Nhà nước và gia đình

“Gia đình có quyền liên kết với những gia đình và tổ chức khác, để chu toàn vai trò của mình một cách xứng hợp và hiệu quả, cũng như để bảo vệ quyền lợi, củng cố điều thiện, và đại diện cho lợi ích của gia đình. Trên bình diện kinh tế, xã hội, pháp luật, văn hoá, vai trò đúng đắn của gia đình và các hội gia đình phải được nhìn nhận trong việc hoạch định và phát triển các chương trình liên quan tới đời sống gia đình” (Toà Thánh, Hiến chương về Quyền của Gia đình, 1983)

58708048_322058428468000_1418419533688864768_o

 

Docat số 132: Nhà nước và xã hội có thể làm gì cho gia đình?

Đầu tiên, việc quan trọng là xã hội và Nhà nước phải công nhận giá trị đặc biệt và cốt yếu của gia đình để bảo vệ và hỗ trợ tính cách độc đáo của gia đình. Điều này bắt đầu với việc củng cố đời sống trong nhà của gia đình, nhưng cũng phải bao hàm cả thái độ tôn trọng sự sống con người trong mọi giai đoạn, đặc biệt đối với thai nhi. Khi chúng ta nói về vấn đề Nhà nước giúp đỡ và bảo vệ gia đình, điều này không bao giờ có nghĩa là Nhà nước hay xã hội, lấy lý do kinh tế hay ý thức hệ, tiếp quản hay thậm chí tước đoạt những bổn phận đã thuộc về gia đình từ thuở ban đầu, và thu hẹp chiều kích xã hội của gia đình. Thay vào đó, mục tiêu của các biện pháp trong chính sách gia đình, khi tuân thủ đúng nguyên tắc bổ trợ, phải là tạo điều kiện hỗ trợ cho gia đình thực hiện những nhiệm vụ riêng của mình một cách xứng hợp

Docat số 133: Cụ thể “chính sách gia đình theo đúng nguyên tắc bổ trợ” nghĩa là gì?

Ví dụ: để theo đúng nguyên tắc bổ trợ, Nhà nước không có nhiệm vụ nuôi dạy trẻ em, vì đó sẽ là cướp đoạt khỏi tay cha mẹ đứa trẻ một nhiệm vụ vốn dĩ đã thuộc về họ ngay từ khởi đầu. Đúng ra, trong những tình huống cụ thể (điều kiện sống, công việc, cơ hội học hành), Nhà nước nên cung cấp cho các gia đình mọi sự giúp đỡ cần thiết. Ở đây, điều quan trọng là phải bảo vệ quyền tự do lựa chọn; ví dụ, về sự phối hợp của cha mẹ khi phân chia công việc chăm sóc gia đình và đi làm kiếm sống. Chức năng đặc biệt của gia đình trong việc thông truyền kiến thức và dạy dỗ con cái không thể được thay thế bằng dịch vụ giữ trẻ ban ngày, bằng việc học ở các trường lớp, hoặc sinh hoạt trong những đoàn thể xã hội khác, dù các tổ chức này có thể hỗ trợ và bổ sung việc giáo dục của cha mẹ. Nguyên tắc bổ trợ đồng thời nhấn mạnh sự tự chủ của mỗi người và mỗi gia đình. Điều này có nghĩa là tự các gia đình có thể và nên tham gia vào các cơ quan chính trị và xã hội, biết đoàn kết với nhau để đấu tranh và củng cố cho quyền lợi của mình.

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết