Tại sao các tín hữu Công giáo da đen đang rời bỏ Giáo hội?

Ảnh: iStock.com/Rawpixel

Ảnh: iStock.com/Rawpixel

Bất chấp mức độ cam kết tôn giáo cao của họ, các tín hữu Công giáo da đen đang tiếp tục rời bỏ Giáo hội.

Vào tháng 2, Trung tâm Nghiên cứu Pew đã công bố cuộc khảo sát toàn diện nhất từ trước cho đến nay về đức tin của người da đen ở Mỹ. Báo cáo này là một nguồn quan trọng để hiểu về đời sống tôn giáo của người Mỹ da đen trong tất cả các biểu hiện của nó: Công giáo, Tin lành, ngoài Kitô giáo và không thuộc bất kỳ tôn giáo nào.

Báo cáo này đặc biệt phù hợp với độc giả của tạp chí này, bởi vì người Công giáo da đen chiếm một số lượng đáng kể. Do đó, lần đầu tiên trong gần 40 năm Linh mục của mình, chúng tôi đã có được dữ liệu đáng tin cậy về đức tin và thực hành của bộ phận dân số Công giáo này — thông tin được những người trong chúng tôi làm công việc mục vụ cho những người Công giáo da đen tìm kiếm từ lâu.

Chẳng hạn một ví dụ, hiện tại chúng tôi biết số lượng các tín hữu Công giáo da đen. Họ chiếm 4% dân số Công giáo Hoa Kỳ — về cơ bản, họ đứng sau sự hiện diện của chúng ta trong dân số quốc gia (khoảng 13%). Các tín hữu Công giáo da đen cũng chỉ chiếm 6% các tín đồ tôn giáo da đen của cả nước, so với 66% các tín hữu Tin lành.

Tuy nhiên, điều quan trọng cần ghi nhớ là những tỷ lệ phần trăm nhỏ bé này vẫn được tính bằng hàng triệu. 3 triệu người Công giáo da đen của Hoa Kỳ vẫn cao hơn các tín hữu da đen thuộc Giáo hội Giám nhiệm và các thành viên thuộc Giáo hội Giám lý Châu Phi (giáo phái của người da đen có lịch sử lâu đời nhất của quốc gia). Vì vậy, người ta hy vọng rằng mối quan tâm và nhu cầu của hàng triệu tín hữu Công giáo sẽ được Giáo hội rộng lớn hơn và các nhà lãnh đạo Giáo hội quan tâm.

Tuy nhiên, một trong những tiết lộ đáng buồn nhất liên quan đến số lượng người Mỹ gốc Phi là các cựu thành viên của Giáo hội. Chỉ 54% người da đen lớn lên trong Giáo hội Công giáo và khẳng định mình là người Công giáo. Con số này so với 81% người da đen lớn lên trong Giáo hội Tin lành và hiện đang theo Tin lành, và 61% người Mỹ da trắng vẫn tiếp tục giữ đạo Công giáo cho tới khi trưởng thành.

Hơn nữa, những người Mỹ gốc Phi rời bỏ Giáo hội Công giáo có khả năng theo đạo Tin lành hoặc không theo bất kỳ tôn giáo có tổ chức nào khác. Nhưng những người Mỹ gốc Phi rời bỏ đức tin Tin lành rất khó trở lại đạo Công giáo.

Do đó, những người Công giáo da đen được nuôi dưỡng trong đức tin Công giáo họ ít có khả năng giữ đạo Công giáo hơn người Mỹ nói chung. Chúng ta đang chứng kiến một sự rời bỏ Giáo hội Công giáo của những người Mỹ gốc Phi.

Hơn 3/4 người Công giáo da đen nói rằng sự cam kết thực hiện công bằng chủng tộc là một khía cạnh thiết yếu hoặc quan trọng trong đức tin của họ.

Điều này đặt ra câu hỏi khó chịu: Tại sao? Báo cáo chỉ ra rằng điều này không phải do người Da đen ít mộ đạo hơn các nhóm sắc tộc khác. Trong thực tế, điều ngược lại là đúng. Người Mỹ gốc Phi ngoan sùng đạo hơn nếu xét về mặt tin vào Thiên Chúa, tham gia cầu nguyện, đọc Kinh Thánh, và tham gia vào các vấn đề xã hội hơn người Mỹ da trắng. Cuộc rời bỏ Giáo hội cũng không phải do vấn đề sắc tộc vốn hình thành nên các Giáo xứ Công giáo. Các tín hữu Công giáo da đen, giống như những người Mỹ da đen khác, họ rất ưa thích các Giáo xứ mang tính hỗn hợp sắc tộc.

Các câu trả lời nằm theo một hướng khác. Hơn 3/4 người Công giáo da đen cho biết rằng cam kết thực hiện công bằng chủng tộc là một khía cạnh thiết yếu hoặc quan trọng trong đức tin của họ, so với chỉ 13% người Công giáo nói chung. 3/4 người Công giáo Da đen mong muốn được nghe các bài giảng có liên quan đến các cuộc đấu tranh đặc biệt của người da đen ở Mỹ, nhưng chưa đến 1/3 giáo dân thuộc các Giáo xứ chủ yếu là người da trắng đã nghe các bài giảng về các cuộc biểu tình lớn vào mùa hè năm ngoái về sự thờ ơ nhẫn tâm của quốc gia đối với phong trào Black Lives Matter (BLM).

Nói cách khác, việc các tín hữu da đen rời bỏ Giáo hội Công giáo là do sự khác biệt cơ bản giữa điều mà đại đa số người Công giáo da đen (và những người Mỹ da đen khác) coi là cần thiết để hiểu đức tin và những mối quan tâm đang được đề cập ở hầu hết các cộng đoàn da trắng. Đó không phải là vấn đề liên quan đến sắc trắng của Giáo hội Công giáo. Cộng đồng Công giáo da trắng không muốn tham gia vào những thực tế quan trọng mang tính thiết yếu đối với các tín hữu người Mỹ gốc Phi và người Công giáo da đen.

Trên thực tế, thông điệp không quá tế nhị được chuyển tải đó là những mối bận tâm như vậy không liên quan đến đức tin Công giáo.

Chúng ta là kiểu mẫu Giáo hội như thế nào nếu công bằng chủng tộc bị coi là không thích hợp hoặc không thiết yếu để trở thành người môn đệ Chúa Giêsu?

Điều này đặt ra những câu hỏi đáng lo ngại về Giáo hội Công giáo Hoa Kỳ. Chúng ta là kiểu mẫu Giáo hội như thế nào nếu công bằng chủng tộc bị coi là không thích hợp hoặc không thiết yếu để trở thành người môn đệ Chúa Giêsu? Và làm thế nào Giáo hội Công giáo có thể trở nên giống với những điều đã tuyên bố – “Công giáo” và phổ quát – nếu gần một nửa số thành viên da đen từ bỏ Giáo hội bất chấp những đánh giá cao về cam kết tôn giáo của họ?

Gần 4 năm trước trong tờ tạp chí này, tôi đã suy nghĩ về việc chị gái tôi rời bỏ Giáo hội. Sau đó, tôi tự hỏi, “Còn bao nhiêu cuộc rời bỏ Giáo hội nữa sẽ xảy ra trước khi cộng đoàn đức tin của chúng ta và những người lãnh đạo cộng đoàn xem xét cuộc ra đi này một cách nghiêm túc hơn”. Câu hỏi đó ngày càng trở nên cấp thiết hơn. Và để có thể làm rõ câu trả lời đó, chúng ta sẽ phải mất nhiều thời gian.

Bài báo này cũng xuất hiện trên tạp chí Công giáo Hoa Kỳ tháng 6 năm 2021 (Tập 86, số 6, trang 40-41).

Lm. Bryan Massingale

** Cha Bryan Massingale là Giáo sư thần học và đạo đức xã hội tại Đại học Fordham, New York. Ngài là tác giả của cuốn ‘Công lý chủng tộc và Giáo hội Công giáo’ (Orbis, 2010).

Minh Tuệ (theo US Catholic)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube