Sự trầm cảm chán chường trong thời kỳ Coronavirus

Depresion-Coronavirus-1280x640-1-696x348-1

Không có gì ngạc nhiên khi trong thời gian này của đại dịch Coronavirus, các trạng thái trầm cảm chán chường hay sự trầm cảm, đã gia tăng. Đó là một “mão gai” khác nữa được thêm vào hội chứng này được WHO tuyên bố là căn bệnh của thế kỷ 21.

Trong phần trình bày ngắn gọn này, chúng tôi sẽ tập trung vào chứng “trầm cảm ngoại sinh”, tức là khi trạng thái trầm cảm phát sinh do một sự kiện tiêu cực trong trải nghiệm của cá nhân.

Trong trường hợp của chúng ta, COVID 19 đã xuất hiện khi chúng ta chẳng hề mong đợi, và nó đã từ từ tàn phá từng ngày, từng tháng và gần như nhiều năm hoạt động quan hệ và công việc của chúng ta. Sau đó xuất hiện các triệu chứng về thể lý như nhức đầu, tiêu chảy hoặc táo bón, tức ngực, đau cổ hoặc đau đầu, mệt mỏi và sa sút…; hoặc các triệu chứng tâm thần như lo lắng, mất trí nhớ, buồn bã, hỗn loạn, thờ ơ, chán nản, v.v …; hoặc các biểu hiện lạ khác như lo lắng, mất trí nhớ, buồn bã, lú lẫn, thờ ơ, chán nản, … hoặc các biểu hiện lạ khác như uể oải thờ thẫn vào ban ngày, nửa đêm lo lắng trằn trọc tỉnh giấc, không muốn dậy vào buổi sáng, chán ăn, sợ hãi rằng “mình sẽ là người tiếp theo nhiễm vi-rút”, suy giảm khả năng đưa ra quyết định, có những ý nghĩ khinh miệt hoặc có suy nghĩ rằng cuộc sống này không đáng sống, v.v.

Đó không phải là trường hợp phân tích nguồn gốc tâm lý, y tế hoặc tâm thần của bệnh trầm cảm, mà là phạm vi tác động mà những tháng bị cầm chân tù túng, bắt buộc sử dụng các biện pháp an toàn sinh học (đeo khẩu trang, rửa tay, giữ khoảng cách với người khác), và khoảng thời gian bị giam hãm kéo dài đã ảnh hưởng sức khỏe tâm lý và trạng thái tinh thần của chúng ta, và đồng thời đưa ra một số biện pháp tâm lý và tôn giáo để dễ dàng thực hành, để kiểm soát, ngăn chặn và hy vọng, xóa bỏ những biểu hiện tiêu cực đó.

pandemia-y-preocupacion

Tóm lại, tôi cung cấp cho anh chị em một liệu pháp đơn giản có thể giúp chúng ta về mặt tâm lý và tinh thần để trở thành những con người “kiên cường”, những người có thể rút ra từ sâu thẳm bên trong chúng ta những năng lượng tinh thần và tâm linh có thể giúp chúng ta tiếp tục trên con đường lạc quan và hy vọng.

1. Từ cuối thế kỷ trước, “Chủ nghĩa hành vi” (Behaviorism) và “Tâm lý học tích cực” (positive psychology) đã đưa ra liệu pháp gọi là “Bộ ba tự kiểm soát” (Triad of Self-Control) cho những trường hợp tương tự. Nó rất dễ dàng, và nếu chúng ta thực hành nó thường xuyên, nó sẽ mang lại cho chúng ta những kết quả tuyệt vời. Hãy xem nào. Bất cứ khi nào trạng thái trầm cảm xuất hiện, người đó hãy nói: “Dừng lại nào! (hoặc Hãy dừng lại!), hít thở sâu và sau đó tưởng tượng một cảnh tượng vui vẻ dễ chịu. Hãy xem xét kỹ thuật này chi tiết hơn một chút:

– Dừng suy nghĩ: khi một người cảm thấy một trong những trạng thái trầm cảm này, hãy nhắm mắt lại, khép chặt ngón trỏ và ngón cái của bàn tay phải và tự lặp lại một cách dứt khoát từ “Dừng lại nào!”. Làm điều này 3 lần. Dần dần bạn sẽ có được thói quen của việc ngừng những suy nghĩ hoặc cảm xúc trầm cảm và “điều kiện” để ngón trỏ và ngón cái kết hợp với cảm giác kiểm soát đó; bạn có thể lặp lại hành động này, không bị chú ý, khi bạn cần kiểm soát bản thân và cảm thấy tốt hơn trong hoàn cảnh thực tế.

– Bài tập thở-thư giãn. Người đó được dạy nhắm mắt và hít thở sâu (bằng cơ hoành): “hít sâu” và sau đó “thở ra” từ từ. Thực hiện bài tập vài lần. Đây là một cách thư giãn tối ưu.

– Hãy tưởng tượng một cảnh tượng được tiếp thêm sức mạnh. Người đó được dạy cách sử dụng trí tưởng tượng của mình và tưởng tượng một cách chi tiết về trải nghiệm thú vị và được tiếp thêm sức mạnh trong quá khứ mà họ đã trải nghiệm: một bãi biển với gió hiu hiu đầy thư thái, cảnh đẹp nhìn từ đỉnh núi, cảm giác yên bình trong một khu rừng , một niềm vui ngây ngất trong giây phút ngập tràn hạnh phúc. Người đó nên tiếp tục tận hưởng trải nghiệm quá khứ đó trong vài giây.

Nếu 3 bước trên được kết hợp với nhau, người đó sẽ học cách điều chỉnh một cách tích cực những khoảnh khắc tiêu cực hoặc trầm cảm và biến chúng trở nên tích cực. Đó là vấn đề về sự tập luyện và quan tâm.

oracion-y-coronavirus-1024x678-1

2. Khi chúng ta là những người Kitô hữu, chúng ta cũng có một kỹ thuật tuyệt vời khác và đó là thực hành câu nói nổi tiếng của Thánh Augustinô: “Thiên Chúa thân thiết hơn sự thân mật của tôi”.

Đây quả là một trải nghiệm tâm linh tuyệt vời, vì qua Bí tích Rửa tội, chúng ta trở thành “Đền thờ của Chúa Thánh Thần” và Thiên Chúa ngự trị trong sâu thẳm con người chúng ta. Chúng ta có thể nhớ, bất cứ khi nào chúng ta kết hiệp mật thiết với Ngài, rằng chúng ta trở thành “Christadelphians” (anh em Ðức Kitô), và chúng ta có Thiên Chúa ngự trị trong sâu thẳm nhất tâm hồn chúng ta, và Ngài yêu thương chúng ta, tha thứ cho chúng ta, ban cho chúng ta tình yêu cao vời nhất của Ngài, ôm lấy chúng ta bằng vòng tay nhân từ, và “không một sợi tóc nào trên đầu chúng ta rụng xuống nằm ngoài Thánh ý nhiệm mầu của Ngài”. Tất cả những gì Thiên Chúa làm là để yêu thương, để thi thố những điều thiện hảo, để tha thứ, để củng cố con người yếu đuối của chúng ta, ngõ hầu chúng ta có thể nhận ra hết mọi tiềm năng của mình.

Sau đó, chúng ta có thể sử dụng kỹ thuật “hít vào/ thở ra” ở trên, thêm vào đó yếu tố tâm linh được gọi là “Lời cầu nguyện của trái tim” hoặc “Lời cầu nguyện của người lữ khách”. Khi nhẹ nhàng hít vào, chúng ta thốt lên: “Lạy Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa Hằng Sống”, và khi thở ra, chúng ta nói: “Xin thương xót con”. Chúng ta làm điều này khoảng ba lần một cách chậm rãi. Sau đó, chúng ta lặp lại bước đầu tiên, đó là hít vào, không nhẹ bớt; nhưng ở bước thứ hai, chúng ta có thể thay đổi và cầu xin cho những người khác, những sự kiện hoặc những mong muốn, luôn luôn làm như vậy một cách ngắn gọn; chẳng hạn, chúng ta nói: “Xin đoái thương người mẹ đang đau yếu của con”. Vấn đề không phải là những lời cầu nguyện dài dòng, mà là những lời cầu nguyện ngắn gọn, vì Thiên Chúa luôn biết rõ mọi nhu cầu của chúng ta.

Chúng ta hãy biến những liệu pháp này trở thành một phần trong cuộc sống của mình, để chúng không chỉ phục vụ chúng ta trong thời điểm đại dịch, mà còn khi chúng ta có những cảm xúc tiêu cực hoặc khi những vấn đề khó khăn trong cuộc sống bủa vây chúng ta.

 “Bộ ba tự kiểm soát” là một công cụ tuyệt vời trong các hành vi xấu khác: ăn uống vô độ, nghiện ngập rượu chè, sử dụng ma túy, những mơ tưởng về tình dục, những cơn giận dữ, v.v. Và “sự hiện diện của Thiên Chúa nơi sâu thẳm tâm hồn của chúng ta” không chỉ là một tín điều: mà đó còn là một sự xác tín rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta bởi vì chúng ta là những tạo vật kỳ diệu và phi thường nhất mà Ngài đã tạo dựng nên, kiệt tác của Ngài mà Ngài sẽ không bao giờ bỏ quên.

 Lm. José Rafael Prada Ramírez, C.Ss.R.

 Tiến sĩ Tâm lý học lâm sàng

(Nguồn: redentoristasdecolombia.com)

Minh Tuệ (theo Scala News)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube