Những cảm tưởng đầu tiên của các người tị nạn tại Rôma về Đức Giáo Hoàng

  • Tin tức
  • Thứ Sáu, 29-04-2016 | 14:44:36

Được Vatican tài trợ, ba gia đình người Syria được đưa từ đảo Lesbos đã xuống phi trường cùng Đức Giáo hoàng. Họ sẽ không sống ở Vatican, nhưng tại trung tâm của kinh đô vĩnh cửu. Những lớp học dạy tiếng Ý đã bắt đầu.

Trois-couples-syriens-accueillis-Rome-pape-Francois_0_730_502Từ Syria trong bom đạn đến những dãy nhà lều phơi nắng ở Lesbos – được vẽ ra với bao nước mắt của trẻ thơ -, cho đến những màu sắc dịu dàng của mùa xuân La-mã… Mười hai người tị nạn được Đức Giáo hoàng cứu trợ đã đi qua bóng tối đến ánh sáng của niềm hy vọng. Hoàn toàn được Vatican cưu mang, các gia đình này hiện nay được đón tiếp vào cộng đoàn Sant’ Egidio trong khu Palazzo Leopardi, vừa mang tên mới “Nhà trú ẩn”. Công trình này với mặt tiền kiểu ba-rốc sơn xanh nằm ở trung tâm khu phố Trastevere, bên tay trái khu Santa Maria in Trastevere, nổi tiếng với Vương cung thánh đường lộng lẫy có cùng tên gọi.

“Để người lớn và trẻ nhỏ hội nhập dễ dàng hơn, chúng tôi mong họ hòa mình vào giới thị dân ở Rôma trong một khu phố có lịch sử phong phú, sống động,” Bà Daniela Pompei giải thích; bà là thành viên của Sant’ Egidio đã tham gia cuộc tuyển chọn các gia đình này ở Lesbos.

Một cơ may rất lớn

Trong khu nhà nơi một chục người tị nạn khác trú ngụ, mỗi người có một không gian tiện lợi. “Bạn hãy tưởng tượng chúng tôi nghĩ gì khi có được nước nóng, tìm thấy sự thân thiện, chẳng còn dùng thời gian để nhìn khuôn mặt mình trong gương.” Nour một thiếu phụ da nâu, ánh mắt căng thẳng kể lại.

Trong số ba phụ nữ, chỉ một người là không đội khăn trùm. Cô này là một nhà vi sinh học 30 tuổi nói tiếng Pháp, có bằng cấp của trường đại học Montpellier. Chồng cô Hasan 31 tuổi, kỹ sư nông học, làm việc cho tòa thị chính Damas. Đeo sát vào người cái túi vải nhung màu vàng chanh, “một món quà của những người ở Lesbos” tặng cô, Nour tâm sự rằng cô không ngừng nghĩ về “cơ may rất lớn này.”

“Chúng tôi đã biết lúc 23 giờ, tối hôm trước ngày Đức Giáo hoàng đến để đưa chúng tôi về Rôma. Chúng tôi đã xúc động mạnh khi ngài đưa chúng tôi vào máy bay, ngay sau lưng ngài và các phụ tá của ngài. Ngài đã thân hành đến gặp chúng tôi, bắt tay chúng tôi. Tôi đã nói với ngài tôi sẽ cầu nguyện cho ngài. Ngài đã mỉm cười với tôi và đã vuốt ve con trai tôi”, cô tâm sự, xúc động dưới bóng những cây cam của khu vườn trường dạy tiêng Ý ở Sant’ Egidio, giữa những trẻ nhỏ đi lại chơi đùa. Một số cháu làm vỡ bong bong hoặc chơi diều. Những trẻ khác, như bé Riad, đứa con trai hai tuổi của cô thì mãi đi tìm người vuốt ve và sô-cô-la.

Đánh thức lương tâm

“Tôi chưa nhận thức được giấc mơ mà chúng tôi đang sống. Đức Giáo hoàng là một sứ giả của hòa bình. Ngài không phân biệt với những người phải được bảo vệ, tôi hy vọng tầm mức toàn cầu của các cử chỉ nhân đạo ấy sẽ đánh thức các lương tâm.” Người thiếu phụ ấy nói tiếp.

Cách đó ba mét, trong một ô vuông làm bởi các ghế dài bằng gỗ, người ta đọc được sự bình an trên khuôn mặt của chị Suhila, thợ may 49 tuổi. Nhờ một người thông dịch tiếng Syria, chị kể lại niềm vui của mình vì sau cùng chị được ngủ “trong một cái giường đúng nghĩa” sau ba tháng đi lang thang giữa Syria, Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp.

Suhila và chồng Ramy 50 tuổi, cha mẹ của ba đứa con là người gốc ở Deiz-ez-Zor, một thành phố bị phe Daech chiếm đóng; họ nhấn mạnh việc họ mau chóng khám phá Vương cung thánh đường thánh Phêrô. Đầy phấn khởi Sulila kể ra mọi sự quan tâm của cô về các món hàng cho không ở Sant’ Egidio, “gia đình mới của chúng tôi”. Cô nói về bánh mì mới trong các bữa ăn sáng, về sữa, cà phê và mứt ngon mà các con cô ăn ngấu nghiến. Cô kể lại những khám phá cách nấu ăn khác: “La lasagna, la parmigiano!” Cô thử phát âm những từ này bằng tiếng Ý.

“Mọi tôn giáo có thể đồng thuận”

Wafa, 30 tuổi thợ làm tóc và Osama, 37 tuổi, thợ in typo, trước đây đã cư ngụ ở khu phố Zamalka, Damas. Các con trai nhỏ của họ, từ sáu đến tám tuổi bám sát theo họ. Đôi vợ chồng này khẳng định họ “đã quên hẳn ông Assad”, từ ngữ mà họ nhớ lại trong ngôn ngữ của Dante để nói về ông ta là “Grazia”, và khi lại nói về Đức Giáo hoàng, họ nói, “Ngài chứng minh rằng mọi tôn giáo có thể đồng thuận với việc tôn trọng lẫn nhau.”

Các gia đình này sẽ mau chóng nói mà không nhờ người thông dịch, về quá khứ, hiện tại và các dự án của họ. Từ thứ hai, những người lớn đã ghi tên vào trường ngôn ngữ và văn hóa Ý ở Sant’ Egidio. Riad sẽ vào nhà trẻ ở Sant’ Egidio và những trẻ khác sẽ vào học các trường tại Rôma. “Việc luyện tập ngôn ngữ của chúng tôi là nền tảng của cuộc hành trình hội nhập, mọi cha mẹ đều có nghề nghiệp, điều này sẽ giúp họ tìm một việc làm,” bà Daniel Pompei nói rõ.

“Nhà cứu tế chính trị được yêu cầu ở Ý”

Ba gia đình tị nạn người Hồi giáo Syria đã từ Lesbos đến Rôma với một thông hành nhân đạo và đã xin được cứu tế chính trị ở Ý.

Văn phòng Quốc gia Vatican xúc tiến các thủ tục tiếp theo bảo đảm mọi phí tổn gắn với việc tiếp nhận, gồm cả phiếu mua cho các chi phí thông thường.

Theo yêu cầu của Đức Giáo hoàng, người lớn và trẻ nhỏ đều được biên chế vào Cộng đoàn Sant’ Egidio, một hiệp hội công của giáo dân, được thành lập năm 1968 và có nhiều kinh nghiệm trong việc giúp cho những người xin cứu tế và tị nạn hội nhập vào nước Ý.

Anne Le Nir (ở Rôma)
Xuân Sơn dịch

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube