Sứ Thần Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc: “Nghèo đói chính là thách đố lớn nhất đối với nhân loại”

  • Tin tức
  • Thứ Bảy, 11-02-2017 | 07:29:33

Đức TGM Auza cho biết thế giới hiện nay hiện đang ‘kém ổn định và đang trong tình trạng tuyệt vọng rất cần đến những dấu chỉ cụ thể của hy vọng’

A shepherd herds goats on a roadside in Peshawar, Pakistan, Jan. 19. Archbishop Bernardito Auza, the Vatican's permanent observer to the United Nations, called on countries Feb. 6 to seek solutions to poverty based not only on economics but to also address personal, social and environmental factors that contribute to it. (CNS photo/Arshad Arbab, EPA) See UN-AUZA-POVERTY Feb. 7, 2017.

A shepherd herds goats on a roadside in Peshawar, Pakistan, Jan. 19. Archbishop Bernardito Auza, the Vatican’s permanent observer to the United Nations, called on countries Feb. 6 to seek solutions to poverty based not only on economics but to also address personal, social and environmental factors that contribute to it. (CNS photo/Arshad Arbab, EPA) See UN-AUZA-POVERTY Feb. 7, 2017.

Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc kêu gọi các nước tìm kiếm các giải pháp nhằm giải quyết tình trạng nghèo đói không chỉ dựa trên vấn đề kinh tế mà còn nhằm giải quyết các yếu tố cá nhân, xã hội và môi trường góp phần tạo nên sự nghèo nàn.

Đức TGM Bernardito Auza nhấn mạnh rằng thế giới cũng cần phải chấm dứt các cuộc xung đột và bạo lực – vốn là những yếu tố góp phần tạo nên tình trạng đói nghèo. Ngài cho biết thêm rằng nghèo đói chính là thách đố lớn nhất đối với nhân loại.

Đức TGM Bernardito Auza đã có những nhận định trong một bài thuyết hôm 6/2 vừa qua tại một hội nghị của Ủy ban Liên Hiệp Quốc về phát triển xã hội.

“Như chúng ta ai cũng đều biết rõ, hàng triệu người hiện đang phải sống trong bối cảnh của các cuộc xung đột, thúc đẩy bởi bạo lực vô nghĩa, cũng như sự hận thù và sợ hãi”, Đức Tổng Giám mục Auza nói. “Thậm chí ngay cả ở những nơi mà chúng ta từng xem là an toàn, tất cả đều thiếu những cơ hội cũng như sự cân bằng về kinh tế và xã hội do trạng thái mất an ninh toàn cầu, cũng như những người nhập cư do ép buộc khiến thế giới trở nên kém ổn định và rơi vào trạng thái tuyệt vọng phải cần đến những dấu chỉ cụ thể của hy vọng”.

Đức TGM Auza kêu gọi Liên Hiệp Quốc và các quốc gia thành viên hướng tới việc giải quyết tình trạng nghèo nàn về kinh tế đồng thời phát triển các chính sách và đầu tư “mà mọi người có thể thấy và chạm tới” nhằm giải quyết vấn đề nghèo nàn về mặt xã hội cũng như nghèo nàn về mặt tâm linh.

“Chúng ta phải nỗ lực để có thể cung cấp cho các bạn trẻ tiếp cận với việc được giáo dục, có công ăn việc làm và những cơ hội khuyến khích phát triển cá nhân, đồng thời tạo cho họ một vị trí trong xã hội để họ có thể tạo ra những đóng góp có ý nghĩa”, Đức TGM Auza nói. Những việc đầu tư như vậy – Đức TGM Auza nói – sẽ giúp giới trẻ nhận thức được rằng “họ có giá trị và thuộc về đâu” đồng thời “sẽ không rơi vào những trạng thái tư tưởng cực đoan”.

Đức Tổng Giám mục Auza kêu gọi Ủy ban Liên Hiệp Quốc về phát triển xã hội phải giải quyết các nhu cầu của những người dân bị thiệt thòi, bao gồm cả những người cao tuổi vì những đóng góp không ngừng của họ đối với xã hội thông qua kinh nghiệm cũng như kiến thức của họ. Những nỗ lực như thế thừa nhận vai trò xã hội của các gia đình, mà Đức TGM Auza gọi là “một mạng lưới an sinh xã hội hiệu quả nhất mà xã hội có thể mang lại”.

Sự phát triển bền vững cũng nên bao gồm di dân, những người tị nạn cũng như những người bị buộc phải di tản, Đức Tổng Giám mục Auza cho biết thêm.

“Chúng ta không những phải tôn trọng quyền đi lại của người dân mà còn phải cùng cộng tác để thực hiện việc đầu tư nhằm đảm bảo cho họ được hội nhập trọn vẹn vào xã hội nơi mà họ không được đón nhận  – như ĐTC Phanxicô nhắc nhở chúng ta – ‘cảm thức rằng sự an toàn, bản sắc văn hóa và sự ổn định chính trị xã hội của họ đang bị đe dọa’ “, Đức TGM Auza kết luận.

 Minh Tuệ chuyển ngữ

 

                                    

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết