‘Những thành viên trọn vẹn của Giáo hội’: Các tín hữu Công giáo khuyết tật đóng góp cho Thượng hội đồng về Hiệp hành

Chị Giulia Cirillo đệ trình cho Đức Thánh Cha Phanxicô một báo cáo từ những người Công giáo khuyết tật vào ngày 21 tháng 9 năm 2022 (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Chị Giulia Cirillo đệ trình cho Đức Thánh Cha Phanxicô một báo cáo từ những người Công giáo khuyết tật vào ngày 21 tháng 9 năm 2022 (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Hôm thứ Tư, các tín hữu Công giáo khuyết tật đã gửi cho Đức Thánh Cha Phanxicô một bản báo cáo mà họ chuẩn bị cho Thượng hội đồng về Hiệp hành.

Tài liệu là bản tổng hợp của phiên lắng nghe trực tuyến được tổ chức vào tháng 5 với 35 người khuyết tật, đến từ 20 quốc gia và trải dài khắp 5 châu lục.

“Tôi nghĩ rằng thông điệp quan trọng mà tôi thiết nghĩ đang được lắng nghe vào thời điểm hiện tại đó là những người khuyết tật thực sự là những thành viên trọn vẹn của Giáo hội”, Cha Justin Glyn, một Linh mục Dòng Tên đến từ Úc, phát biểu với CNA ngày 21 tháng 9

Cha Glyn, một người khiếm thị, cho biết có một câu chuyện lịch sử trong Giáo hội Công giáo coi những người khuyết tật là “những người đón nhận của bố thí, đối tượng của sự thương hại”.

“Trong khi tôi nghĩ rằng giờ đây thông điệp rất quan trọng rằng chúng tôi là những thành viên trọn vẹn của Giáo hội, chúng tôi là những thành viên của một Giáo hội đồng hành cùng với nhau”, Cha Glyn cho biết thêm.

Báo cáo từ những người khuyết tật đã được chị Giulia Cirillo, một phụ nữ người Ý sử dụng xe lăn chuyển đến tay Đức Thánh Cha Phanxicô sau buổi tiếp kiến chung của ngài tại Quảng trường Thánh Phêrô vào ngày 21 tháng 9.

Chị Cirillo phát biểu với CNA sau đó rằng chị cảm ơn Đức Thánh Cha Phanxicô “vì ngài đã cho tất cả chúng tôi cơ hội để trò chuyện, tức là, kể cả chúng tôi, những người trực tiếp sống với những khuyết tật”.

Sơ Marie Claire Rolland, một Nữ tu người Pháp mắc hội chứng Down, cũng tham gia buổi lắng nghe và soạn thảo bản tổng hợp. Sau khi ôm Đức Thánh Cha Phanxicô – vị Giáo hoàng thứ ba mà vị Nữ tu đã được gặp trong đời – Nữ tu Rolland đã chúc lành và làm dấu Thánh giá trên trán ngài.

Sơ Marie Claire Rolland chúc lành cho Đức Thánh Cha Phanxicô  vào ngày 21 tháng 9 năm 2022 (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Sơ Marie Claire Rolland chúc lành cho Đức Thánh Cha Phanxicô vào ngày 21 tháng 9 năm 2022 (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Thánh Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống của Vatican đã tổ chức phiên lắng nghe trực tuyến vào tháng 5 và chuẩn bị báo cáo chung kết về những điều đã được chia sẻ.

Vittorio Scelzo, người giám sát lĩnh vực chăm sóc những người khuyết tật của Thánh Bộ, đã phát biểu với CNA rằng bản tổng hợp đã được đệ trình vào ngày 20 tháng 9 cho ủy ban có nhiệm vụ chuẩn bị tài liệu làm việc đầu tiên của Thượng hội đồng cho giai đoạn lục địa. Ủy ban bắt đầu công việc của mình tại một Tu viện gần Frascati, Ý, vào ngày 21 tháng 9.

Thánh Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống mong muốn những người khuyết tật phải được “coi trọng”, ông Scelzo nói. “Thượng hội đồng thật hoàn hảo”, ông Scelzo lưu ý, “đúng thời điểm, là một cơ hội” để tổ chức một phiên lắng nghe.

Cha Glyn đến từ Úc cho biết kinh nghiệm của ngài trong Giáo hội với tư cách là một người khuyết tật rất đa dạng, nhưng kinh nghiệm của ngài với tư cách là một Linh mục khuyết tật “thực sự rất có lợi”.

Cha Glyn chỉ ra vấn đề của chủ nghĩa giáo sĩ, đồng thời giải thích rằng “nếu bạn là một Linh mục nhận thức rằng bạn dễ bị tổn thương, nhận thức rằng bạn yếu đuối, nhận thức rằng bạn cần sự hỗ trợ của người khác, thì sự cám dỗ đối với chủ nghĩa giáo sĩ không mạnh bằng bởi vì chúng ta biết rằng chúng ta cần đến nhau”.

Chị Cirillo, người phụ nữ sử dụng xe lăn, chia sẻ: “Với tư cách là một tín hữu, tôi thiết nghĩ mỗi người chúng ta đều có một ơn gọi mà chúng ta cần khám phá; không ai trong chúng ta là vô dụng ”.

“Do đó, chúng tôi có thể đóng góp cho một Giáo hội ngày càng hòa nhập hơn, cũng như cho những người khuyết tật”, chị Cirillo nói.

“Tất cả chúng ta đều cần được giúp đỡ. Yêu cầu sự giúp đỡ không phải là một sự xấu hổ, đó là sứ mạng của chúng tôi”, chị Cirillo tiếp tục. “Ngay cả khi tình trạng khuyết tật khiến chúng ta thêm khó khăn, chúng ta phải luôn nhớ rằng Chúa Giêsu muốn chúng ta phải luôn vui tươi, và khi chúng ta đau yếu, thì Ngài cũng bận lòng vì chúng ta. Tuy nhiên, sứ mạng của chúng tôi là phải luôn vui tươi”.

Cha Glyn cho biết có nhiều đường lối mà Giáo hội vẫn cần phải cải thiện khả năng tiếp cận các Bí tích và các tòa nhà nhà thờ cho những người khuyết tật. Tuy nhiên, Cha Glyn cũng nói về việc những người khuyết tật phải được coi như là những thành viên trọn vẹn của Giáo hội, chứ không phải là những người ngoài hay “họ”.

“Tôi nghĩ rằng đôi khi có quan điểm coi sự khiếm khuyết này như một vết tích của tội nguyên tổ mà một ngày nào đó nó sẽ được cải thiện – hoặc ở khía cạnh khác, mọi người được đặc ân để chịu đựng đau khổ”, Cha Glyn nói. “Trong khi đối với hầu hết chúng ta, cuộc sống của chúng ta không phải chịu đau khổ và cuộc sống của chúng ta luôn tràn ngập niềm vui. Cuộc sống của chúng ta được tạo nên từ những thứ giống nhau, được làm nên từ cùng một kiểu kết cấu và chất liệu”.

Minh Tuệ (theo CNA)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube