Tòa Thánh kêu gọi các biện pháp cứng rắn đối với những kẻ buôn người

Tòa Thánh kêu gọi tất cả các quốc gia là thành viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu công nhận việc buôn người là một trong những tội ác ghê tởm nhất đồng thời cùng nỗ lực chung tay hầu tiêu diệt tội ác này.

 buon-nguoi

Lời kêu gọi đã được thực hiện bởi Đức Ông Janusz Urganczyk – Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh tại một Hội nghị của Hội đồng Thường trực Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu hôm thứ năm vừa qua.

 Đức Ông Urganczyk nhấn mạnh rằng “cần có một sự quan tâm đặc biệt trong việc tận diệt loại hình tội phạm này khi nó làm tổn hại đến trẻ em – những người bị rơi vào tình trạng nô lệ và trở thành những con mồi của nạn khai thác lao động trẻ em hoặc trở thành những người lính trẻ, bị rơi vào các mạng lưới tội phạm buôn bán ma túy hoặc vào vũng lầy của những sách báo có nội dung khiêu dâm; những người bị buộc phải chạy trốn khỏi các cuộc xung đột và khủng bố có nguy cơ bị cô lập và bị bỏ rơi”.

 Đức Ông Urganczyk cũng nhấn mạnh một thực tế rằng thảm kịch đầy ảm đạm này được tạo nên thậm chí còn tệ hơn bởi một lời kêu “ngay cả trong khu vực Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu cũng có việc bóc lột và lạm dụng đối với các trẻ em”.

 Do đó, Đức Ông Urganczyk cho biết: “Cách duy nhất để có thể ngăn chặn những hình thức nô lệ trẻ em có hiệu quả là hành động chặt chẽ và hiệu quả hơn đối với những người hưởng lợi từ những việc lạm dụng như vậy”.

 Dưới đây là nội dung lời kêu gọi của Đức ông Urbanczyk:

 Thưa ngài Chủ tịch,

 Phái đoàn Tòa Thánh vui mừng cùng với các diễn giả trước nhiệt liệt chào đón Đại sứ Madina Jarbussynova – người đại diện đặc biệt và cộng tác viên trong tổ chức Chống nạn buôn người – trở lại với Hội đồng Thường trực và cảm ơn phần trình bày báo cáo chi tiết của cô về các hoạt động cũng như các ưu tiên của văn phòng mình. Tòa Thánh đã lên tiếng chống lại tội ác của nạn buôn người, việc cưỡng bức lao động cũng như tất cả các hình thức nô lệ hiện đại, thường tập trung vào những việc khai thác đáng ghê tởm liên quan đến trẻ em. Tòa Thánh cũng đã không ngừng đưa ra những hành động cụ thể, thông qua các tổ chức của Giáo hội Công giáo trên toàn thế giới, nhằm chấm dứt vĩnh viễn “thứ ung nhọt xã hội” này vốn là một trong những tai họa cũng như thách đố lớn nhất đối với thời đại chúng ta, như vị Giáo hoàng tiền nhiệm đã thường nhấn mạnh.

 Trong thực tế, lấy cảm hứng từ giáo huấn Giáo Hội, đặc biệt kể từ sau Công Đồng Vatican II, như đã được xây dựng bởi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Nguyên Giáo Hoàng Bênêđictô XVI và Đức Phanxicô, nhiều tổ chức Công giáo, các giáo xứ, các tổ chức và các nhóm giáo dân làm công tác từ thiện trên toàn thế giới đã cam kết dấn thân trong cuộc chiến chống nạn buôn người, thông qua việc ngăn chặn và chăm sóc cho các nạn nhân. Trong cuộc chiến chống lại mạng lưới tội phạm, họ đã thiết lập một mạng lưới đoàn kết hiệu quả, liên tục tiếp xúc cũng như thông qua các phương tiện truyền thông xã hội, cho phép trao đổi thông tin cũng như các chương trình cách nhanh chóng. Họ cũng hợp tác với các Chính phủ cũng như chính quyền địa phương nhằm khuyến khích chính quyền trong các quyết định mang tính chính trị của mình.

Cũng như vị tiền nhiệm của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên án vấn đề vô cùng to lớn cũng như đã được che giấu này, đồng thời Ngài cũng đã có những hành động cụ thể. Năm 2014, Đức Phanxicô đã lên án vấn đề vô cùng to lớn cũng như đã tiên phong trong Tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo tôn giáo chống lại nạn nô lệ thời hiện đại, đồng thời giám sát hình thành một tổ chức gọi là “Nhóm Santa Marta ” – một tổ chức được đặt tên như nơi cư trú riêng dành cho Giáo Hoàng tại Vatican. Đây là một liên minh của tinh thần trách nhiệm giữa các lực lượng cảnh sát và các nhà lãnh đạo Giáo Hội khắp nơi trên thế giới, với mục đích – cùng với xã hội dân sự – nhằm diệt trừ nạn buôn người bằng cách phát triển các chiến lược ngăn chặn và tái hòa nhập các nạn nhân, cũng như đảm bảo việc chăm sóc mục vụ cho họ.

Nhờ công việc của Tổ chức này – mà trong đó có sự hợp tác chặt chẽ giữa Giáo hội và lực lượng cảnh sát – nhiều tiếng nói tuyệt vọng và thấp cổ bé miệng nay đã được lắng nghe. Vì vậy – như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói – “điều cần thiết là một nỗ lực phối hợp, hiệu quả và tận tâm vừa nhằm mục đích loại bỏ nguyên nhân của hiện tượng phức tạp này, vừa để gặp gỡ, giúp đỡ cũng như đồng hành với những nạn nhân bị rơi vào cạm bẫy của nạn buôn người” – những người “yếu thế nhất, những người đang bị cướp mất phẩm giá, cướp mất sự toàn vẹn về thể chất và tâm lý, thậm chí ngay cả mạng sống của họ”. Với sự chấp thuận gần đây của Chương trình nghị sự năm 2030 và Các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) – cụ thể là mục tiêu 8.7 – các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc đã tái khẳng định một đòi buộc mang tính luân lý của mình nhằm chống lại việc vi phạm các quyền cơ bản của con người.

 Cùng với điều này, Tòa Thánh kêu gọi tất cả các quốc gia tham gia hãy nhận ra nạn buôn người là một trong những tội ác ghê tởm nhất, và tiếp tục thừa nhận trách nhiệm luân lý của mình nhằm giải quyết thảm trạng này đúng cách và thực sự tận diệt thảm trạng ấy. Cần có một sự quan tâm đặc biệt trong việc tận diệt loại hình tội phạm này khi nó làm tổn hại đến trẻ em – những người bị rơi vào tình trạng nô lệ và trở thành những con mồi của nạn khai thác lao động trẻ em hoặc trở thành những người lính trẻ, bị rơi vào các mạng lưới tội phạm buôn bán ma túy hoặc vào vũng lầy của những sách báo có nội dung khiêu dâm; những người bị buộc phải chạy trốn khỏi các cuộc xung đột và khủng bố có nguy cơ bị cô lập và bị bỏ rơi. Thảm kịch đầy ảm đạm này được tạo nên thậm chí còn tệ hơn bởi một lời kêu: ngay cả trong khu vực Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu cũng có việc bóc lột và lạm dụng đối với các trẻ em.

Vì vậy, cách duy nhất để có thể ngăn chặn các hình thức của việc nô lệ trẻ em có hiệu quả là phải có những hành động chặt chẽ và hiệu quả hơn đối với những người hưởng lợi từ việc lạm dụng đó. Cuối cùng, tôi muốn kết luận những chia sẻ của tôi bằng việc xác nhận sự xác quyết và năng lượng đáng khâm phục mà Đại sứ Jarbussynova đã đem lại đối với công việc của cô. Tôi chỉ biết bày tỏ lòng biết ơn chân thành của Phái đoàn của tôi với Đại sứ Jarbussynova và cầu chúc cô mọi điều tốt đẹp khi tiếp tục thực hiện các hoạt động của Văn phòng của mình.

 Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube