Tại sự kiện của hãng thông tấn Dòng Tên, ông Biden tuyên bố sẽ tăng đáng kể giới hạn số lượng người tị nạn

Đảng Dân chủ Joe Biden được nhìn thấy ở Wilmington, Del., Ngày 14 tháng 7 năm 2020. (Nguồn: Leah Millis / Reuters qua CNS.)

Ông Joe Biden thuộc Đảng Dân chủ trong bức ảnh được chụp tại Wilmington, Del., ngày 14 tháng 7 năm 2020 (Ảnh: Leah Millis / Reuters)

Nhiều tuần lễ sau khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump tuyên bố chính quyền này đã giảm giới hạn số lượng người bị buộc di tản tối đa xuống mức thấp nhất lịch sử mà Hoa Kỳ quyết định tái định cư trong năm tài chính liên bang, Tổng thống đắc cử Joe Biden cho biết vào ngày 12 tháng 11 vừa qua rằng ông sẽ lãnh đạo theo một đường hướng khác biệt đáng kể.

Phát biểu với các tham dự viên tham gia một sự kiện trực tuyến đánh dấu kỷ niệm 40 năm thành lập Tổ chức Dịch vụ Tị nạn Dòng Tên (JRS), ông Biden, trong một video được ghi âm trước, cho biết chính quyền của ông sẽ nâng mức giới hạn 15.000 người do chính quyền Trump đặt ra cho năm tài chính 2021 lên 125.000 người tị nạn.

Trong nhiệm kỳ tổng thống của Trump, Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ, cùng với các tổ chức Công giáo khác và nhiều nhóm tín ngưỡng và thế tục, đã đấu tranh trong các nỗ lực vận động để cho phép có thêm nhiều người tị nạn hơn được tiếp nhận vào nước này, với số lượng kỷ lục những người bị cưỡng bức di tản trên toàn thế giới – gần 80 triệu người, theo cơ quan tị nạn của Liên Hợp Quốc, Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn.

Vài giờ sau khi nhậm chức vào tháng 1 năm 2017, chính quyền Trump đã tuyên bố cắt giảm giới hạn 110.000 người được phép dưới thời chính quyền Obama xuống còn 50.000 người. Chính quyền Trump liên tục cắt giảm con số này mỗi năm tài chính.

Năm ngoái, chính quyền Trump thông báo họ sẽ đặt giới hạn 18.000 người tị nạn cho năm tài chính 2020, nhưng chưa đến 10.000 người được phép tiếp nhận.

Ông Biden, trong video dành cho sự kiện của tổ chức JRS, cho biết ông sẽ quay trở lại xu hướng đi lên của Hoa Kỳ kể từ khi Chương trình Người tị nạn Hoa Kỳ liên bang bắt đầu vào năm 1980.

“Hoa Kỳ từ lâu đã trở thành ngọn hải đăng hy vọng cho những người bị chà đạp và bị áp bức, một nhà lãnh đạo trong việc tái định cư người tị nạn và phản ứng nhân đạo của chúng ta. Tôi đoan hứa, với tư cách là Tổng thống Hoa Kỳ, tôi sẽ giành lại di sản đáng tự hào đó cho đất nước của chúng ta”, theo nhà lãnh đạo Biden, người được truyền thông tuyên bố vào ngày 7 tháng 11 là người giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống, nhưng chiến dịch tranh cử của Trump đã nộp đơn kiện tụng ở một số tiểu bang thách thức việc kiểm phiếu.

“Chính quyền Biden-Harris sẽ khôi phục vai trò lịch sử của Hoa Kỳ trong việc bảo vệ những người dễ bị tổn thương và bảo vệ quyền của những người tị nạn ở khắp mọi nơi”, ông Biden cho biết thêm.

Bà Ashley Feasley, Giám đốc chính sách về Dịch vụ Di cư và Người tị nạn trực thuộc HĐGM Công giáo Hoa kỳ, cho biết trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 13 tháng 11 với hãng tin CNS rằng sự thay đổi trong chính sách đối với Hoa Kỳ sẽ đẩy mạnh một số mạng lưới các cơ quan, quốc tế và trong nước, mà công tác tái định cư đã giảm sút trong vài năm qua.

Ông Biden sẽ cần phải ban hành Quyết định mới của Tổng thống về Tiếp nhận người tị nạn – điều cần thiết để tăng số lượng những người được phép tiếp nhận, nhưng ngay cả khi ông làm điều đó vào ngày đầu tiên nhậm chức, điều đó sẽ phải mất rất nhiều nỗ lực, xây dựng lại mối quan hệ với các cơ quan toàn cầu chẳng hạn như UNHCR, để đưa chương trình quay trở lại như trước đây.

“Tôi không thấy họ tăng lên con số 125.000 người trong năm tài chính này, nhưng tôi nhận thấy cơ sở hạ tầng đang được xây dựng lại”, bà Feasley nói.

Các cơ quan Công giáo và các cơ quan dựa trên đức tin khác như tổ chức JRS, mà công việc của họ đã được ông Biden cũng như Đức Giáo hoàng Phanxicô ca ngợi trong sự kiện trực tuyến, đang nỗ lực hoạt động trên tuyến đầu của công việc tái định cư, cung cấp dịch vụ chăm sóc mục vụ, các chương trình hỗ trợ tâm lý xã hội trong các trung tâm giam giữ và trại tị nạn, chương trình cứu trợ nhân đạo, cũng như giúp người tị nạn vạch ra những đường hướng mới trong một ngôi nhà mới.

Tổ chức JRS, mà trong suốt bốn thập kỷ qua đã cung cấp các chương trình giáo dục và sinh kế để những người tái định cư có thể phát triển các kỹ năng và hòa nhập vào cộng đồng mới của họ, đã nhận được một lá thư từ Đức Thánh Cha Phanxicô gửi cho Linh mục Dòng Tên Thomas H. Smolich, Giám đốc quốc tế của tổ chức, nhân dịp kỷ niệm cột mốc này.

Trong bức thư, Đức Thánh Cha Phanxicô cảm ơn các nhân viên và các tình nguyện viên, đồng thời gửi lời chào đặc biệt “tới rất nhiều người đàn ông, phụ nữ và trẻ em đang tìm kiếm nơi nương tựa và sự trợ giúp từ tổ chức JRS. Cầu mong họ và gia đình luôn nhận thức được rằng Đức Giáo hoàng vẫn luôn gần gũi họ và cầu nguyện cho họ!”.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết về mong muốn của mình, rằng cơ quan này sẽ tiếp tục “nâng cao nhận thức về hoàn cảnh của những người tị nạn và những người bị cưỡng bức di dời khác” và đồng thời “mở rộng vòng tay của tình bằng hữu với những người cô đơn, bị chia cắt khỏi gia đình hoặc thậm chí bị bỏ rơi”.

Và đó là một phần trong những công việc mà nhiều cơ quan Công giáo nỗ lực làm việc để tái định cư những người tị nạn có liên quan, bà Feasley nói. Đó là một phần trong di sản tinh thần của việc giúp đỡ những người xa lạ, và là điều mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc nhở các tín hữu Công giáo trong Thông điệp gần đây nhất của Ngài, “Fratelli Tutti”, bà Feasley cho biết thêm.

Việc quay trở lại tăng cường công việc tái định cư cho người tị nạn là một cơ hội để thực hiện lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô để “chào đón, bảo vệ, khuyến khích và hòa nhập” một số người dễ bị tổn thương nhất trong chúng ta, bà Feasley nói.

“Tôi nhận thấy những thách thức nhưng cũng có những cơ hội để phát triển và có thể làm nhiều thứ hơn cho người Công giáo để nhận thấy rằng điều này là cốt yếu như thế nào đối với bản sắc của chúng ta với tư cách là một Giáo hội toàn cầu”, bà Feasley nói.

Truyền thống đức tin Công giáo có một lịch sử lâu đời và được ghi nhận về việc buộc phải luôn di chuyển, của việc là một Giáo hội của những người tị nạn, cũng như là một dân tộc luôn chào đón và đồng hành với những người bị buộc phải di cư, bà Feasley nói.

Minh Tuệ (theo Crux)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube