Di dân tị nạn, nạn lạm dụng tình dục và vấn đề giới tính là những quan ngại của Giáo Hội Công giáo toàn cầu

20160722T1143-0431-CNS-VENEZUELA-CRISIS-CHURCH-690x450

Với một hệ thống các phương tiện truyền thông mạnh mẽ tập trung mạnh vào ĐTC Phanxicô cũng như phản ứng của Giáo hội đối với Donald Trump, đôi khi người ta có thể dễ dàng bỏ quên rằng Công Giáo là một cộng đồng đức tin trên toàn thế giới với 1,2 tỷ tín đồ. Dưới đây là sự liệt kê những vấn đề mà Giáo hội trên toàn thế giới hiện đang phải đối diện, từ Venezuela cho đến Argentina đến Israel và Anh quốc.

Với rất nhiều những sự kiện đang xảy ra tại Rome và Hoa Kỳ vào cuối năm vừa qua, đôi khi người ta có thể dễ dàng bỏ quên rằng Giáo Hội Công Giáo là một tổ chức toàn cầu, với các linh mục và các nhà truyền giáo có mặt hầu như ở mọi quốc gia, và với các đại diện của Đức Thánh Cha được tín nhiệm bởi các chính quyền địa phương tại hơn 180 quốc gia.

Trong những tin tức mới nhất hàng ngày, nơi ĐTC Phanxicô và tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chiếm phần lớn các tiêu đề, quả là một điều có giá trị để có được cái nhìn trở lại đối với những sự việc đang xảy ra trên thế giới, cũng giống như người đứng đầu Giáo hội Công giáo đã thực hiện khi Ngài ban phép phép lành Urbi et Orbi cho thành phố Rome cũng như toàn thế giới.

Cho dù đó là vấn đề di dân, bạo lực xã hội, giáo sĩ lạm dụng tình dục hoặc phong trào hướng đạo sinh, những vấn đề khác nhau có phạm vi quốc tế, và đôi khi là các phản ứng của Giáo Hội trước những vấn đề này một cách cục bộ.

Những người nhập cư và tị nạn đang chịu đau đau khổ tại nhiều nơi, không chỉ riêng tại Hoa Kỳ

Tại Israel, 14 thiếu niên Philippines 11 tuổi, sinh ra tại Israel để trở thành những công nhân nhập cư, đang sắp phải bị trục xuất vì họ không có nơi cư trú hợp pháp.

Linh mục Dòng Tên David Neuhaus – Đại Diện Tòa Thượng phụ đối với cộng đồng những người Công giáo nói tiếng Do thái của Tòa Thượng phụ Latinh Giêrusalem – đã gửi một bức thư cho Bộ trưởng Bộ Nội vụ yêu cầu ông ngừng trục xuất những thanh niên này.

“Quý vị đã quyết định rằng không có chỗ cho những thanh niên này tại đất nước Israel”, Linh mục Neuhaus viết. “Các bạn trẻ này đều được sinh ra ở đây, họ hầu như chỉ nói tiếng Do thái, họ coi đất nước này là quê hương của họ và chỉ có một mơ ước: được xây dựng quê hương thứ hai ở đây, góp phần vào sự phát triển và thịnh vượng của quốc gia chúng ta”.

Trong thư, Linh mục Neuhaus cho biết cựuTổng thống Philippines Manuel Quezon, đã đón tiếp hơn 1.300 người Do Thái chạy trốn khỏi châu Âu, cứu họ khỏi các trại tử thần của Đức Quốc xã.

“Thưa ông [Aryeh] Deri, tôi không chỉ muốn khen ngợi sự ân cần đầy hiểu biết của ông Quezon mà còn là thỉnh cầu ông như là một người Do Thái, một người Israel và là một con người đại diện cho 14 đứa trẻ chỉ mới 11 tuổi”, Linh mục Neuhaus viết.

Ông bà của các cháu – Linh mục Neuhaus tiếp tục – đã đến Israel để săn sóc cho những người già, những người tàn tật và ốm yếu, và họ làm như vậy với lòng tận tụy và tình yêu thương.

“Nhiều người trong số họ đã phải bỏ lại cha mẹ già của họ, những người thân tàn tật và đau yếu, để chăm sóc chúng ta”, Linh mục Neuhaus viết.

Tại Vương quốc Anh, chính phủ đã quyết định chấm dứt chương trình đối với những người tị nạn trẻ bị mắc kẹt ở châu Âu, được gọi là ‘Đề án Dubs’ đối với những người đã đề xuất việc sửa đổi dự luật nhập cư của Anh quốc.

Sự kỳ vọng ban đầu đó là chính phủ sẽ giúp cho 3.000 trẻ vị thành niên – những người đến châu Âu mà không có thân nhân theo cùng – di chuyển qua các nước như Tây Ban Nha, Hy Lạp hay Italy.

Đức Cha Justin Welby – Tổng Giám Mục Canterbury, cho biết Ngài quả thực “vô cùng sốc và đau buồn” trước thông báo của chính phủ.

Phát biểu với ‘World at One’ của Đài phát thanh BBC, vị Giám mục Anh giáo cho biết các bậc cha mẹ không ‘tình cờ thức dậy vào một ngày nào đó’ và quyết định rằng điều đơn giản nhất đó là tự mình đưa con cái mình đi.

 Những trẻ vị thành niên di cư một mình không có người đồng hành – Đức Cha Welby nói – là dấu hiệu của một tình huống cùng cực hơn, đồng thời thúc giục để sự tổn thương của các trẻ em này được thừa nhận: “sự cân nhắc lựa chọn là họ sẽ bị buôn bán”.

 “Điều đó sẽ không thể ngăn chúng khỏi việc bị buôn bán, để rồi cuối cùng sẽ phải chấm dứt trong các nhà thổ, chugns sẽ phải chấm dứt ở những nơi mà chúng sẽ bị lạm dụng, bị ngược đãi, bị điều khiển và thường là cuối cùng chúng sẽ bị giết hại”.

 Đức Hồng Y Vincent Nichols Địa phận Westminster cũng phản đối quyết định bởi chính phủ của bà Theresa May, Ngài nói rằng bằng cách bãi bỏ cái gọi là Tu chính án Dubs, Chính phủ được coi là “đã từ bỏ nhiệm vụ theo luật định và đạo đức của mình để hành động hiệu quả nhằm bảo vệ những người dễ bị tổn thương cũng như những tị nạn trẻ em không có thân nhân đi cùng”.

 Vào ngày đầu tiên của tháng, hàng trăm người đã tập trung tại bãi biển ở Barbate – một thị trấn ven biển thuộc tỉnh Cádiz, Tây Ban Nha – để cầu nguyện cho Samuel – một cậu bé 6 tuổi đến từ Congo sau khi cậu bé được phát hiện đã chết vào cuối tháng Giêng.

 Gabriel Delgado – Chủ tịch Ủy ban di dân Giáo phận – đã dẫn đầu buổi cầu nguyện. Buổi cầu nguyện bắt đầu bằng việc đọc Thông điệp của Đức Cha Rafael Zornoza Boy – Giám mục Địa phận Cádiz y Ceuta.

 “Buổi sáng hôm nay, hơn bao giờ hết, chúng ta phải thức tỉnh khỏi sự vô cảm ích kỷ của sự tiện nghi và chủ nghĩa cá nhân vốn là đặc tính của các mối tương quan của con người để có thể nối kết sức mạnh của chúng ta trong lời cầu nguyện cũng như hành động. Hãy cùng hô vang lời mà có thể diễn tả cách tốt nhất những điều chúng ta nhìn thấy và cảm nhận: Hãy biết xấu hổ!”, Đức Cha Zonroza Boy viết trong thông điệp của mình.

 Cuộc đổ máu của Venezuela

 Nỗ lực tiếp thêm động lực cho cuộc đối thoại giữa chính phủ và phe đối lập, ĐTC Phanxicô đề nghị cả hai bên tổ chức một hội nghị tại Vatican hồi tháng Giêng vừa qua.

 Ngay sau đó, Đức Hồng Y Jorge Urosa Savino – Giám mục Địa phận Caracas, cho biết khả năng để có thể đưa ra những thương thảo đã chẳng còn nữa vì Giáo Hội tin rằng các điều kiện cần thiết cho một cuộc đối thoại sau cùng chưa được đảm bảo.

 Phát biểu với một đài phát thanh địa phương, Đức Hồng Y Savino cho biết hôm 1/12 vừa qua Tòa Thánh đã “rất rõ ràng” bày tỏ sự thất vọng với chính phủ của Tổng thống Nicolas Maduro. Một trong những điều kiện đó đó là việc thả các tù nhân chính trị như là một “dấu chỉ của sự thiện chí”.

 Không những các tù nhân đã không được phóng thích, thế nhưng chính phủ hiện tại đã thêm một danh sách dài những người bị bắt giữ, bao gồm Leopoldo López – một trong những chính trị gia nổi tiếng nhất tại nước này, và Antonio Ledesma – thị trưởng Caracas, thủ phủ thành phố.

 Cùng ngày, Veppex – một nhóm hoạt động vì những người dân Venezuela bị bách hại chính trị tại Exile, đã gửi thư cho ĐTC Phanxicô kêu gọi Ngài từ bỏ các cuộc đàm phán bởi vì chúng chỉ “củng cố thêm chế độ độc tài hiện hành” cai trị đất nước.

 Tổ chức cũng đã gọi việc đối thoại là một “trò hề” vốn đã duy trì một chế độ đã “áp bức người dân khiến họ phải chết đói”.

 Do thiếu thuốc men, người dân Venezuela đang chết dần chết mòn trong các bệnh viện do những căn bệnh vốn có thể chữa được, cho đến những trường hợp mắc bệnh cúm, hay các trường hợp đầu gối bị thoái hóa nhưng không được điều trị.

 Trong một chuyến viếng thăm gần đây đến Tây Ban Nha, Đức TGM Ubaldo Santana – cựu Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Venezuela, phát biểu với tờ tuần báo Alpha & Omega rằng “đã từng xảy ra một cuộc đổ máu với quy mô lớn tại Venezuela”.

 “Chúng ta đang nói về con số khoảng 30.000 người bị sát hại mỗi năm, và nếu chúng ta thể chế nghụ và tìm ra những giải pháp hòa bình để có thể thông cảm lẫn nhau, con số này có thể sẽ tăng lên”, Đức TGM Santana nói.

 Ngoài việc bạo lực gia tăng cũng như việc thiếu sự sẵn sàng đối thoại của chính phủ của ông Maduro, các Giáo hội địa phương ngày càng trở thành các mục tiêu của các cuộc tấn công tư tưởng, một phản ứng trực tiếp từ những lời kêu gọi đã được đưa ra bởi các linh mục và Giám mục nhằm chấm dứt các cuộc khủng hoảng.

Đức Tổng Giám mục Diego Pardon – đương kim Chủ tịch Hội đồng Giám mục, cho biết Giáo hội sẽ không bị đe dọa bởi các cuộc tấn công. Kể từ hôm 29/12 vừa qua, hai Giám mục, một tu viện và hai nhà thờ đã bị tấn công, hoặc do những người ủng hộ chính phủ hoặc quân đội, bằng việc các Thánh lễ bị gián đoạn bởi những kẻ quấy rối.

 Từ Argentina của ĐTC Phanxicô: lạm dụng tình dục và giới tính cũng chính là những vấn đề

 Hôm thứ năm vừa qua, ĐTC Phanxicô đã cho mời Rufino Varela – một người đàn ông 52 tuổi đã bị lạm dụng bởi một linh mục tại Buenos Aires, một thành viên của trường trung cấp địa phương Christian Brothers mang tên Đức Hồng Y Newman.

 Trong 5 năm đầu khi Varela lên 11 tuổi, một thanh niên giúp việc quản gia tại nhà của Varela đã lạm dụng tình dục anh. Khi Varela lên 16, anh đã kể chuyện này với một linh mục, và thay vì giúp đỡ anh, vị linh mục đưa anh đến phòng của ông, ông ta dùng roi da để hành hạ đứa trẻ vị thành niên này và cuối cùng lạm dụng nó.

 Sauk hi hành sự xong – theo như Varela kể – vị linh mục nói: “Bây giờ con đã được bình an rồi đấy, đây là bí mật giữa chúng ta và Thiên Chúa”. Kẻ lạm dụng này đã qua đời vào năm 1997.

 Năm ngoái, Varela đã công khai cáo buộc vị linh mục này bởi vì nhà trường đã từ chối đưa ra lời xin lỗi công khai. Varela cho biết kể từ đó đã có một số trường hợp tương tự.

 ĐTC Phanxicô đã gọi Varela qua di động của ông sau khi nhận được một lá thư từ Paula Aranoa – em họ của nạn nhân, trong đó cô giải thích những điều mà người anh của cô đã phải trải qua.

 Nạn nhân còn sống sót của việc lạm dụng này đã đưa ra lời kêu gọi công khai thông qua Facebook – nơi ông đã chia sẻ rằng ông đã không thể nói lên lời khi nhận ra nhân vật phía bên kia của đường dây. “Chúng tôi đã nói chuyện khá lâu về những điều rất quan trọng mà tôi nghĩ rằng sẽ mãi chon giấu sâu thẳm trong tâm hồn tôi”, ông viết.

 Varela cũng cho biết ông muốn chia sẻ phép lành của ĐTC Phanxicô với tất cả những ai đang dấn thân trong cuộc chiến chống các hành động lạm dụng và ngược đãi. “Tôi cảm thấy tràn ngập niềm hy vọng! Cảm ơn Đức Thánh Cha Phanxicô!”.

 Trao đổi với EFE, ông nói thêm rằng ông cảm thấy như là người quan trọng nhất. “Tôi nghĩ đó là cuộc gọi quan trọng nhất trong cuộc đời tôi”, Varela nói.

 Trong số những thứ khác, ông nói ĐTC Phanxicô đã nhân danh Giáo Hội xin lỗi ông về những gì ông đã phải trải qua. Varela cho biết ông đã nói chuyện với ĐTC Phanxicô về cảm giác bị bỏ rơi bởi chính Giáo Hội cũng như các phương tiện truyền thông, và về sự tổn thương của những người sống sót khác.

 Các linh mục thuộc hệ thống các trường trung cấp ‘Christian Brothers’ đã bị buộc tội, và nhiều người bị kết tội lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên tại Úc, Canada, Ireland, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh.

 Ngoài ra, tại Argentina, Đức Hồng Y Mario Poli – người được lựa chọn một cách cẩn thận bởi ĐTC Phanxicô để trở thành người kế nhiệm Ngài trong cương vị là TGM Địa phận Buenos Aires – công bố Giáo hội sẽ không còn hỗ trợ tổ chức Nam Hướng Đạo (Boy Scouts) bởi tổ chức này ủng hộ “lý thuyết về giới” và ủng hộ việc phá thai.

 Khi được bổ nhiệm đến Buenos Aires, ĐHY Poli trở thành người lãnh đạo tinh thần của tổ chức này ở cấp quốc gia, và một vài nhóm Hướng đạo đã hiện diện khi Ngài nhận nhiệm sở tại Giáo phận.

 Tuy nhiên, sau khi Đức Cha Héctor Aguer – TGM Địa phận La Plata, công bố Giáo phận sẽ không tài trợ cho Phong trào hướng đạo sinh vì những lý do này, ĐHY Poli đã gửi Ngài một lá thư thừa nhận rằng trong thực tế, phong trào đã đánh mất đi “những giá trị căn bản của Kitô giáo”.

 Trong lá thư, ĐHY Poli đã viết về “sự tiến bộ của ý thức hệ về giới” đạt đến đỉnh điểm trong suốt thời kì của Quốc hội trước đây, nó đã được bình chọn để xác định lại định nghĩa về gia đình.

 “Để duy trì sự thay đổi này, họ cố nhiên đã sử dụng các nguyên tắc và ý tưởng của ý thức hệ về giới, trong đó ‘quyền phá thai’”, ĐHZY Poli viết.

 Sự thay đổi này – ĐHY Poli lập luận – đã được thông qua như là một cách chấp nhận luật giáo dục của Argentina, vốn đã được sửa đổi sau khi hôn nhân đồng tính được thông qua vào năm 2010. Mọi thứ đã được thi hành như vậy mặc dù thực tế trong cả nước, 96% các Hướng đạo sinh đều là người Công Giáo.

 Theo trang web của Bộ Giáo dục Argentina, “sự biến chất của những khuôn mẫu về giới” bắt đầu vào năm 2010, khi quốc gia của Đức Giáo ĐTC Phanxicô hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính, đây là quốc gia đầu tiên tại châu Mỹ Latin thực hiện điều này.

Hôm thứ Bảy vừa qua, các Phong trào Hướng đạo tại Argentina đã đưa ra lời tuyên bố, trong đó họ “thẳng thừng phủ nhận” việc tổ chức này đã phá vỡ mối tương quan với Giáo hội Công giáo địa phương. Họ cũng từ chối việc khẳng định phá thai là một quyền, tuy nhiên, họ thừa nhận rằng họ đã sửa đổi văn bản của các dự án giáo dục vì họ tôn trọng “tất cả các niềm tin tôn giáo” của các hướng đạo sinh khác, và bởi vì ‘tâm linh’ chính là một phần quan trọng và bất khả phân ly trong phương pháp Hướng đạo”.

 Trao đổi với báo chí địa phương hôm Chúa nhật vừa qua, Juan Manuel Salvado – Giám đốc điều hành của Phong trào Hướng đạo Argentina, cho rằng sự thay đổi trong hiến pháp đã không hỗ trợ hôn nhân đồng tính, nhưng lại chú ý đến các trẻ em vốn chỉ có hoặc người mẹ hoặc người cha.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết