn loại trừ, trong số những vấn đề khác, sự hợp tác có liên quan về mặt luân lý giữa những người sử dụng các loại vắc-xin này và việc thực hành phá thai tự nguyện. Do đó, theo nội dung bức thư: “trong khi cam kết đảm bảo rằng mọi vắc-xin không có mối liên hệ nào trong quá trình chuẩn bị của nó với bất kỳ vật liệu nào có nguồn gốc từ việc phá thai, trách nhiệm luân lý đối với việc tiêm chủng được nhắc lại để tránh những rủi ro về y tế nghiêm trọng đối với trẻ em và người dân nói chung”.

Bằng sáng chế

Vấn đề sản xuất cũng liên quan đến vấn đề về bằng sáng chế vắc xin, bởi vì vắc xin không phải là một nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện có, “mà là một phát minh được tạo ra bởi sự khéo léo của con người”.

 Với chức năng của nó, tài liệu lưu ý, “nên coi vắc-xin là một loại hàng hóa mà mọi người phải được phép tiếp cận, không bị phân biệt đối xử, theo nguyên tắc đích điểm phổ quát của của cải mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh”. Như Đức Thánh Cha đã đề cập trong Thông điệp Giáng sinh của mình, “Chúng ta không thể cho phép vi-rút của chủ nghĩa cá nhân cấp tiến đánh bại chúng ta và khiến chúng ta trở nên thờ ơ với sự đau khổ của những anh chị em khác… cho phép luật thị trường và bằng sáng chế được ưu tiên hơn luật của tình yêu và sức khỏe của nhân loại”.

Mục đích duy nhất của việc khai thác thương mại, theo tài liệu do Ủy ban Vatican Covid-19 và Học viện Giáo hoàng về Sự sống, không được chấp nhận về mặt luân lý trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe.

“Việc đầu tư vào lĩnh vực y tế nên tìm thấy ý nghĩa sâu sắc nhất của chúng trong tinh thần liên đới nhân loại”. Do đó, tài liệu tiếp tục, “chúng ta phải xác định các hệ thống thích hợp ủng hộ sự minh bạch và hợp tác, thay vì sự đối kháng và cạnh tranh. Do đó, điều quan trọng là phải vượt qua logic của ‘chủ nghĩa dân tộc vắc xin’ (vaccine nationalism), được hiểu như là nỗ lực của các quốc gia khác nhau để sở hữu vắc xin trong khung thời gian nhanh hơn”. Tài liệu cũng chỉ ra việc sản xuất công nghiệp vắc-xin như là một “cam kết hợp tác giữa các quốc gia, các công ty dược phẩm và các tổ chức khác”.

Việc phê duyệt và quản lý

Sau các giai đoạn thử nghiệm, một bước quan trọng khác đó là việc phê duyệt theo quy định, theo các điều kiện khẩn cấp, đối với vắc xin bởi các cơ quan có liên quan, cho phép vắc xin được đưa ra thị trường và được sử dụng ở các quốc gia khác nhau. “Cần phải phối hợp các thủ tục cần thiết để đạt được mục tiêu này và thúc đẩy sự thừa nhận lẫn nhau giữa các cơ quan quản lý liên quan”, tài liệu cho biết.

 Về vấn đề quản lý, Ủy ban Vatican Covid-19 và Học viện Giáo hoàng về Sự sống ủng hộ các lập trường đồng quy về các ưu tiên đối với việc tiêm chủng, vốn dành sự ưu tiên cho các chuyên gia “tham gia vào các dịch vụ phục vụ thiện ích chung, đặc biệt là đội ngũ nhân viên y tế” cũng như những người tham gia vào “các hoạt động cần tiếp xúc với công chúng (chẳng hạn như trường học và an ninh công cộng), các nhóm dễ bị tổn thương (chẳng hạn như người già hoặc những người có các bệnh lý cụ thể)”.

Tiêu chí này, tài liệu chỉ ra, “không giải quyết được tất cả các tình huống. Vẫn còn tồn tại một vấn đề không được định nghĩa một cách rõ ràng và cẩn trọng, ví dụ, khi xác định các ưu tiên của việc triển khai vắc xin trong cùng một nhóm nguy cơ”.

Việc phân phối vắc xin cũng yêu cầu một bộ công cụ nhằm cho phép “khả năng tiếp cận phổ quát”. Chương trình phân phối cần được triển khai “có tính đến sự hợp tác cần thiết nhằm đối phó với những trở ngại về tổ chức-hậu cần trong các lĩnh vực không dễ tiếp cận (chuỗi cung ứng lạnh, vận chuyển, nhân viên y tế, sử dụng các công nghệ mới, v.v.)”.

Tài liệu cho biết thêm, “Tổ chức Y tế Thế giới vẫn là một điểm tham chiếu quan trọng – cần được củng cố và cải thiện – liên quan đến các vấn đề nổi cộm”.

Vắc xin và các vấn đề về luân lý

Liên quan đến trách nhiệm luân lý trong việc thực hiện tiêm chủng, Ủy ban Covid-19 của Vatican và Học viện Giáo hoàng về Sự sống nhắc lại rằng vấn đề này liên quan đến “mối quan hệ giữa sức khỏe cá nhân và sức khỏe cộng đồng, cho thấy sự phụ thuộc lẫn nhau của họ …. Việc từ chối tiêm chủng cũng có thể tạo thành rủi ro cho người khác. Điều này cũng được áp dụng nếu, trong trường hợp không có giải pháp thay thế, động cơ là nhằm tránh việc thụ hưởng từ kết quả của việc phá thai tự nguyện”.

“Mặt khác, việc bị nhiễm bệnh dẫn đến tình trạng gia tăng số ca nhập viện, kéo theo đó là tình trạng quá tải đối với hệ thống y tế, có thể dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống y tế, như đã xảy ra ở các quốc gia khác nhau trong thời kỳ đại dịch này. Điều này cản trở việc tiếp cận chăm sóc sức khỏe, vốn một lần nữa ảnh hưởng đến những người có ít nguồn lực hơn”.

Kế hoạch hành động

Một loại vắc-xin an toàn và hiệu quả, có sẵn cho tất cả mọi người và được định giá nhằm cho phép việc phân phối công bằng: đây là những ưu tiên để đảm bảo một phương pháp điều trị toàn cầu cũng có tính đến và đề cao các tình huống địa phương: “chúng ta hướng đến việc phát triển các nguồn lực để hỗ trợ các Giáo hội địa phương chuẩn bị cho sáng kiến vắc xin này và các quy trình điều trị cho người dân trong cộng đồng cụ thể của họ”.

Trải rộng trên toàn cầu, Giáo hội tự đặt mình vào việc phục vụ mục tiêu “chữa lành thế giới” bằng cách tận dụng tiếng nói của mình “để lên tiếng, khuyến khích và góp phần đảm bảo rằng các loại vắc-xin và phương pháp điều trị chất lượng có sẵn cho gia đình toàn cầu, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương”.

Xây dựng một thế giới hậu Covid-19

Đức Hồng Y Peter Turkson, Tổng Trưởng Thánh Bộ Thúc Cổ võ sự Phát triển Con người Toàn diện (DPIHD), người lãnh đạo Ủy ban Covid-19 của Vatican cho biết: “Chúng tôi biết ơn cộng đồng khoa học vì đã nỗ lực phát triển vắc-xin trong thời gian kỷ lục. Giờ đây, chúng ta cần phải đảm bảo rằng vắc-xin phải có sẵn cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương nhất. Đó là một vấn đề của công lý. Đây là lúc để chứng tỏ chúng ta là một gia đình nhân loại”.

“Mối liên kết gắn kết nhân loại đã được tiết lộ bởi đại dịch Covid-19”, Đức Tổng Giám mục Vincenzo Paglia, Chủ tịch Học viện Giáo hoàng về Sự sống, cho biết. “Cùng với Ủy ban, chúng tôi đang nỗ lực làm việc cùng với nhiều đối tác để chỉ ra những bài học mà gia đình nhân loại có thể học được và thể hiện tinh thần liên đới trong việc bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội”.

Đức Ông Bruno Marie Duffé, Tổng Thư ký Thánh Bộ Cổ võ sự Phát triển Con người Toàn diện, mô tả đây là một giai đoạn quan trọng. “Chúng ta đang ở một bước ngoặt trong đại dịch Covid-19 và có cơ hội để bắt đầu xác định thế giới mà chúng ta muốn nhìn thấy hậu đại dịch Covid-19”.

“Cách thức triển khai vắc xin – ở đâu, cho ai và với liều lượng bao nhiêu”, Cha Augusto Zampini, đồng Tổng Thư ký Thánh Bộ Cổ võ sự Phát triển Con người Toàn diện cho biết thêm, “là bước đầu tiên để các nhà lãnh đạo toàn cầu thực hiện cam kết đối với sự công bằng và công lý như là những nguyên tắc để xây dựng một thế giới hậu Covid-19 tốt đẹp hơn”.

Minh Tuệ (theo Vatican News)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube