Sự hiệp thông và sự căng thẳng quang lâm - Bí Tích của Hiệp Thông

Tín hữu tiến về đích không phải là một miền đất hứa, nhưng là Đức Kitô trong Ngày của Ngài. Họ tiến bước trong sức mạnh của cái đích đã đạt được, trong sự hiệp thông đã được thực hiện. Đích điểm, Đức Kitô Vươt Qua cũng là cuộc Vươt Qua của ho.

Vì có thật, sự hiện diện của tương lai thỏa mãn ước muốn, nhưng vì bị che phủ, nó nung nấu ước muốn. Lương thực này khơi gợi cơn đói mà nó thỏa mãn. Không đâu trong Hội Thánh, sự căng thẳng cánh chung mãnh liệt như trong cử hành Thánh Thể, nơi ta gào gọi Đấng ta đã gặp hãy đến: Maranatha!Jesu Thanh The

Thánh Thể chuẩn bị cuộc Vượt Qua:

Thánh Thể là cuộc lễ cánh chung và lễ áp cuộc lễ đó; nó vừa là cuộc Vượt Qua tối hậu, vừa là cuộc chuẩn bi cho cuộc Vươt Qua ấy. Tuy là sự hiện diện được thích nghi với một Hội Thánh tại thế, cánh chung vẫn có tính cách tương lai cho đến khi Ngày của Chúa đến xé bức màn che phủ. Nơi người Sêmit du mục, cuộc tế lễ vượt qua đánh dấu lúc lên đường dời đoàn vật đi nơi khác, còn theo Kinh Thánh, cuộc tế lễ đó đã khai trương cuộc Xuất Hành.

  • Thánh Thể là hiệu lên đường và của ăn đường, nó ra lệnh lên đường và nâng đỡ chuyến đi.
  • Nhưng có khác biệt lớn: Đó là thân phận của Hội Thánh tại thế: được cứu như trong hy vọng (Rm 8, 24) vừa đã nhận ơn, vừa tin chắc đi về ơn viên mãn.

Thánh Thể làm Quang Lâm mau đến:

Thậm chí các Kitô hữu ngày xưa có vẻ đã tin là Thánh Thể có quyền làm cho cuộc ngự đến tối hâu mau xảy ra (1C 11, 26): công bố cái chết của Chúa cho đến khi Ngài đến và để cho Ngài đến.

  • Sự chết và cuộc quang lâm không tách khỏi nhau được (như chết và phục sinh): Ta đi và đến (Ga 14, 28).
  • Khi cử hành sự chết, cộng đoàn có cảm tưởng thổi thúc cuộc đến tôi hậu.
  • Bí tích là bước tiên phong của cuộc Vượt Qua cánh chung trong trần gian: tương lai gần, đến nỗi có thể làm nổ tung thời gian.

Ít nhất, Thánh thể phục vụ Quang Lâm: Dù sao, cộng đoàn Thánh Thể cũng phục vụ cuộc ngự đến của Đức Kitô. Nó cộng tác vào đó, tuy Quang Lâm chỉ do Thiên Chúa: vì Đức Kitô không đến bằng cách đến lại, vì Ngài đã Quang Lâm rồi khi chết cho thê gian: Ngài đến bằng cách làm cho đến với Ngài, bằng cách lôi kéo đến cánh chung:

  • Như Đấng phục sinh kéo môn đệ đến với Ngài (Ga 21, 4-13).
  • Ngài đến gặp bằng cách kêu gọi hiệp thông (1C 1, 9), bằng thánh hóa do tiếng gọi (Rm 1, 6; 1C 1, 2), nên cộng đoàn Thánh Thể công tác bằng hiệp thông vào cuộc Quang Lâm chung hậu, bằng cách để mình được nó nắm bắt.

* Ba chiều kích của Thánh Thể:

  • Sự hiện diện của Đức Kitô
  • Cuộc Vượt Qua của Đức Kitô (hy tế)
  • Sự hiệp thông.

Bị tách rời trong ý niệm ta, vì ta chỉ hiểu mầu nhiệm khi phân tách.

Thật ra, ba chiều kích đó hòa lẫn với nhau, khẳng định và giải thích về nhau:

  • Thánh Thể là cuộc Vượt Qua của Đức Kitô do sự hiên diện, vì đích thân Đức Kitô là cuộc Vượt Qua trong hiện tại của nó.
  • Thánh Thể là sự hiện diện do cuộc Vượt Qua này, vì chính trong cái chết tôn vinh mà Đức Kitô quang lâm.
  • Cuối cùng Thánh Thể là một sự hiệp thông, vì nó là sự hiện diện vinh quang, sự hiện diện của một Đức Kitô trong sự hiến mình.

Vậy, chính Đức Kitô Vượt Qua mang lại ý nghĩa cho Thánh Thể và giúp hiểu Thánh Thể là sự hiện diện, hy tế và sự hiệp thông. Cũng chính trong cuộc Vượt Qua của Đức Kitô mà nó có nguồn gốc trường tồn của nó.

Theo F. X. Durrwell, C.Ss.R.

trong “Thánh Thể Bí Tích Vượt Qua

(còn tiếp)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết