Sau khi hàng trăm di dân thiệt mạng vào cuối tuần trước trên hành trình đầy chết chóc từ Địa Trung Hải đến châu Âu, một chuyên gia Công giáo nhấn mạnh rằng cần phải giải quyết những nguyên nhân gốc rễ của vấn đề di dân.
“Bi kịch thực sự đó chính là những cái chết này hoàn toàn có thể ngăn ngừa được”, ông Bill O’Keefe – Phó chủ tịch phụ trách quan hệ chính phủ và vận động tại Catholic Relief Services, cho biết.
“Chúng ta cần phải đảm bảo an toàn cho tất cả những người tị nạn cũng như những người di cư, nhưng đồng thời cũng phải giải quyết những nguyên nhân khiến cho người dân di cư ở nơi đầu tiên”, ông O’Keefe nhấn mạnh.
Cánh tay đắc lực về những người tị nạn của Liên Hiệp Quốc báo cáo hôm thứ Ba 16/5 vừa qua rằng 245 người được cho là đã thiệt mạng hoặc mất tích từ hai vụ đắm tàu trên biển Địa Trung Hải vào cuối tuần này, khiến số người chết do di cư đến châu Âu từ Bắc Phi gia tăng.
Một trong những chiếc thuyền chở những người di cư, một chiếc thuyền làm bằng cao su, đã bị chìm hôm thứ Sáu tuần trước với 132 người trên tàu, và “khoảng 50 người đã được giải cứu”, trong khi 82 người khác “e là đã chết hay mất tích”, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc cho biết.
Trong khi đó, một con tàu khác đã bị chìm ngoài khơi Libya vào hôm Chúa nhật vừa qua. Bảy người được báo cáo là đã được Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Libya giải cứu, trong khi 163 người khác được cho là đã chết hoặc mất tích.
Nhìn chung, hơn 1.300 di dân đã thiệt mạng khi cố gắng vượt Địa Trung Hải từ Bắc Phi vào năm 2017, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc cho biết, trong khi “hơn 43.000 người tị nạn và những người xin tị nạn đã sử dụng tuyến Trung tâm Địa Trung Hải để tới Italy”, trong đó có hơn 6.000 người vào cuối tuần trước.
Các điều kiện trên thuyền trở nên nguy hiểm hơn trước đây, vì những người di cư phải đối mặt với tình trạng quá tải đối với các mặt hàng thủ công nhỏ cùng với các hiểm hoạ khác.
“Tôi thực sự bị sốc bởi vấn đề bạo lực được sử dụng bởi một số kẻ buôn lậu”, ông Filippo Grandi – Cao ủy viên của Liên Hiệp Quốc về người tị nạn, tuyên bố hôm Chúa nhật vừa qua. Ông cho biết thêm rằng sự đông đúc và quá tải trên các con thuyền – cũng như các điều kiện của các con thuyền – là những mối bận tâm nghiêm trọng.
“Số lượng ngày càng tăng của hành khách trên các con thuyền mà bọn buôn lậu sử dụng, trung bình từ 100 đến 150 người, cũng đáng báo động và là nguyên nhân chính gây đắm tàu, và rủi ro gia tăng do chất lượng của các con thuyền ngày càng tồi tệ và việc sử dụng các con thuyền làm bằng cao su thay vì bằng đang ngày càng gia tăng”, ông Grandi cho biết.
Đối với những người nhập cư đến Châu Âu từ vùng hạ Sahara Châu Phi, việc vượt biển Địa Trung Hải không phải là khía cạnh nguy hiểm duy nhất của hành trình Bắc tiến. Theo Tổ chức Di dân Quốc tế (International Organization for Migration), Al-Jazeera đã báo cáo rằng một số người thậm chí còn không tới được bờ biển nhưng bị bắt và bị buôn bán dưới dạng nô lệ tại Libya và Niger.
Leonard Doyle – phát ngôn viên của Tổ chức Di dân Quốc tế tại Geneva, đã tuyên bố hồi tháng 4 rằng những người nhập cư đã “trở thành những mặt hàng hoá để mua bán và bị phế bỏ khi không còn giá trị nữa”.
Các tuyến đường di cư đến châu Âu là những tuyến đường chết chóc, thế nhưng có một lý do nghiêm trọng tại sao người dân vẫn chọn để thực hiện chuyến đi này, ông O’Keefe giải thích.
“Đói nghèo, các cuộc xung đột, các chính phủ không đáp ứng trước những nhu cầu của họ, cũng như việc biến đổi khí hậu đã và đang khiến cho hàng triệu người từ châu Phi, Trung Đông và châu Á tìm kiếm sự an toàn và những cơ hội mới tại châu Âu”, ông O’Keefe cho biết thêm.
“Hoa Kỳ cần phải nỗ lực nhiều hơn để đàm phán các giải pháp đối với các cuộc xung đột, thực hiện việc tài trợ các chương trình chống nạn đói nghèo, và giúp các quốc gia nghèo thích ứng với việc biến đổi khí hậu”.
Minh Tuệ chuyển ngữ