Radio Pacis Uganda đem lại niềm hy vọng cho người tị nạn Nam Sudan

  • Di dân
  • Thứ Tư, 02-08-2017 | 20:02:21

Hơn một triệu người tị nạn Nam Sudan đã phải chạy qua khu vực biên giới tiếp giáp với Uganda, đang phải vật lộn để tồn tại qua những cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn nhất thế giới.

Nam SudanNam Sudan giành được độc lập từ vùng lân cận phía bắc vào năm 2011, nhưng đã lâm vào cuộc nội chiến sau khi Tổng thống Salva Kiir sa thải phó Tổng thống và đối thủ của mình, ông Riek Machar, hai năm sau đó.

Thoả thuận hòa bình khu vực được ký kết vào năm 2015 đã thất bại trong vòng vài tháng, và kể từ đó, hơn một phần ba dân số đã phải chạy trốn khỏi cảnh bạo lực lan rộng khắp đất nước.

Nhà truyền giáo người Ý thuộc Dòng Thừa Sai Thánh Tâm Comboni, linh mục Tonino Pasolini, đã trải qua nửa thế kỷ tại Uganda, hiện đang làm giám đốc truyền thông cho Giáo phận Arua ở khu vực biên giới tiếp giáp với Nam Sudan và Cộng hòa Dân chủ Congo. Cha Tonino đã thành lập và điều hành Radio Pacis, một đài phát thanh đa ngôn ngữ đang mang lại một thông điệp hòa bình và hòa giải, khi sự căng thẳng giữa những người tị nạn và các cư dân địa phương đang ngày càng tiếp tục gia tăng.

Cha Tonino đã phát biểu với Philippa Hitchen, cộng tác viên Vatican Radio, về điều mà đài phát thanh của ngài đang nỗ lực nhằm hỗ trợ cho tất cả những người đã bị cuốn vào cuộc khủng hoảng tị nạn đã bị lãng quên này …

Cha Tonino giải thích rằng Radio Pacis bắt đầu cách đây 13 năm chỉ với một tần số, nhưng ngay sau đó đài phát thanh đã thêm một ngôn ngữ khác nhằm đương đầu với nhiều ngôn ngữ địa phương được sử dụng trong toàn bộ khu vực. Gần đây, tần số thứ ba đã được khánh thành tại Gulu và đài phát thanh hiện đang tiếp cận với hơn 10 triệu người, trong đó có các thính giả trên khắp khu vực biên giới tiếp giáp với Cộng hòa Dân chủ Congo và Nam Sudan.

Cha Tonino lưu ý rằng kể từ tháng 7 năm 2016, dòng người tị nạn Nam Sudan đến Giáo phận Arua đã ở mức 4.000 người mỗi ngày. Những người tị nạn đã phải đi bộ trong suốt nhiều ngày qua các bụi rậm hay bờ ruộng, vì lo sợ bị quân đội hoặc quân nổi dậy sát hại trên hành trình này và nhiều người đã thiệt mạng dọc đường đi.

Cao uỷ Tị nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) đang thực hiện ‘một công việc hết sức tuyệt vời’

Những người tị nạn mới đến, linh mục Tonino cho biết, đã được UNHCR thu xếp “để làm một công việc phù hợp”, bất chấp việc thiếu hụt ngân quỹ. Họ được đưa đến các trại tập trung để được kiểm tra, đăng ký, được phân phát chăn mền và một số vật dụng cần thiết để có được một nơi trú ẩn vào ban đêm.

Nhiều người tị nạn đang phải chịu cảnh đói khổ và đồng thời cũng đang gia tăng sự căng thẳng với các cư dân địa phương, những người đã rất hào phóng trong việc hỗ trợ cho những người mới đến. Nhưng hơn một triệu người tị nạn đã đến đây trong năm qua, linh mục Tonino cho biết, 86% trong số đó là phụ nữ và trẻ em: liệu rằng tương lai của họ rồi sẽ thế nào?

Giáo hội địa phương cùng chung tay hỗ trợ cho những người tị nạn

Tổ chức Caritas địa phương đang làm những gì có thể để hỗ trợ cho những người tị nạn, được tài trợ bởi các nhà hảo tâm tại Châu Âu, linh mục Tonino cho hay, nhưng con số những người tị nạn nơi đây “là một con số áp đảo”, khó mà có thể đáp ứng con số này. Một số nhà truyền giáo cũng đến từ Nam Sudan để hỗ trợ cho những người dân của họ trong các khu định cư.

Radio Pacis cũng mang lại một sự đóng góp quan trọng bằng cách truyền bá sứ điệp của niềm hy vọng và đồng thời giúp mọi người nhận ra rằng “nếu mỗi người tị nạn không trở thành những nhà kiến tạo hòa bình, nếu họ không hòa mình với những anh em lân cận từ các bộ lạc khác, sẽ không thể nào có được hòa bình tại Nam Sudan”.

Thông điệp hòa bình và sự hòa giải

Thông qua chương trình hội nghị bàn tròn hàng tuần được biết đến với tên gọi là ‘Community Voices’ (Tiếng nói Cộng đồng), theo linh mục Tonino, đài phát thanh cũng có thể giúp cho mọi người dân Uganda hiểu được hoàn cảnh của những người tị nạn và sẵn sàng chào đón họ.

Khi được hỏi về lý do tại sao các phương tiện truyền thông lại không chú ý đến cuộc khủng hoảng này, linh mục Tonino cho biết ngài tin rằng “Italy hoặc các nước khác ở Châu âu không có được những lợi ích về mặt kinh tế tại Uganda cũng như Nam Sudan, vậy hà cớ gì họ lại phải chăm sóc cho những người này?”. Trong khi điều này, “nghe có vẻ chán ngắt, nơi đất nước Italy này đây, khi nói về những người di dân”, linh mục Tonino phản ánh, và “chẳng ai đề cập đến vấn đề đó”.

Chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô và Đức TGM Canterbury

Cuối cùng, Cha Tonino chia sẻ niềm hy vọng của ngài về chuyến viếng thăm có khả năng xảy ra của ĐTC Phanxicô và Đức Tổng Giám mục Canterbury, Đức Cha Justin Welby, tới Nam Sudan vốn đã bị trì hoãn do thiếu các điều kiện đảm bảo vấn đề an ninh. “Cách duy nhất đó là đến và viếng thăm những người tị nạn ở miền bắc Uganda”, Cha Tonino nói, chuyến viếng thăm như vậy sẽ giúp thu hút sự chú ý của giới truyền thông, cũng như chuyến thăm của Tổng thư ký LHQ mới thực hiện cách đây vài tháng.

Thông qua sự hiện diện của hai nhà lãnh đạo này, linh mục Tonino nói, mọi người có thể cùng nhau bàn luận về vấn đề này “để rồi cộng đồng quốc tế sẽ thực hiện một điều gì đó”. Nếu không, linh mục Tonino nói, không ai ở Nam Sudan vào lúc này dường như có thể “làm nẩy nở sự hoà giải và hòa bình giữa hai dân tộc này”.

Minh Tuệ (theo en.radiovaticana.va)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube