Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân ‘Ngày Lương thực Thế giới’

Đức Thánh Cha cho biết chúng ta không được b qua ‘chu kỳ tuần hoàn giữa các mùa’.

Pope Francis meets ambassadors to the Holy See, at the Vatican, Monday, Jan. 13, 2014. Pope Francis on Monday criticized abortion as evidence of a "throwaway culture" that wastes people as well as food, saying such a mentality is a threat to world peace. Francis also urged better respect for migrants and denounced the persecution of Christians in Asia, Africa and the Middle East in his global survey of world crises delivered to diplomats accredited to the Holy See. (AP Photo/Andrew Medichini, Pool)

Đức Thánh Cha Phanxicô đã cảnh báo chống lại việc sử dụng các loại thực phẩm biến đổi gen trong một Thông điệp nhân ‘Ngày Lương thực Thế giới’.

Trong Thông điệp nhân Ngày Lương thực Thế giới – được tổ chức vào ngày 14/10 và được thúc đẩy bởi Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc – Đức Thánh Cha cho biết ngày càng có nhiều người dường như “tin rằng họ chính là thượng đế , hoặc họ cho rằng họ có thể bỏ qua chu kỳ tuần hoàn giữa các mùa và tại ra những sự thay đổi không đúng cách những loài động vật và thực vật khác nhau, dẫn đến sự biến mất của loài đó, nếu nó tồn tại trong thiên nhiên với những vai trò riêng biệt của nó”.

Việc biến đổi gen có thể tạo ra những kết quả tuyệt vời trong phòng thí nghiệm vốn “có thể đem lại lợi ích cho một số người, nhưng lại có những ảnh hưởng tai hại đối với người khác”, Đức Thánh Cha cho biết.

“Việc chọn lọc di truyền của một chất lượng của một giống cây trồng có thể tạo ra những kết quả ấn tượng về vấn đề sản lượng, thế nhưng liệu chúng ta có cân nhắc về việc đất đai không còn khả năng sản xuất, những người nông dân không còn có đồng cỏ cho đàn gia súc của họ, cũng như việc các nguồn tài nguyên nước trở nên không thể sử dụng được? Và hơn hết, chúng ta có tự hỏi liệu rằng đến mức độ nào chúng ta góp phần vào việc làm thay đổi khí hậu?”.

Đặc biệt là sự thay đổi khí hậu đe dọa đến sản lượng lương thực, mọi người cần phải tái khám phá những lợi ích của việc sống đơn giản và với sự tôn trọng đối với mẹ trái đất và cần chấm dứt ngay việc coi lương thực chủ yếu như một mặt hàng kinh tế để khai thác, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết.

“Từ sự khôn ngoan của các cộng đồng sống tại các khu vực nông thôn, chúng ta có thể học được một lối sống có thể giúp bảo vệ chúng ta khỏi những lý luận của việc bảo vệ người tiêu dùng và sản xuất bằng mọi giá”.

Trong khi nhiều người khẳng định các doanh nghiệp nông nghiệp lớn đang đẩy mạnh việc sản xuất để tạo ra lương thực nuôi sống khối lượng dân số đang ngày càng gia tăng, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết có nhiều bằng chứng khác cho thấy rằng động cơ chính là vấn đề tiền bạc, chứ không phải là chuyện giải quyết nạn đói kém.

Đức Thánh Cha cũng đã trích dẫn một sự thiếu quan tâm trong việc phân phối hợp lý của lương thực, việc sử dụng đang ngày càng gia tăng các sản phẩm nông nghiệp đối với việc sử dụng phi lương thực cũng như việc phá hủy lương thực để rồi thực hiện việc hỗ trợ giá.

Ngoài ra – Đức Thánh Cha cho biết – mặc dù chúng ta đã đạt đươc nhiều  tiến bộ khoa học và công nghệ, thế nhưng, gần 800 triệu người trên thế giới đang lâm cảnh đói kém và suy dinh dưỡng.

Với Ngày Lương thực Thế giới năm 2016 tập trung vào những tác động của việc biến đổi khí hậu đối với việc sản xuất lương thực, Đức Thánh Cha kêu gọi mọi người phải có tinh thần trách nhiệm cá nhân và tập thể đối với việc sử dụng cũng như việc phung phí thực phẩm và những hành động của họ đã góp phần vào việc hủy hoại môi trường.

“Trách nhiệm của chúng ta – với tư cách là những người bảo vệ công trình sáng tạo cũng như những trật tự của nó – đòi hỏi mỗi người chúng ta phải hồi tưởng lại những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi hiện nay, đồng thời chúng ta cũng phải suy xét đến tận gốc rễ của vấn đề này”,  Đức Thánh Cha nhấn mạnh. “Trên hết, chúng ta cần phải thừa nhận rằng nhiều tác động tiêu cực đối với môi trường xuất phát từ những hành vi hàng ngày của người dân, các cộng đồng người dân và các tiểu bang”.

“Nếu chúng ta nhận thức được điều này, thì việc đánh giá đơn thuần về mặt đạo đức và luân lý là không thích đáng”, Đức Thánh Cha tiếp tục. “Quả thực hết sức cần thiết để có những hành động chính trị để có thể đưa đến những quyết định cần thiết nhằm khuyến khích hoặc thúc đẩy đối với những hành vi và lối sống nhất định vì lợi ích của các thế hệ tương lai. Chỉ có như thế, chúng ta mới có thể giữ gìn hành tinh này”.

Các quyết định – Đức Thánh Cha nói – không thể chỉ được thực hiện bởi chính phủ các quốc gia. Để có thể thực hiện được những thay đổi thực sự và để có thể thực hiện điều này một cách công bằng, tất cả mọi người phải tham gia vào các cuộc thảo luận cũng như cam kết để thay đổi.

Đức Thánh Cha kêu gọi cần phải có một sự quan tâm đặc biệt đối với việc nâng cao nhận thức và kinh nghiệm của “những người đang làm việc trên các cánh đồng, trong các trang trại chăn nuôi, trong các khu vực đánh bắt cá quy mô nhỏ hoặc trong các khu rừng, hoặc những người sống ở các vùng nông thôn đang tiếp xúc trực tiếp với sự ảnh hưởng của việc biến đổi khí hậu”. Những người này đều nhận thức rằng “nếu khí hậu thay đổi thì cuộc sống của họ cũng thay đổi”.

Không chỉ làm các cộng đồng dân cư sinh sống tại các khu vực nông thôn đang ngày càng cảm thấy như bị bỏ rơi – Đức Thánh Cha cho biết – tại nhiều nơi trên thế giới, họ đang phải đối diện với áp lực phải rời bỏ đất đai của họ để tìm kiếm một tương lai tốt đẹp hơn tại các thành phố hay các quốc gia nước ngoài.

Minh Tuệ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube