Tòa Thánh kêu gọi 'liên đới các thế hệ' trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu

Toà Thánh đã kêu gọi Liên Hiệp Quốc thúc đẩy “trách nhiệm đối với thế hệ tương lai”, trong các lĩnh vực thay đổi khí hậu và công lý cho người nghèo.

Lời của Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza đã đưa ra một bài diễn văn thảo luận cấp cao tại LHQ về “Biến đổi Khí hậu và Chương trình Hội thảo Phát triển Bền vững”.Đại sứ Giáo Hoàng và Quan Sát Viên thường trực của Tòa Thánh đã nói lên Thông điệp Laudato Si của Đức Thánh Cha Phanxicô XVI: “về ràng buộc không thể tách rời giữa các mối quan tâm với thiên nhiên, công bằng cho người nghèo, dấn thân cho xã hội, và bình an nội tâm của chúng ta”.

AP3900061_ArticoloNgài cũng nhắc lại lời khuyên của ĐGH đó ​​là không tách rời sự tồn tại của con người khỏi thiên nhiên.

“Vì thế, Đức Thánh Cha thúc giục chúng ta xem xét rằng thiên nhiên không thể được coi là một cái gì đó tách rời khỏi chúng ta hoặc chỉ là một môi trường mà chúng ta đang sống. Chúng ta là một phần của tự nhiên, bao gồm trong đó và do đó trong sự tương tác liên tục với nó.”

Đức Tổng Giám mục Auza kết luận với một lời kêu gọi “tương quan nhiều thế hệ”:

 “Phái đoàn của tôi thúc giục lòng quảng đại, đoàn kết và vô vị lợi khi thực hiện cả Chương trình 2030 và Hiệp định Paris, với mục đích không để các thế hệ tương lai phải trả giá đắt cho sự suy thoái môi trường”.

Sau đây là toàn văn bài phát biểu:

Hội nghị cấp cao: Thay đổi khí hậu và Chương trình Phát triển Bền vững, New York, 23 Tháng 3 năm 2017 Thưa Ngài Chủ Tịch, Toà Thánh xin gửi lời cảm ơn tới quý vị đã thu thập các bên liên quan để khám phá mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững, trong tầm nhìn nhằm tăng cường cả động lực và quyết tâm để đề xuất và thực hiện các giải pháp cụ thể cho lợi ích của tất cả mọi người trên thế giới và “ngôi nhà chung” mà chúng ta chia sẻ. Đức thánh cha Phanxicô nhắc nhở chúng ta rằng “Việc đòi hỏi khẩn thiết để bảo vệ cho ngôi nhà chung của chúng ta, cũng đưa đến việc cả gia đình nhân loại phải kết hợp với nhau, tìm cách phát triển lâu dài và trọn vẹn” [1] Cũng theo cách đó, các nhà lãnh đạo thế giới đã thông qua Chương trình Hội thảo 2030, được xem là chương trình phát triển toàn cầu triển vọng nhất hiện nay. Hiệp định Paris về thay đổi khí hậu cũng tương tự đầy triển vọng. Chúng phản ánh thực tế rằng sự nhất trí toàn cầu là cần thiết để đối phó với các vấn đề sâu sắc hơn, mà không thể giải quyết bằng các hành động đơn phương của từng quốc gia. Vì việc thu thập thông tin này nhằm theo đuổi hai kế hoạch đầy triển vọng này. Trước hết, chúng ta được nhắc nhở rằng nếu không có cam kết về các bước cụ thể, phối hợp, định lượng và đầy ý nghĩa thì các kế hoạch này sẽ không đạt được tiềm năng và chỉ là những lời hùng biện. Vì ngoài những giải pháp cụ thể được tìm kiếm, chúng ta cũng nên lưu tâm đến “về ràng buộc không thể tách rời giữa thiên nhiên với các mối quan tâm tới công bằng cho người nghèo, dấn thân cho xã hội, và bình an nội tâm của chúng ta”. [2] Mối quan tâm của chúng tôi với mục đích chăm sóc cho thiên nhiên được tốt hơn cũng như khơi dậy trong chúng ta sự đồng cảm với những người bị bỏ rơi, những người bị ảnh hưởng bởi sự thoái hoá môi trường, và những người bị loại khỏi quá trình kinh tế và chính trị. Đức Giáo Hoàng Phanxicô cảnh báo rằng ” Chỉ tìm phương cách kỹ thuật cho mỗi vấn đề môi trường mới xuất hiện, thì chỉ là tách biệt các sự vật, trong thực tế các sự vật này phải nối kết với tất cả thực tại, và che đậy những vấn đề sâu xa của hệ thống toàn cầu.” [3]

Vì thế, Đức Thánh Cha thúc giục chúng ta xem xét rằng bản chất không thể được coi là một cái gì đó tách rời khỏi chính chúng ta hoặc chỉ là một môi trường mà chúng ta đang sống. Chúng ta là một phần của tự nhiên, bao gồm trong nó và do đó trong sự tương tác liên tục với nó. Sự cộng sinh này hàm ý rằng một cuộc khủng hoảng môi trường luôn có nghĩa là một cuộc khủng hoảng cho chúng ta. Chúng ta không phải đối mặt với hai cơn khủng hoảng cận kề nhau, một của mội trường và một của xã hội, nhưng thực ra chỉ có một cơn khủng hoảng duy nhất mang tính xã hội-môi trường. Những cách giải quyết đòi hỏi một lối đi trọn vẹn để chiến đấu với nghèo đói, trả lại phẩm giá cho những người bị loại ra khỏi xã hội và đồng thời phải chú tâm đến thiên nhiên”. [4] Cùng một nguyên tắc liên kết nối kết cùng ba tiến trình lớn nhất của Liên hợp quốc vào năm 2015, đó là Chương trình Hành động Addis Ababa về tài chính cho phát triển, Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển bền vững và Hiệp định Paris về Thay đổi Khí hậu. Không có ba thách thức riêng biệt về nhu cầu phát triển tài chính, nhất trí về các mục tiêu phát triển mới và giải quyết vấn đề thay đổi khí hậu, nhưng là một thách thức bao quát về định hướng chính trị, kinh tế, công nghệ, doanh nghiệp và hành vi cá nhân của chúng ta – , Sự phát triển toàn vẹn và xác thực trong sự hòa hợp với thiên nhiên. “Không thể nhấn mạnh đủ cách thức mọi thứ được kết nối với nhau như thế nào.” [5]

Thưa Ngài Chủ tịch, Phái đoàn của tôi hoan nghênh cách mà cả Chương trình Hội thảo 2030 và Hiệp định Paris xác nhận tầm quan trọng trung tâm của con người. Chương trình Nghị sự 2030 bắt đầu bằng cách nhấn mạnh rằng “phẩm giá con người là nguyên tắc căn bản”. Đồng thời, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã kêu gọi tất cả các sáng kiến ​​về môi trường và phát triển đều tập trung vào phẩm giá khởi tạo mà tất cả chúng ta cùng nhau chia sẻ. Phẩm giá này phải nằm trong trung tâm của cuộc tranh luận của chúng ta. Đặc biệt, những người yếu đuối và bị gạt ra ngoài lề xã hội, những người nghèo và ốm, những người chưa thành niên và người cao tuổi, những người tị nạn và nạn nhân chiến tranh và bạo lực, và những người bị ảnh hưởng không cân bằng bởi tham lam và thờ ơ phải có một vị trí đặc biệt trong những sáng kiến ​​mà chúng ta theo đuổi. Những nỗi đau và lo lắng, nỗi sợ hãi và hy vọng của họ phải làm dậy lên tiếng vang trong lòng chúng ta. Kế hoạch 2030 “Xác định nạn đói nghèo và sự thiếu ăn … và đảm bảo rằng tất cả con người sống trong phẩm giá, bình đẳng và trong một môi trường lành mạnh” [6] nên là tâm điểm của những nỗ lực của chúng ta.

Phái đoàn của tôi cũng muốn nhấn mạnh trách nhiệm của mình đối với thế hệ tương lai. Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô khẳng định, “Liên đới liên thế hệ không phải là lựa chọn, mà là một vấn đề cơ bản về công lý, bởi vì thế giới chúng ta nhận được cũng thuộc về những người tiếp nối chúng ta”. [7] Chúng ta không thể nói về sự phát triển bền vững ngoài sự liên đới liên thế hệ. Phái đoàn của tôi chủ trương sự cởi mở, đoàn kết và vô vị lợi khi chúng ta thực hiện cả Chương trình 2030 và Hiệp định Paris, với mục tiêu không để các thế hệ tương lai phải trả giá cao cho sự suy thoái môi trường.

Thưa Ngài Chủ tịch, việc triển khai Chương trình 2030 và Hiệp định Paris với sự hài giữa các lĩnh vực kỹ thuật, kinh tế, xã hội, chính trị và khía cạnh pháp lý. Mục tiêu và đích điểm sẽ được đánh giá kỹ lưỡng bằng các chỉ số và các biện pháp đo lường thành công hay thất bại. Khi đó những tác động tích cực của chúng đối với những con người, đặc biệt là những người bị bỏ rơi, sẽ là thước đo thực sự cho sự thành công của chúng ta.

Cám ơn Ngài Chủ tịch.

[1] ĐGH Francis, Laudato Si ‘: Về Sự Chăm Sóc cho Nhà Chung của chúng ta, số 13 [Viết tắt là “LS”].

[2] LS, số 10.

[3] LS, số 111.

[4] LS, số 139.

[5] LS, số 138.

[6] Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững, Preamble.

[7] LS, số 159

Tịnh Trí Thiên chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube