Philippines: Lễ hội Santo Niño và Dòng Chúa Cứu Thế

People_attend_the_Mass_photo_by_Basilica_Minore_del_Santo_Nino_de_Cebu_

Sau ba năm buộc phải đình chỉ do đại dịch Covid-19, hôm Chúa nhật, ngày 15 tháng 1, hơn ba triệu tín hữu đã tham dự lễ hội Santo Niño của Cebu, dịp lễ hội nổi tiếng hàng năm để bày tỏ lòng tôn kính đối với bức tượng Chúa Giêsu Hài đồng được tôn kính tại địa phương.

Thật hạnh phúc biết bao khi được chứng kiến dịp lễ hội trọng đại nhất của Philippines, và sự long trọng của lễ hội được truyền tải trong cuộc rước, các điệu nhảy, trang phục và những người từ khắp nơi trên thế giới cùng nhau tuốn đến để chiêm ngưỡng vẻ đẹp truyền thống của nó. Bởi vì bức tượng Chúa Giêsu Hài đồng chính là thứ gắn kết Philippines, từ tín ngưỡng, văn hóa cho đến bản sắc, người dân Philippines không chỉ kỷ niệm dịp lễ bày tỏ lòng tôn kính đối với bức tượng mà còn kỷ niệm ngày khai sinh của đất nước.

Lễ hội Sinulog-Santo Niño là lễ hội văn hóa và tôn giáo (Công giáo) đầu tiên và lớn nhất tại thành phố Cebu, Philippines, được tổ chức vào Chúa nhật thứ ba của tháng Giêng hàng năm. Vào dịp lễ quốc gia “Santo Niño” trên khắp Philippines, nhiều hoạt động mừng kỷ niệm khác nhau được tổ chức với hàng trăm ngàn tín hữu tham gia. Tại Cebu, bức tượng “Santo Niño” nhỏ, một trong những thánh tích Kitô giáo lâu đời nhất trong nước, được rước từ Tiểu Vương Cung Thánh Đường trong một cuộc rước trên sông lớn.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết một chi tiết liên kết ngày lễ này với Dòng Chúa Cứu Thế.

Thật vậy, các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế làm công việc mục vụ tại nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở Cebu. Họ đã thiết lập sự hiện diện của mình tại Philippines vào thời điểm các tu sĩ người Tây Ban Nha rời đi sau Cách mạng Philippines năm 1898.

Trước khi xây dựng, nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp là một nhà nguyện thuộc tu viện, được khánh thành vào ngày 2 tháng 8 năm 1929. Ngôi thánh đường đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ bức tượng “Santo Niño” được tôn kính của Cebu vào cuối Thế chiến II.

Cebu đã bị ném bom nặng nề bởi các lực lượng Hoa Kỳ đã gây ra sự tàn phá trên diện rộng. Nhà thờ Santo Niño bị hư hại, và một quả bom rơi xuống trước bàn thờ, nơi đặt bức tượng đã được thánh hiến, chỉ cách đó vài mét.

cssr_cebu_steel_save-768x1024

Đây là lý do tại sao bức tượng “Santo Niño” linh thánh ở Cebu đã được cất giữ trong một két sắt từ tháng 9 năm 1944 đến tháng 4 năm 1945. Bức tượng được đặt phía sau bàn thờ chính của nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp bên trong Nhà nguyện Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế.

Dưới đây là một số hình ảnh về Tiểu Vương Cung Thánh Đường Santo Niño Cebu:

Archbishop_Jose_S_Palma_with_Santo_Nino_image

Devotees_photos_by_Basilica_Minore_del_Santo_Nino_de_Cebu

Cebu_feast

Minh Tuệ (theo Scala News)

 

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube