Tại sao Đức Phanxicô có thể sẽ nối tiếp chỉ dẫn của Đức Bênêdictô đối với vụ bê bối lạm dụng tính dục tại Chile

Vào tuần này, 34 Giám mục Chile đang gặp gỡ với ĐTC Phanxicô để thảo luận về vụ bê bối lạm dụng tình dục của quốc gia này, vốn liên quan đến ít nhất một trong các giám mục tham dự cuộc họp. Cuộc họp là hết sức quan trọng, nhưng chưa từng xảy ra trước đó.

ĐTC Phanxicô đã triệu tập các giám mục Chile đến Rome trong một lá thư được công bố vào ngày 8 tháng 4 thừa nhận việc Ngài đã phạm phải “những sai lầm nghiêm trọng” trong phán quyết về cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục của quốc gia này, và đó là kết quả của một cuộc điều tra chuyên sâu đối với những cáo buộc về vụ lạm dụng đã được che đậy được thực hiện bởi Đức Tổng Giám mục Charles Scicluna người Malta, công tố viên hàng đầu của Vatican về vấn đề lạm dụng tính dục trong hàng giáo sĩ.

Vào tháng 4 năm 2002, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã kêu gọi 13 vị hồng y và giám mục của Hoa Kỳ thảo luận về một cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục bởi hàng giáo sĩ với quy mô lớn. Đức Benedict XVI đã nối tiếp công việc này khi cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục tại Ireland được đưa ra ánh sáng vào năm 2009, đồng thời triệu tập các vị lãnh đạo cấp cao cao của Ireland và các thành viên của Giáo triều Rôma gặp gỡ tại Vatican vào tháng 2 năm 2010.

Đó là thực tế chưa từng nghe, ít nhất là trong lịch sử gần đây, rằng Giáo Hoàng triệu tập toàn bộ Hội đồng Giám mục – hoặc thậm chí là các giám mục và Hồng y hàng đầu của một quốc gia – đến Rome để thực hiện một chuyến thăm khẩn cấp không được lên kế hoạch trước. Nhưng vấn nạn lạm dụng tình dục, và những vụ che đậy trong các môi trường Giáo hội, dường như đáng cần phải được xử trí hơn những vấn đề khác.

Trong khi Thánh Gioan Phaolô là người đầu tiên trong số ba vị Giáo Hoàng gần đây nhất đưa ra một yêu cầu quyết liệt như vậy, các quan sát viên Vatican cho biết rằng một lá thư được Đức Benedict XVI gửi cho các tín hữu Công giáo Ireland vào tháng 3 năm 2010 đã đặt ra một sắc thái đối với cách tiếp cận của Vatican đối với các cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục trên toàn thế giới.

Bức thư, vốn được công bố sau khi nguyên Giáo Hoàng Benedict gặp gỡ các vị giám mục Ireland, vẫn được đọc, giảng dạy và tham khảo rộng rãi như là một ví dụ rõ ràng về cách thức Vatican phải ứng phó với trường hợp lạm dụng tính dụng và việc che đậy những vụ việc như vậy.

Theo nhà báo John Allen, cựu chiến binh Vatican, khi các giám mục Hòa Kỳ đến Vatican vào tháng 4 năm 2002 để thảo luận về cuộc khủng hoảng lạm dụng bùng nổ ở Mỹ, kết quả cuối cùng của cuộc họp là một tập hợp bao gồm rất nhiều vấn đề.

Một mặt, tuyên bố của Thánh Gioan Phaolô II rằng “mọi người cần biết rằng chẳng có chỗ nào trong chức tư tế và đời sống tu trì dành cho những người làm tổn thương đến các thanh thiếu niên” ủy quyền cho các giám mục Hoa Kỳ triển khai “Điều lệ Dallas” tháng 6 năm 2002, vốn đặt ra những tiêu chuẩn quốc gia thích hợp cho việc phòng ngừa và báo cáo các trường hợp lạm dụng trẻ em.

Mặt khác, ông Allen nói, các tài liệu phác thảo các nghị quyết được đưa ra bởi các giám mục Hoa Kỳ và Vatican là vội vã, và được hầu hết các phái đoàn Mỹ và Vatican coi như là một sự giải thích thiếu chính xác đối với cuộc thảo luận và các kế hoạch đã được thực hiện.

Nói chung, có vẻ như những thông báo của Vatican sau cuộc họp là một cơ hội bị bỏ lỡ đối với Giáo Hội để gửi đi một thông điệp mạnh mẽ, thống nhất cho thế giới về vấn đề lạm dụng tính dục bởi hàng giáo sĩ.

Pope_Francis_and_Pope_Emeritus_Benedict_XVI_meet_to_bless_the_newly_elected_cardinals_on_June_28_2017_Credit_LOsservatore_Romano_CNATuy nhiên, nguyên Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, người đã có mặt trong cuộc gặp với các giám mục Hoa Kỳ với tư cách là Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, đã có được một sự giải thích trước hết về phạm vi của vấn đề, những thất bại vốn cho phép việc lạm dụng, các bước cần được thực hiện trong tương lai, và những thiệt hại được thực hiện đối với các cá nhân cũng như đối với sự tín nhiệm của Giáo Hội trong toàn bộ một quốc gia.

Đức Bênêđictô XVI có thể đã rút kinh nghiệm khi đối phó với vụ bê bối lạm dụng của Ireland vào năm 2009, và những hiểu biết của Ngài dường như hướng dẫn cuộc thảo luận của Ngài với các vị giám mục Ireland, cách xử trí những kết luận của cuộc họp, và lá thư năm 2010 gửi cho các tín hữu Công giáo Ireland.

Trong một cuộc họp báo vào ngày 14 tháng 5 trước cuộc họp với ĐTC Phanxicô để thảo luận về cuộc khủng hoảng lạm dụng của chính quốc gia của mình, các giám mục Chile, Đức Cha Fernando Ramos và Juan Ignacio González, cho biết họ và các anh em giám mục của mình gần đây đã đọc lá thư năm 2010 của Đức Benedict, và đồng thời cho biết rằng lá thư sẽ cung cấp những chỉ dẫn cần thiết để họ tuân theo nơi chính đất nước của mình.

Trong bức thư, Đức nguyên Giáo Hoàng Benedict đã nhắn nhủ với những người Công giáo tại Ireland không chỉ với sự quan tâm của một người cha, mà còn “với tình cảm của một người Kitô hữu, đã bị xúc phạm và tổn thương bởi những gì đã xảy ra trong Giáo Hội yêu dấu của chúng ta”.

Nguyên Giáo Hoàng Benedict đã chia lá thư này này thành nhiều phần khác nhau dành cho các nhóm người cụ thể, bao gồm các nạn nhân và gia đình của họ, các bậc cha mẹ, các linh mục và tu sĩ phạm tội lạm dụng tính dục trẻ em, trẻ em và thanh thiếu niên từ Ireland, các linh mục và tu sĩ từ Ireland, chính cả các giám mục Ireland và người Công giáo Ireland nói chung.

Đức Benedict đã xin lỗi các nạn nhân, đồng thời nhấn mạnh rằng không gì có thể xóa bỏ những sai lầm mà họ đã phải chịu đựng, và điều đó cũng quả là dễ hiểu nếu họ không thể tha thứ và hòa giải với Giáo Hội.

“Nhân danh Giáo hội, tôi công khai bày tỏ sự hổ thẹn và hối hận mà tất cả chúng ta đều cảm thấy. Đồng thời, tôi mời gọi anh chị em đừng bao giờ đánh mất hy vọng”, Đức Benedict nói.

Trong số những thứ khác, nguyên Giáo Hoàng Benedict thúc giục sự hình thành lớn hơn về vấn đề lạm dụng đối với các linh mục và tu sĩ, vốn được các giám mục Chile lặp lại trong cuộc họp báo của họ.

Nguyên Giáo Hoàng Benedict cũng nhấn mạnh một số yếu tố mà Ngài cho biết chính là nguyên nhân trong cuộc khủng hoảng lạm dụng. Ngoài bối cảnh văn hóa thay đổi nhanh chóng và thế tục, Đức Benedict cho biết các thủ tục tìm kiếm ứng cử viên phù hợp cho chức tư tế và đời sống tu trì là “không đầy đủ” và đồng thời chỉ ra “việc thiếu đào tạo về nhân bản, luân lý, tri thức và tinh thần trong các chủng viện và tập viện”, như là một trong những nguyên nhân của sự thất bại về thể chế.

Một vấn đề nữa, Đức Benedict nói, đó chính là chủ nghĩa giáo sĩ trị và việc tôn trọng thái quá đối với những người có thẩm quyền, cũng như là một “mối sự lo lắng sai lầm về danh tiếng của Giáo hội và việc tránh những lời gièm pha, dẫn đến sự thất bại trong việc áp dụng các hình phạt thoe quy tắc Giáo hội và đồng thời bảo vệ phẩm giá của tất cả mọi người”.

Xét về hành động cụ thể, Đức Benedict đã đề xuất một số sáng kiến cụ thể, đầu tiên trong số đó là việc ăn năn hối lỗi về những sai phạm đã mắc phải.

Ngài yêu cầu các giám mục Ireland dành Mùa Chay năm 2010, như là một khoảng thời gian “cầu nguyện để Thiên Chúa tuôn đổ Lòng thương xót và những món quà của sự thánh thiện và sức mạnh của Chúa Thánh Thần xuống trên đất nước của anh chị em”.

Đức Benedict cũng đã yêu cầu các tín hữu Công giáo Ailen dành mọi ngày thứ Sáu trong năm – từ Mùa Chay năm 2010 đến Mùa Phục Sinh năm 2011 – mời gọi họ dâng những lời cầu nguyện thường xuyên, việc ăn chay và các công việc bác ái cho việc chữa lành và đổi mới đối với Giáo hội Ireland và đồng thời kêu gọi họ đi xưng tội thường xuyên hơn.

Đức Benedict cho biết cần phải đặc biệt chú ý đến viện tôn sùng Bí tích Thánh Thể, đặc biệt là tại các giáo xứ, các chủng viện, các cơ sở tôn giáo và các tu viện để “thực hiện đền bồi những tội lỗi đối với việc lạm dụng đã gây ra rất nhiều những tổn hại” và nài xin ân sủng về một ý nghĩa mới cho sứ vụ của họ.

Nguyên Giáo Hoàng Benedict cũng thông báo rằng Ngài sẽ thực hiện chuyến Tông du tới một số giáo phận, chủng viện và Dòng tu và đồng thời cho biết rằng Ngài sẽ bổ sung một nhiệm vụ cho các giám mục, linh mục và tu sĩ tại Ireland.

Hy vọng đối với nhiệm vụ này, Đức Benedict nói, là nhờ việc tiếp cận với những nhà rao giảng thánh thiện và với việc đọc lại một cách cẩn thận các tài liệu do HĐGM ban hành, các nghi lễ phụng vụ đối với việc phong chức và những giáo huấn gần đây, những người sống đời thánh hiến sẽ “có được một sự đánh giá sâu sắc hơn đối với ơn gọi của riêng mỗi người, để có thể tái khám phá cội rễ đức tin của anh chị em nơi Đức Giêsu Kitô và đồng thời kín múc từ suối nguồn nước hằng sống mà Ngài đã trao ban cho anh chị em thông qua Giáo Hội”.

Trong cuộc họp báo hôm thứ Hai với các giám mục Chile, hai Đức Cha Ramos và González đã gọi bức thư của nguyên Giáo Hoàng Benedict như là “một tài liệu quý giá và tuyệt vời bao gồm đầy đủ những chỉ dẫn mà chúng ta sẽ tuân theo hoặc đang theo dõi”.

Các Giám mục cũng đưa ra những nhận xét gợi nhớ đến cảm xúc của Đức Benedict XVI, đồng thời cho biết rằng họ sẽ tham gia cuộc gặp gỡ vào tuần này với “sự hổ thẹn và đau đớn”, nhưng họ cũng lên tiếng hy vọng rằng cuộc thảo luận sẽ là một sự khởi đầu mới cho các giám mục, và sẽ cung cấp một sự định hướng mang tính quyết định hướng về phía trước.

Tuy nhiên, trong khi họ đã có những chỉ dẫn của Đức Benedict, các giám mục cho biết rằng trong tuần này, họ sẽ có mặt tại Rome theo lời mời gọi của ĐTC Phanxicô, và nhiệm vụ của họ đó là “lắng nghe Thánh Phêrô, lắng nghe Đức Giáo Hoàng.

“Các kết luận rồi cũng sẽ được đưa ra, những con đường mới rồi cũng sẽ được mở ra”, Đức Cha González nói, đồng thời ngài cũng cho biết thêm rằng “ĐTC Phanxicô sẽ cho chúng ta tia sáng” cho thấy con đường cần phải được thực hiện.

Các cuộc gặp gỡ giữa ĐTC Phanxicô và các giám mục Chile đã bắt đầu vào chiều thứ Hai, và sẽ tiếp tục đến thứ Năm, ngày 17 tháng Năm. Không giống như cuộc họp vào năm 2002, Vatican đã tuyên bố rằng sẽ không có bất kì thông báo hoặc thông cáo báo chí nào sau cuộc họp để giữ cho cuộc thảo luận này được mang tính bí mật.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết