Sứ Thần Tòa Thánh: ‘Chuyến viếng thăm đảo Síp của Đức Phanxicô một bước tiến tới sự thống nhất’

Hình ảnh từ trên không của thủ đô Nicosiabị chia cắt của đảo Síp. (AFP )

Hình ảnh từ trên không của thủ đô Nicosiabị chia cắt của đảo Síp (Ảnh: AFP)

Trước chuyến Tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô đến quốc đảo Síp, người ta đặt nhiều kỳ vọng vào hòn đảo Địa Trung Hải bị chia cắt. Theo Sứ Thần Tòa Thánh, chuyến viếng thăm sẽ giúp củng cố con đường hướng tới sự thống nhất.

Hôm thứ Năm, Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu chuyến Tông du thứ 35 trong Triều đại giáo hoàng của ngài, chuyến viếng sẽ đưa ngài đến Cộng hòa Síp và Hy Lạp, từ ngày 2 đến ngày 6 tháng 12. Đầu tiên, Đức Thánh Cha sẽ đến thăm đảo Síp, từ ngày 2 đến ngày 4 tháng 12, và sau đó sẽ đến Hy Lạp. Đây là chuyến viếng thăm thứ hai của một vị Giáo hoàng tới Cộng hòa Síp sau chuyến viếng thăm của Đức nguyên Giáo hoàng Benedict VI vào năm 2010.

Một hòn đảo bị chia cắt

Quốc đảo Síp bị chia cắt kể từ năm 1974, với phần ba phía bắc do chính phủ Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ điều hành, chỉ được Thổ Nhĩ Kỳ công nhận, và hai phần ba phía nam do chính phủ được quốc tế công nhận do người Síp gốc Hy Lạp kiểm soát. Quân đội Liên Hợp Quốc tuần tra trên “Ranh giới Xanh” chia đôi hai khu vực, và các cuộc đàm phán tái thống nhất đã đạt được tiến độ chậm chạp. Ngoài sự chia cắt, hòn đảo Địa Trung Hải còn phải đối diện với vấn đề di cư nghiêm trọng.

Theo Sứ thần Tòa Thánh tại Síp, Đức Tổng Giám mục Tito Yllana, sẽ không chính xác nếu nói rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đang đến thăm một hòn đảo. Vị Giám chức phát biểu với Vatican News rằng sẽ tốt hơn nếu nói rằng ngài đang đến thăm một dân tộc, một đất nước cũng nằm giữa biển khơi.

Giống như bất kỳ quốc gia nào khác, Đức Tổng Giám mục Yllana giải thích, Síp cũng phải đối diện với nhiều vấn đề. Không đánh giá thấp thực tế, vị Giám chức cho biết rằng mọi vấn đề trên thế giới, dù đã tồn tại 20 hay 100 năm, đều luôn có cách giải quyết. Điều này, Đức Tổng Giám mục Yllana nói, có nghĩa là chúng ta phải thực hiện bước đầu tiên, từ từ, và chúng ta phải đóng góp.

Đức Thánh Cha gặp gỡ một dân tộc

Chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô, và trước ngài là chuyến viếng thăm của Đức nguyên Giáo hoàng Benedict XVI cách đây 11 năm, nhà ngoại giao Tòa Thánh cho biết, là những bước thực sự góp phần đạt được sự thống nhất đó, sự hiểu biết đó, ý thức về một quốc gia, mà chính xác là sẽ tạo nên Cộng hòa Síp. Đức Thánh Cha Phanxicô trao tầm quan trọng đặc biệt cho một dân tộc bao gồm các tín hữu nhờ tổ tiên của họ, đặc biệt là Thánh Barnabas, qua đó đức tin đã đến được nhiều khu vực ở Châu Âu. “Tất cả mọi người đang háo hức chờ đợi Đức Thánh Cha, trên khắp mọi miền đất nước”, Đức Tổng giám mục Yllana nói, và đồng thời cũng cho biết thêm rằng ngài đã chứng kiến điều này trong các chuyến viếng thăm mục vụ của mình đến tất cả các cộng đồng trong nước.

Quan hệ Tòa Thánh – ĐảoSíp

Sứ thần Tòa Thánh có chức vụ tương đương với chức vụ đại sứ cũng đã ghi nhận mối quan hệ tuyệt vời giữa Tòa Thánh và Cộng hòa Síp, được đánh dấu bằng sự hiểu biết lẫn nhau và trao đổi quan điểm về Síp. Đức Tổng giám mục Yllana cho biết rằng tất cả mọi người dân nói chung mong muốn sự thống nhất và một quốc gia, một điều gì đó mà chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha có thể đóng góp rất nhiều cho mục tiêu này.

Tinh thần thiện chí

Đức Tổng Giám mục Yllana cũng ghi nhận sự hợp tác và thiện chí trong việc tổ chức chuyến viếng thăm này, không chỉ về phía những anh chị em giáo dân quảng đại mà còn về phía các cấp chính quyền. Họ háo hức được đón tiếp Đức Giáo hoàng tại vùng đất có tên là Cộng hòa Síp, vùng đất có đa số các Kitô hữu. Sự hiện diện của Chính thống giáo và Công giáo theo nghi thức Đông phương và Latinh, cũng như các nhà truyền giáo và các Tu sĩ nam nữ cho thấy Giáo hội đang hết sức sống động ở đảo Síp, điều mà đối với Sứ Thần Tòa Thánh là một nguồn an ủi lớn lao.

Thiên Ân (theo Vatican News)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết