Lời kêu gọi của Đức Giám mục Daniel Adwok Kur đã được đưa ra sau khi bắt đầu các cuộc đàm phán nhằm mục đích chấm dứt xung đột
“Món quà vĩ đại nhất” vốn có thể xuất phát từ các cuộc gặp gỡ được chờ đợi từ lâu giữa Tổng thống Nam Sudan và lãnh tụ phiến quân của nước này chính là một nền hòa bình lâu dài để con số khổng lồ bao gồm những người tị nạn, cuối cùng, có thể trở về quê hương – một Giám mục quan tâm đến những người di cư, cho biết.
Giữa bối cảnh của những báo cáo rằng bốn triệu người đã bị di dời bởi cuộc xung đột ở Nam Sudan, Đức Cha Daniel Adwok Kur, Giám mục phụ tá Địa phận Khartoum đã nêu ra những sự thiếu thốn cùng cực của những người tị nạn tuyệt vọng vì thức ăn, chỗ ở và thuốc men.
Trong một cuộc phỏng vấn với Tổ chức Viện trợ các Giáo hội Đau khổ, một tổ chức từ thiện Công giáo, Đức Giám mục Adwok đã mô tả việc cung cấp chăm sóc mục vụ tại khu vực Kosti của quốc gia láng giềng Sudan, nơi có tới 200.000 người hiện đang sinh sống trải rộng khắp chín trại tị nạn khác nhau.
Đức Cha Adwok cho biết rằng những người tị nạn ở Sudan và các nước láng giềng đã theo dõi các sự kiện trong tuần này tại Addis Ababa, Ethiopia, nơi mà Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir đã gặp gỡ lãnh đạo phe nổi dậy Riek Machar nhằm thúc đẩy hòa bình lâu dài cho quốc gia châu Phi non trẻ này.
Khi quan hệ giữa ông Kiir và ông Riek tan rã vào cuối năm 2013, bạo lực đã nổ ra ở Nam Sudan, cướp đi sinh mạng của ít nhất 50.000 người, với bốn triệu người bị di tản và phải chịu cảnh đói kém, được tuyên bố ở một số vùng.
Các cuộc đàm phán trong tuần này tại Addis là lần đầu tiên các nhà lãnh đạo đã gặp gỡ nhau trong hai năm và sau đó, đại diện chính phủ Nam Sudan cho biết rằng có ít tiến triển đã được thực hiện nhưng một cuộc họp khác dự kiến sẽ diễn ra vào đầu tuần tới tại Khartoum, Sudan.
Phát biểu ngay khi các cuộc đàm phán hòa bình đang được tiến hành, Đức Giám mục Adwok cho biết: “Người dân trong các trại tỵ nạn cần phải được trở về quê hương và xây dựng lại những ngôi nhà đã bị phá hủy của họ”.
“Họ nhìn vào cuộc gặp gỡ đang diễn ra tại Addis và họ cho biết rằng món quà vĩ đại nhất có thể xuất phát từ tất cả những điều này sẽ là món quà của hòa bình”.
“Nền hòa bình này sẽ cho phép họ trở về quê hương xứ sở của họ và sống một cuộc sống xứng với phẩm giá của họ, không giống như cuộc sống tại các trại nơi mà đã có rất nhiều khó khăn”.
Vị giám trợ cho biết rằng những người tị nạn mà ngài giúp đỡ ở khu vực White Nile ở Kosti, phía nam thủ đô Khartoum của Sudan, những tấm nhựa đen được trùm lại làm chỗ ở tạm thời và thức ăn được phân bổ hạn chế dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng đối với nhiều người.
Đức Cha Adwok nói: “Thức ăn mà họ được phân phát trong các trại tị nạn này là không đủ. Một số người trong số họ chỉ nhận được một bữa ăn mỗi ngày”.
Vị giám trợ cho biết thêm rằng một số người tị nạn có thể tự hỗ trợ sau khi được chính phủ Sudan cho phép làm việc trên các cánh đồng.
Đức Cha Adwok cho biết việc hỗ trợ nhân đạo cho các trại tị nạn trong khu vực của ngài đều xuất phát từ Chính phủ Sudan, vốn đang tiếp tục ngăn chặn các cơ quan viện trợ quốc tế tiếp cận với những người tị nạn trong nước.
Đức Cha Adwok đã nhấn mạnh hoàn cảnh của gần 16.000 người đã đến với các trại tị nạn trong vài năm qua và những người mà ngài cho biết: “không được giải quyết đúng cách và đặc biệt rất cần sự giúp đỡ”.
Đức Giám mục Adwok đã cảm ơn Tổ chức Viện trợ các Giáo hội Đau khổ vì đã giúp đỡ ba nữ tu và hai linh mục, những người đã thường xuyên thực hiện công việc mục vụ tại các trại tị nạn nơi mà có nhiều Kitô hữu thuộc nhiều giáo phái khác nhau.
Tổ chức từ thiện này cũng cung cấp các chương trình giáo dục Kitô giáo, việc đào tạo về đạo đức và một số trợ giúp khẩn cấp cho những người có nhu cầu nhất, bao gồm cả các mặt hàng thực phẩm.
Minh Tuệ chuyển ngữ