Một thế giới tìm kiếm niềm hy vọng vào sự Phục sinh

EDIT-MY

Chưa bao giờ Lời Công bố Phục sinh, sự Phục sinh của Chúa Kitô lại được chào đón đến như vậy. Những bạn bè thân hữu và gia đình đã ra đi hoặc những người đã chết do hậu quả của Covid; những người trẻ tuổi bị giết hại trên đường phố Myanmar – gần 600 người vào thời điểm của bài viết này – bởi một chế độ độc tài quân sự đi ngược lại lịch sử; quyết định của Bắc Kinh nhằm bóp nghẹt mọi khao khát dân chủ và tự do ở Hồng Kông; những tướng lĩnh Bangkok coi thường sức ép của giới trẻ Thái Lan; những người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ là nạn nhân của sự đàn áp trên diện rộng….

Thêm vào danh sách vốn đã đáng buồn này, chúng ta hiện đang ở trong những tình huống mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc lại trong Sứ điệp của Ngài vào Chúa nhật Phục sinh, ngày 4 tháng 4 vừa qua: những người bệnh không được tiếp cận với việc điều trị và vắc xin; những người trẻ tuổi không có triển vọng tương lai; những người di cư “chạy trốn khỏi cảnh chiến tranh và tình cảnh khốn khổ”.

Và kế đến là những lòng chảo của chiến tranh hoặc sự cận kề với các cuộc xung đột ở Syria, Lebanon, Yemen, Israel, Palestine, Ukraine, Nagorno-Karabakh; các mối đe dọa khủng bố từ Châu Phi (Sahel, Nigeria, Tigray và Cabo Delgado); những quốc gia (không có tên tuổi) nơi tự do tôn giáo bị chà đạp, nơi “nhiều Kitô hữu phải cử hành Lễ Phục sinh với những hạn chế nghiêm ngặt và đôi khi, thậm chí không thể tiếp cận các hoạt động cử hành phụng vụ”, chẳng hạn như ở Trung Quốc.

Chưa bao giờ chúng ta lại khao khát một chút hy vọng nào đó trong việc đánh bại đại dịch này, trong việc đánh bại cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội vốn đang phát triển không ngừng, một chút khao khát về sự trở lại cuộc đối thoại và sự hiểu biết trong một xã hội vốn đã trở nên căng thẳng đến cùng cực, nơi mà giờ đây dường như tiêu chí duy nhất đó là cứu lấy chính mình bằng cái giá phải trả của người khác. Thay vào đó, chúng ta phải đối mặt với tình trạng bất lực lan rộng, vốn làm chùn bước những phương pháp tiếp cận ngắn hạn, không có bất kỳ sự chắc chắn nào.

Tự nó, việc công bố về sự Phục sinh của Đức Kitô đang nỗ lực nhằm tìm cách bám rễ sâu vào não trạng của thế giới chúng ta. Tốt nhất, nó được coi như một biểu tượng của sự tái sinh (giống như những bông hoa mùa xuân mọc lên từ những thân cây bị mùa đông làm cho trở nên đen đúa), hoặc một số an ủi về tâm lý, mà qua đó người ta bám vào chính bởi vì mọi thứ dường như vô định. Nhưng theo cách này, sự Phục sinh của Đức Kitô không thúc đẩy bất kỳ cam kết nào trong lịch sử.

Các Kitô hữu chúng ta cũng góp phần vào sự tan biến dần của lời loan báo này. Đối với rất nhiều tín hữu, sự Phục sinh của Chúa Giêsu được coi như là một sự kiện trong quá khứ xa vời; Chúa Giêsu chỉ đơn giản là một bậc Thầy đã dạy “biết bao điều hay lẽ phải”, một tấm gương đạo đức khả kính, nhưng Ngài bất lực không thể lay động thế giới thời đại ngày nay.

Trong Thánh lễ Đêm Vọng Phục Sinh, Đức Thánh Cha Phanxicô đã vạch rõ thái độ này một cách đầy đủ: “Nhiều người – kể cả chúng ta – trải nghiệm một” đức tin của những ký ức “, như thể Chúa Giêsu là một người đến từ quá khứ, một người bạn cũ từ thuở thiếu thời của họ giờ đã xa vời, một sự kiện đã xảy ra cách đây từ rất lâu, khi họ học Giáo lý khi còn thơ ấu. Một đức tin được hình thành nên từ những thói quen, những điều từ trong quá khứ, những kỷ niệm thời thơ ấu đáng yêu, nhưng không còn là một đức tin lay động tôi, hay khuyến kích tôi nữa”.

Nếu Chúa Giêsu đã sống lại, thì có nghĩa là Người có quyền trên mọi thời điểm của lịch sử và đang hiện hữu cho đến ngày nay, trong cuộc sống của chúng ta: chúng ta gặp gỡ Người trong các Bí tích, trong cầu nguyện, trong các mối tương quan huynh đệ. Nhưng nếu Ngài còn hiện hữu, điều đó có nghĩa là tất cả tình yêu mà Ngài đã dành cho chúng ta từ trên Thánh giá không phải là vô ích: điều đó có nghĩa là tình yêu của Ngài vĩ đại và mạnh mẽ hơn tất cả những ai muốn bịt miệng nó, muốn tìm cách tiêu diệt nó.

Bằng cách này, mọi tình huống, ngay cả khi tuyệt vọng nhất, đều có thể rút ra thông qua niềm hy vọng và cam kết hàng ngày chứa đựng một chân trời đảm bảo cho tương lai. Điều này cũng có nghĩa là Thiên Chúa không phải là một thứ giả dược cho sự đau khổ trong cuộc sống, mà là sự đảm bảo tuyệt đối cho chân và thiện.

Theo một nghĩa nào đó, hoàn cảnh tuyệt vọng của thế giới chúng ta dồn chúng ta vào chân tường: hoặc thế giới là tất cả những điều vô nghĩa phi lý, trượt về phía hư vô, hoặc nó là một tạo vật của Thiên Chúa và vì lý do này, nó có hy vọng để được phát triển và cải thiện, trong giao ước của Thiên Chúa với con người.

Hôm Thứ Hai sau Lễ Phục Sinh (còn được gọi là “Thứ Hai Thiên Thần”), Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Tất cả các kế hoạch và sự phòng vệ của những kẻ thù và những kẻ bắt bớ của Chúa Giêsu đều vô ích … Hình ảnh Thiên thần ngồi trên tảng đá trước ngôi mộ là biểu hiện cụ thể, biểu hiện hữu hình của sự chiến thắng khải hoàn của Thiên Chúa đối với sự dữ, sự biểu lộ của sự chiến thắng của Đức Kitô đối với kẻ cầm đầu của thế giới này, biểu hiện của sự chiến thắng của ánh sáng trước bóng tối. Ngôi mộ của Chúa Giêsu không được mở ra bởi một hiện tượng vật lý, mà do sự can thiệp của Thiên Chúa…Những chi tiết này là những biểu tượng xác nhận sự can thiệp của chính Thiên Chúa, Đấng mang lại kỷ nguyên mới, thời kỳ sau hết của lịch sử bởi vì sự Phục sinh của Chúa Giêsu đã khởi đầu cho thời kỳ cuối cùng của lịch sử vốn có thể kéo dài hàng nghìn năm, nhưng đó là thời sau hết”.

Minh Tuệ (theo Asia News)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube