Tiếng kêu của trái đất

AAblog92.Fonte_dg_Saveriani_org-696x474

Trong Thông điệp gần đây (23.03. 2021) mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi cho Tổng điều hợp viên của Học viện Anphongsô, ngài đã liệt kê một số thách thức mà thần học luân lý phải ứng phó: “đại dịch và công việc trong thế giới hậu Covid, sự chăm sóc cần được cung cấp cho tất cả mọi người, việc bảo vệ sự sống, những yếu tố đầu vào đến với chúng ta từ trí tuệ nhân tạo, việc bảo vệ công trình sáng tạo, mối đe dọa phản dân chủ và sự cấp bách của tinh thần huynh đệ” để rồi “Khốn cho chúng ta nếu như, trong những nỗ lực truyền bá Phúc Âm hóa như vậy, chúng ta tách biệt tiếng kêu của người nghèo khỏi tiếng kêu của trái đất”.

Trong một số trường hợp, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời gọi nhân loại lắng nghe “tiếng kêu” của người nghèo và tiếng kêu của trái đất. Nếu lời mời gọi này đã có trong Tông Huấn “Evangelii Gaudium” (x. số 187), thì nó trở nên mạnh mẽ trước hết trong Thông điệp “Laudato Sì” (x. số 49) để được chỉ ra như một ví dụ thách thức lương tâm trong Tông Huấn hậu Thượng hội đồng “Querida Amazonia” (x. số 8, 52).

Vào tháng 5 năm 2015, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố Thông điệp “Laudato Si’” đưa ra một lời cảnh báo mạnh mẽ về một hệ sinh thái toàn diện vốn phải đặt mối quan tâm trọng tâm đến thiên nhiên, bảo vệ người nghèo và cam kết xã hội vì công ích đang chứng tỏ tính tiên tri của nó.

Chính trong Thông điệp này, Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta lắng nghe tiếng kêu của trái đất, đồng thời nhắc lại rằng “khí hậu là tài sản chung của mọi người và cho mọi người” (số 23), và trong số nhiều yếu tố góp phần vào sự thay đổi này, “việc sử dụng đất đai, nhất là nạn phá rừng vì mục đích nông nghiệp, cũng tạo nên sự thay đổi này”. Thật vậy, vấn đề biến đổi khí hậu gây ra bởi việc sử dụng bừa bãi các nguồn tài nguyên của trái đất cũng đang thử thách lĩnh vực nông nghiệp. Nông nghiệp, vốn bắt nguồn từ hơn 10.000 năm trước ở Trung Đông, đã góp phần thay đổi xã hội từ hình thức du mục sang ổn định, và đồng thời, giúp bảo vệ đất đai bằng cách tránh săn bắn bừa bãi.

Thế giới ngày nay cần nông nghiệp bởi vì, trước tình trạng dân số thế giới ngày càng gia tăng, cần phải sản xuất nhiều lương thực hơn. Hiện nay, các hoạt động nông nghiệp sử dụng một lượng lớn phân bón và các loại thuốc trừ sâu ảnh hưởng đến vấn đề biến đổi khí hậu, gây ô nhiễm và ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Trong bối cảnh xã hội có nhiều thay đổi này, cần thúc đẩy và công bố các dự án nông-công nghiệp bền vững vì chúng có thể đảm bảo sức khỏe cho người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống của người sản xuất, thúc đẩy sự phát triển kinh tế dựa trên sự liên đới, bảo vệ nhân quyền, thúc đẩy công bằng xã hội… Những dự án này liên quan đến việc sử dụng các loại phân bón tự nhiên với những thay đổi định kỳ trong canh tác để không làm đất đai hết màu mỡ, và đồng thời bảo vệ các tầng ngậm nước, kho báu lớn nhất của chúng ta. Chương trình Nghị sự năm 2030 về sự Phát triển Bền vững của Con người, Hành tinh và sự Thịnh vượng kêu gọi những tiến bộ theo đường hướng này.

Bằng cách thúc đẩy các thực hành tốt nhất như nâng cao nhận thức của các nhà khai thác, sử dụng thích hợp các loại phân bón tự nhiên và sử dụng năng lượng tái tạo, có thể đảm bảo tương lai cho các thế hệ mai sau.

Trước những thách thức mang tính thời đại này, tôi tin rằng một trong những nhiệm vụ của thần học luân lý là hình thành một lương tâm xã hội biết cách đón nhận tiếng kêu của trái đất. Với tư cách là các nhà giáo dục lương tâm, cần phải hỗ trợ các dự án đặt tri thức biodynamic vào trung tâm của hệ sinh thái toàn diện.

Lm. Alfonso V. Amarante, C.Ss.R.

(Nguồn: trang Blog của Học viện Alphonsiana, bản gốc bằng tiếng Ý)

Minh Tuệ (theo Scala News)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube