Sẽ không có Con đường tơ lụa nếu không có sự tin tưởng lẫn nhau giữa Trung Quốc và Vatican

Bước ngoặt lịch sử giữa các Kitô hữu, các tín đồ Hồi giáo và Phật giáo. Cuộc gặp gỡ tiềm năng giữa Tập Cận Bình và ĐTC Phanxicô nếu như mối quan hệ được củng cố

Cuốn sách “La Chiesa in Cina. Un futuro da scrivere” (Ancora), được biên soạn bởi Giám đốc của “Civiltà Cattolica”, Linh mục Antonio Spadaro, và nói về mối quan hệ giữa Giáo hội Công giáo và Trung Quốc sau thỏa thuận đạt được giữa Vatican và Bắc Kinh về việc bổ nhiệm các giám mục, đã được ra mắt hôm qua 25/3 tại Rome. Bề trên Tổng Quyền Dòng Tên, Linh mục Arturo Sosa, Đức TGM Claudio Maria Celli và Thủ Tướng Ý Giuseppe Conte đã tham dự buổi giới thiệu tác phẩm này. Điều phối viên: Linh mục Antonio Spadaro. Dưới đây là bài phân tích của Cha Spadaro trong buổi lễ đó.

***

Có một thực tế là Trung Quốc đang đóng một vai trò quan trọng trong cơ cấu thương mại toàn cầu. Lịch sử ngày nay phải giúp chúng ta hiểu rằng toàn cầu hóa hoàn toàn không phù hợp với việc “tây phương hóa” thế giới, mà phải được đóng khung trong một viễn cảnh rộng lớn hơn.

Trên thực tế, đã đến lúc hồi tưởng lại lịch sử lâu dài của “Con đường tơ lụa”, hoạt động giữa thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên và thế kỷ XIV. Chúng ta tái khám phá một lục địa Á-Âu mà trong thiên niên kỷ đầu tiên và xa hơn nữa đã được kết nối một cách sâu sắc, thậm chí từ quan điểm văn hóa. Con đường tơ lụa, như Bắc Kinh dự định sẽ tiếp tục, tái khởi động hàng thế kỷ lịch sử của các mối quan hệ chính trị và thương mại. Đó chính là lý do tại sao nó lại đòi hỏi sự chú ý lớn hiện nay. Đó chính là một dự án toàn cầu với nguồn gốc sâu xa.

Thay đổi não trạng

Việc ký kết bản ghi nhớ với tất cả các phản ứng dưới đây, giờ đây chúng ta phải nhìn về phía trước và xem xét việc làm thế nào sáng kiến của Trung Quốc có thể được đánh giá chỉ dựa trên tầm quan trọng về kinh tế và tài chính của nó. Điều đó sẽ là thiển cận. Bắc Kinh rất chú trọng đến việc trao đổi văn hóa giữa các dân tộc của các nền văn minh Âu-Phi-Á, và nó làm như vậy bằng cách đầu tư nguồn lực vào vô số các sáng kiến được dành riêng cho di sản văn hóa phi vật thể: các bảo tàng, hội chợ, triển lãm. Văn hóa chính là nền tảng cho chiến lược của Trung Quốc để đảm bảo tầm ảnh hưởng quốc tế của nó.

Chúng ta chắc chắn đang trải qua việc đánh bại tính chất hiện đại phương Tây và thay đổi não đổi não trạng cả ở phương Đông và phương Tây. Các nhà sử học tự hỏi liệu chúng ta có đang trải qua sự chấm dứt của 500 năm thống trị của phương Tây. Cuộc tranh luận phản ánh tình trạng tiến thoái lưỡng nan của một xã hội phương Tây vốn cảm thấy tương lai của thế giới ngày càng ít đi trong tay.

Sự hiện diện của những nhân tố lớn khác trên trường quốc tế (Ấn Độ, Nhật Bản, Brazil, Nga) tạo nên một kịch bản vố cùng phức tạp vốn đòi hỏi phải có sự quản trị toàn cầu. Theo nghĩa này, châu Âu cần phải tìm thấy hồ sơ cố kết của riêng mình. Và đừng quên những nhân tố khác như các tập đoàn đa quốc gia và xuyên quốc gia, các tổ chức phi chính phủ.  Một phương Đông vốn đang nổi lên và nhấn chìm phương Tây là điều không tưởng. Cũng không thể tưởng tượng được một phương Đông hay một phương Tây mà trong đó có một “trung tâm” duy nhất đối với rất nhiều vùng ngoại vi. Cái nhìn địa chính trị mà ĐTC Phanxicô đã thực hiện kể từ khi bắt đầu Triều đại Giáo Hoàng của mình nhấn mạnh việc lật ngược kế hoạch quan hệ xơ cứng của các mối quan hệ giữa một “trung tâm” và “các khu vực ngoại vi” của nó.

Văn hóa châu Âu, ít nhất là cho đến thời kỳ Khai Sáng, luôn luôn chú ý đến văn hóa Trung Quốc. Kitô giáo làm chứng cho điều này. Những lá thư tuyệt vời của các nhà truyền giáo Dòng Tên ở Trung Quốc – các báo cáo thực tế – vào thời điểm đó chính là cơ hội cho giới trí thức, thậm chí ngay cả những người xa vời với đức tin, chẳng hạn như Voltaire, Montesquieu, Rousseau, tìm hiểu văn hóa Trung Quốc. Dòng Tên, theo một cách nào đó, đã “Trung Quốc hóa” châu Âu. Tuy nhiên, sau đó, một cảm giác về sự lấn át đã thắng thế. Chủ nghĩa thực dân châu Âu giữa thế kỷ 19 và 20 đã áp đặt một tầm nhìn lấy châu Âu làm trung tâm điểm. Cuộc chiến tranh thuốc phiện khiến Kitô giáo xuất hiện trước dân chúng Trung Quốc như một tôn giáo ngoại bang, một tôn giáo của những kẻ thực dân.

ĐTC Phanxicô rõ ràng nhiều lần đã mâu thuẫn với tầm nhìn thuộc địa này. Chúng ta hãy nhớ rằng, vào cuối chuyến viếng thăm Myanmar và Bangladesh, ĐTC Phanxicô đã nhấn mạnh một cách rõ ràng về vai trò mới mà Trung Quốc đang nắm giữ trong bối cảnh quốc tế. Ngài nói: “Trung Quốc hiện nay là một cường quốc thế giới: nếu chúng ta nhìn nó từ lập trường này, nó có thể thay đổi quan điểm”.

Việc “Thay đổi quan điểm” được Đức Thánh Cha gợi lên tóm tắt những suy tư mà chúng ta đã thực hiện cho đến nay. Và chính từ “quan điểm” này, thỏa thuận tạm thời được ký vào ngày 22 tháng 9 vừa qua giữa Trung Quốc và Tòa Thánh phải được ghi nhớ. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Bắc Kinh, Geng Shuang, bên lề chuyến viếng thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Ý, cho biết rằng thỏa thuận này đã “cấu thành nên một bước tiến quan trọng. Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục theo đường hướng này với Vatican, tham gia vào cuộc đối thoại mang tính xây dựng, nâng cao sự hiểu biết thông cảm lẫn nhau, xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau và đồng thời thúc đẩy việc cải thiện các mối quan hệ song phương”.

Nhiều người đã mong đợi một cuộc gặp giữa chủ tịch Tập Cận Bình và ĐTC Phanxicô tại Rome. Nhưng cũng đúng là sự tin tưởng cần phải được xây dựng một cách vững chắc. Điều chắc chắn là Con đường Tơ lụa, và tham vọng của nó, sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự tin tưởng ngày càng tăng giữa Bắc Kinh và Rome được hiểu như là Ngai tòa Phêrô, mang bản chất toàn cầu của Kitô giáo. Và thỏa thuận này đặt trụ cột tinh thần, vốn chính là nền tảng cơ bản để duy trì Con đường Tơ lụa của thời nhà Đường, cho điều mà Chủ tịch Tập Cận Bình lấy cảm hứng từ đó.

Đối thoại

Trên thực tế, chính nhờ Con đường Tơ lụa, một cuộc họp ngoại thường của các truyền thống tôn giáo khác nhau đã diễn ra: các tín đồ Kitô giáo, Hồi giáo, Zoroastrians và các Phật tử đã gặp gỡ và sống cạnh nhau. Chính trong môi trường đa nguyên này, Kitô giáo đã sẵn sàng tham gia vào một cuộc đối thoại hiệu quả với các truyền thống văn hóa và tôn giáo hết sức khác biệt so với Do Thái và Hy Lạp – Thời kỳ Hy Lạp hóa mà nó đã tiếp xúc kể từ khi bắt đầu.

Nhưng dọc theo con đường tơ lụa có các quốc gia Ả Rập. Cuộc chinh phạt Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1453 và sự khẳng định của Đế chế Ottoman là một trong những nguyên nhân làm gián đoạn Con đường tơ lụa. Ngày nay, sự rạn nứt giữa phương Tây và phương Đông phải được tái thu hút. Và Trung Quốc và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã ký kết các thỏa thuận vốn nối kết hai thế giới. Chúng ta đừng quên theo nghĩa này rằng sự kiện khác với một tác động địa chính trị mạnh mẽ, bên cạnh sự kiện Trung Quốc, đó chính là việc ĐTC Phanxicô ký kết Văn kiện về Tinh thần huynh đệ nhân loại tại Abu Dhabi với vị Đại Imam Đại học Al-Azhar. Quả là không khó để hiểu rằng hòa bình trên thế giới đi qua Trung Quốc và Hồi giáo, hai ưu tiên chính của Triều đại Giáo Hoàng của ĐTC Phanxicô, vốn được trang bị một cây kim và một sợi chỉ dài và có sức bền bỉ.

Kitô giáo trong thời đại nhà Đường dọc theo Con đường tơ lụa vẫn duy trì sự trung thành với Tin Mừng, tiếp thu đầy đủ ngữ vựng của Phật giáo và Đạo giáo, trở nên – không sợ hãi và do dự – hoàn toàn Trung Quốc: nhiều thế kỷ trước Nhà truyền giáo Dòng Tên Matteo Ricci.

Nhờ thỏa thuận được kí vào tháng 9, các mối quan hệ lâu đời hiện đang được tái kết nối theo một cách thức hài hòa hơn. Hy vọng là chúng ta hành động như thể chúng ta đang cưỡi một chiếc xe đạp, với tốc độ phù hợp, cho phép chúng ta tiến về phía trước, không bị trượt ngã và không bị dừng lại.

Minh Tuệ (theo VI)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube