Tiểu sử ấn tượng về Đức Hồng Y Willem Van Rossum CSsR (1854-1932)

Đức Hồng y Willem Van Rossum C.Ss.R. (1854-1932)

Đức Hồng y Willem Van Rossum C.Ss.R. (1854-1932)

Vào đầu tháng 4, Tiến sĩ Vefie Poels thuộc Đại học Radboud ở Nijmegen đã xuất bản cuốn tiểu sử của bà về Đức Hồng y Willem Van Rossum C.Ss.R. (1854-1932). Lịch sử cuộc đời phi thường của Đức Hồng Y Van Rossum – từ đứa trẻ mồ côi từ Zwolle cho đến địa vị trổi vượt trong Giáo triều ở Roma – làm sáng tỏ lịch sử của Giáo hội và Giáo triều La Mã từ cuối thế kỷ 19 cho đến thời kỳ giữa các cuộc chiến. Ngài là nhà chiến lược vĩ đại đứng sau sứ mạng toàn cầu của Giáo hội Công giáo La Mã.Card-Van-Rossum-archiv01s-669x1024

Sự nghiệp đầy ấn tượng của vị Tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế này ở Vatican không phải là không gặp khó khăn vì sự va chạm giữa các tính cách và nền văn hóa của họ. Tuy nhiên, Đức Hồng Y Van Rossum đã học cách duy trì chính mình như một người ngoài cuộc. Năm 1911, ngài trở thành vị Hồng y người Hà Lan đầu tiên sau cuộc Cải cách và năm 1918, ngài trở thành người đứng đầu Thánh Bộ Truyền Giáo, với chức danh chính thức là Tổng Trưởng Thánh Bộ Truyền Giảng Phúc Âm cho các Dân Tộc. Đây là một trong những chức vụ cao nhất ở Vatican, khiến Đức Hồng y Van Rossum được gọi là “vị Giáo hoàng đỏ”.

Đức Hồng y Van Rossum đã được chứng minh là một nhà tổ chức và chiến lược gia tài ba. Ngài tập trung nhiều sáng kiến truyền giáo ở Roma và đồng thời phá vỡ sự kìm kẹp của chủ nghĩa dân tộc đối với việc truyền bá Đức tin Công giáo. Ngài kết hợp quan điểm bảo thủ về Học thuyết Giáo hội với tầm nhìn xa về sự phát triển của Giáo hội trong công cuộc truyền giáo. Ở giai đoạn đầu, Đức Hồng y Van Rossum đã xây dựng một hàng Giáo phẩm mang tính bản địa trên đó. Do đó, Đức Hồng y Van Rossum đã đảm bảo tính liên tục của Giáo hội trong làn sóng phi thực dân hóa thời hậu chiến. Trong khi đó, Đức Hồng y Van Rossum đã phân tích những hành động lạm dụng mang tính cơ cấu trong Giáo triều Vatican, mà ngày nay vẫn còn phù hợp.

Cuốn sách hấp dẫn này dựa trên nghiên cứu cẩn trọng trong nhiều kho lưu trữ, bao gồm các bộ sưu tập ở Vatican và KDC. Tiểu sử này cũng cho thấy Giáo Tỉnh Hà Lan đã hội nhập vào Giáo hội thế giới như thế nào và địa vị của người Công giáo Hà Lan đã tăng lên như thế nào nhờ vị Giám chức này.

Tiến sĩ Vefie Poels và Bishop De Korte, Giám mục Địa phận Hertogenbosch)

Tiến sĩ Vefie Poels và Đức Cha De Korte, Giám mục Địa phận Hertogenbosch)

Cuốn sách đã được xuất bản bằng tiếng Hà Lan. Bản dịch tiếng Anh hiện đang được thực hiện.

Vefie Poels, De rode paus. Biografie van Willem van Rossum CSsR (1854-1932) [Giáo hoàng Đỏ. Tiểu sử của Đức Willem Van Rossum CSsR (1854-1932)] Nijmegen: Valkhof Pers, 2021.

Quý vị cũng có thể tham khảo:

Tiểu sử của Đức Hồng Y Rossum bằng tiếng Anh và một số bức ảnh chụp các kỷ vật được chọn (bao gồm nhẫn Hồng Y, Thánh giá đeo trước ngực và gậy Giám mục) – trên trang web của thị trấn Zwolle quê hương, của ngài tại Hà Lan.

Trang web dành riêng viết về Đức Hồng y Rossum (tiếng Anh)

Minh Tuệ (theo Scala News)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube