Thay đổi xã hội nhờ các giá trị Tin Mừng

Sứ vụ của mỗi người Kitô hữu chúng ta là giải thoát nhân loại khỏi tình trạng bị áp bức bóc lột. Chính vì vậy, việc các Kitô hữu tham gia vào các hoạt động chính trị là hết sức cần thiết. Mỗi Kitô hữu hãy dấn thân trong việc quản lý đất nước của mình nhằm nâng cao phẩm giá con người thuộc mọi tầng lớp xã hội.

Các Kitô hữu tại Nepal được mời gọi để đưa mọi người từ sự thờ ơ trước anh em đồng loại đến với Lòng thương xót, vì các công việc bác ái chính là tâm điểm của Giáo hội.

Mud-covered Nepalese youths play in a rice paddy field in Baande village on the outskirts of Kathmandu on June 29, 2016. Farmers in Nepal celebrate National Paddy Day as the annual rice planting season begins. / AFP PHOTO / PRAKASH MATHEMA

AFP PHOTO / PRAKASH MATHEMA

Nepal đã có tới 3 Hiến pháp trong 6 thập kỷ qua. Đất nước chúng tôi đã phải trải qua các chế độ độc tài và kiểm soát lãnh đạo bởi chế độ độc đảng cũng như chế độ dân chủ, tiếp theo là cuộc nổi dậy Maoist và việc bãi bỏ chế độ quân chủ. Các phong trào quần chúng đã 3 lần thay đổi tình hình chính trị nơi đây.

Trong tất cả những cuộc tranh đấu như vậy, sự tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp của các cộng đồng Kitô giáo là gì? Một câu hỏi khó trả lời vì các Kitô hữu chỉ chiếm 1,42 % dân số đất nước và người Công giáo chỉ chiếm khoảng 8.000 dân trong một đất nước mà cho đến gần đây chỉ chấp nhận Ấn Độ giáo. Tuy nhiên, nếu các Kitô hữu sống đúng với những chân giá trị mà họ tin theo, thì chính những con số nhỏ nhoi những người Kitô hữu này sẽ tạo nên sự khác biệt nơi một quốc gia chủ yếu là Ấn Độ giáo.

Nepal có tỷ lệ cao nhất của các đảng chính trị trong tổng số dân nước này. Trong cuộc bầu cử năm 2008, có tới 54 đảng đại diện 28 triệu dân. Con số này tăng lên tới 122 đảng trong cuộc bầu cử năm 2013. Nếu tính cả những đảng phái không chính thức, con số này thậm chí còn cao hơn nhiều.

Đây là điều khá mới mẻ đối với phần đông những người theo Ấn giáo tại Nepal mà trước đây đã từng có một hệ thống tỷ lệ thuận với địa vị đẳng cấp, việc lựa chọn ứng viên dựa trên sức mạnh tài chính cũng như quan hệ bà con thân thích của họ.

Sau cuộc nổi dậy của những người theo chủ nghĩa Mao Trạch Đông, một số tập quán đã bắt đầu như việc phụ nữ đóng vai trò đại diện trong xã hội và một hệ thống hạn ngạch đối với các nhóm dân tộc và tôn giáo thiểu số. Nhưng ngay cả những hệ thống này cũng có thể bị lạm dụng bởi các nhóm quyền lực. Mọi người từ các nhóm yếu thế như vậy không thể cải thiện lá phiếu của mình vì các nhà lãnh đạo chính trị thường nắm quyền lực trong tay và luôn tìm mọi cách chống lại họ.

Chính vì vậy, sự tham gia của các Kitô hữu trong vấn đề chính trị chính thống đã trở thành một vấn đề đáng bàn.

Các Kitô hữu đã bầu ra cho mình một đại diện mới thông qua Đảng Janajagaran mới được thành lập ở Nepal (JPN) vào năm 2013. Đảng Janajagaran bao gồm các Kitô hữu thuộc các tôn giáo khác nhau. Ngoài ra, còn có một số ít các đại biểu quốc hội khác là Kitô hữu đại diện cho các Đảng khác nhau.

Trong khi một số người cho rằng chính trị và tôn giáo phải tách biệt nhau, thì số khác lại cho rằng giáo lý Kinh Thánh được áp dụng cho cả những vấn đề về xã hội và chính trị là phương thế tốt nhất nhằm mang lại những thay đổi tích cực.

Nếu chúng ta muốn nhận ra vai trò quan trọng của Giáo hội trong việc quản lý nhà nước, chúng ta cần phải nhận thức rõ ràng rằng liệu việc tham gia của chúng ta có đem những giá trị Kitô giáo vào những vấn đề chính trị hay không, và việc tham gia của chúng ta có đáp ứng xu hướng xã hội nhiều hơn hay không.

Một sự thật đã quá rõ rằng Đảng Janajagaran có thể không chỉ đại diện cho các chương trình nghị sự Kitô giáo. Thế nhưng, bằng việc không quên những nguyên tắc chỉ dẫn trong Kinh Thánh, Đảng này vẫn có thể nói thay cho các cộng đồng Kitô hữu và biến các hoạt động chính trị hướng tới thiện ích chung.

Sứ vụ của mỗi người Kitô hữu chúng ta là giải thoát nhân loại khỏi tình trạng bị áp bức bóc lột. Chính vì vậy, việc các Kitô hữu tham gia vào các hoạt động chính trị là hết sức cần thiết. Mỗi Kitô hữu hãy dấn thân trong việc quản lý đất nước của mình nhằm nâng cao phẩm giá con người thuộc mọi tầng lớp xã hội.

Chúng ta được mời gọi để đưa mọi người từ sự thờ ơ trước anh em đồng loại đến với Lòng thương xót. Các công việc bác ái chính là tâm điểm của Giáo Hội Công Giáo và Đức Thánh Cha đã mời gọi mỗi tín hữu hãy đem bác ái đến với các hoạt động chính trị.

Khi nói về sự tham gia của các Kitô hữu trong các hoạt động chính trị, chúng ta nên nhớ một điều cốt yếu rằng các Kitô hữu không được phép làm chính trị nhân danh tôn giáo. Chúng ta không muốn phát triển các trào lưu chính thống nhân danh tôn giáo. Nhưng đúng hơn, lấy cảm hứng từ những giáo huấn trong Kinh Thánh về công bằng và bác ái, chúng ta nên thực hiện sự can thiệp chính trị của mình nhằm hướng tới những công ích chung cho mọi tầng lớp trong xã hội.

Sau cuộc chiến tranh của chủ nghĩa Mao Trạch Đông, tôi đã từng ủng hộ cho một chương trình xây dựng hòa bình giữa những khu vực buộc phải di tản cũng như không phải di tản.

Tôi đã rất ngạc nhiên khi tranh luận với một người phụ nữ về việc lựa chọn đảng phái chính trị tốt nhất đại diện cho họ tại Jumla – một trong những huyện phát triển nhất trong cả nước. Chính điều đó cho thấy việc tham gia vào lĩnh vực chính trị của người dân ở đây là một việc hết sức nghiêm túc.

Chúng ta không thể xa rời các hoạt động chính trị nếu chúng ta thực sự ao ước muốn xây dựng Nước Thiên Chúa. Người ta có thể gọi Giáo Hội là một tổ chức “tâm linh”, và cũng có thể gọi đây là một tổ chức chính trị. Tôi nhận thấy các hoạt động chính trị cũng có thể coi là một sự can thiệp tinh thần của Tin Mừng đối với các vấn đề xã hội.

Do đó, việc tham gia tích cực của các Kitô hữu trong lĩnh vực chính trị – với những giáo huấn của Chúa Giêsu chống lại những bất công -có thể giúp Nepal để thành lập một chính phủ công bình. Với một chính phủ như vậy sẽ giúp mọi người dân thuộc mọi tầng lớp cũng như mọi tôn giáo khác nhau có thể cùng cộng tác với nhau nhằm hướng tới sự bình đẳng và công bằng xã hội cho tất cả mọi người dân tại Nepal.

Prakash Khadka, Kathmandu, Nepal

Prakash Khadka là một nhà hoạt động xã hội về hòa bình và các hoạt động nhân quyền, đồng thời là đại diện của tổ chức ‘Pax Romana’ tại Nepal – một phong trào Công giáo quốc tế đối với các vấn đề về vấn đề văn hóa và sở hữu trí tuệ.

Khi nói về sự tham gia của các Kitô hữu trong các hoạt động chính trị, chúng ta nên nhớ một điều cốt yếu rằng các Kitô hữu không được phép làm chính trị nhân danh tôn giáo.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết