Một sự hiệp thông cánh chung - Bí Tích của Hiệp Thông

Tưởng niệm cuộc Vượt Qua của Đức Kitô, Thánh Thể là ký ức về những việc quá khứ nhưng nó còn là ký ức về tương lai hơn nữa, vì các Kitô hữu phải nhớ về tương lai họ, tức là Đức Kitô Vượt Qua, trong Ngài họ được dự trù trước và là Đấng đang đến gặp họ.

Thánh Thể là thế giới tương lai đi vào Hội Thánh, để Hội Thánh đi vào thế giới đó.

Vì đích thân Đức Kitô mà Thánh thể là bí tích, đích thân Đức Kitô là tất cả cánh chung:

  • Cuộc Phục Sinh của Ngài có tính cách quang lâm, không có cuộc quang lâm nào khác.
  • Đức Kitô là Nươc Trời
    • Là sự kẻ chết sống lại.
    • Là sự phán xét…
  • Cuộc Vượt Qua của Đức Kitô là mầu nhiệm cánh chung.

Qua mọi bí tích, cánh chung thâm nhấp vào trần gian, nhất là Thánh Thể đặt Hội Thánh tiếp xúc với lúc chấm dứt thời gian, đến nỗi ngày cử hành Thánh Thể mang cùng tên với cuộc Quang lâm: ngày của Chúa.

  • Trước đó, bầu khí bữa Tiệc Ly đã đầy nỗi đợi chờ cánh chung:
    • Đức Giêsu chắc chắn Nước Trời sắp đến
    • Ngài chắc chắn mình sắp uống rượu mới
    • Ngài thấy chén rượu được uống chung là Giao Ước mới đã được khai trương.
    • Ngài dọn cho môn đệ bữa tiệc của cõi bên kia.
  • Kitô hữu gọi Thánh Thể là “bàn ăn của Chúa”, của Đấng là Chúa ngày Cánh Chung:
  • Nó là bí tích của sự đến được loan hứa (Ga 14, 18.28): sự đến độc nhất, cùng tận.
  • Nó là bí tích sự thấy được loan hứa “các ngươi sẽ thấy Ta” (Ga 16, 16): sự xuất hiện độc nhất và cùng tận, làm ta nên giông Đấng ta nhìn thây.
  • Thánh Thể dội lại cuộc phán xét chung được tuyên ra trong cuộc Vượt Qua của Đức Kitô: tha tội cho kẻ mở ra cho Đức Kitô (Rm 4, 25), kết án kẻ khép lòng trước ơn huệ Thánh Thể (1 C 11, 29-34).
  • Thánh Thể quy tụ tín hữu vào ngày hôm nay của cuộc sinh hạ. để họ nên con cái Thiên Chúa, để họ dám thưa “Abba”, để họ tin vào sự sống đời đời vì đã vượt qua vòng sự chết và gặp tương lai mà Thiên Chúa kêu gọi họ tới để hiệp thông với Chúa Con (1C 1, 7-9).

Thánh Thể là phụng vụ cõi trời thoáng hiện trong không gian chúng ta, làm vẹn toàn thời gian, nhưng chưa làm nó nổ tung.

  • Tưởng niệm cuộc Vượt Qua của Đức Kitô, Thánh Thể là ký ức về những việc quá khứ nhưng nó còn là ký ức về tương lai hơn nữa, vì các Kitô hữu phải nhớ về tương lai họ, tức là Đức Kitô Vượt Qua (2 Tm 2, 8: hãy nhớ Đức Kitô phục sinh), trong Ngài họ được dự trù trước (như trong một chương trình) và là Đấng đang đến gặp họ.
  • Trong Thánh thể, mọi yếu tố được “cánh chung hóa”
    • Những lời con người “này là Mình Ta” tuy chỉ là gió và tiếng nói, đã mang sự toàn năng của vị Chúa của Ngày Cánh Chung.
    • Bữa ăn: người ta ăn theo kiểu trên trời, các ngôi vị hiệp thông với nhau.
    • Cộng đoàn: trở nên thân mình Đức Kitô và con người trồi lên tương lai nhờ Đầu họ là Đức Kitô.
  • Nhờ những con người và những sự vật mở ra và đầy sức mạnh của cánh chung đó, Thánh Thể chứng thực rằng cuộc Phục Sinh không rút Đức Kitô khỏi đời này, trái lại việc tôn dương Ngài đưa Ngài vào trần gian, khiến Ngài nên chiều sâu của trần gian, đưa vĩnh cửu vào những năm tháng mau qua, tác sinh con người trong chính sự khả tử của họ.
  • Thánh Thể (nơi cánh chung có trong một cộng đoàn, trong những việc những sự đời này, nơi Ngày cánh chung đi vào thời gian con người) công bố rằng Đức Giêsu được Phục sinh trong sự viên mãn Nhập thể, rằng Ngài sống toàn năng trong sự chết chóp đỉnh đời con người.
  • Điều này cũng có nghĩa là giữa cánh chung và những thực tại đời này có một sự liên tục, cánh chung có thể là sự vẹ toàn nhưng cũng là sự vượt qua thế gian và thời gian, cánh chung đi vào trần gian không làm cho con người, sự vật, thời gian phải rỗng hóa mình, trái lại cánh chung mở ngỏ, mở rộng và làm vẹn toàn tất cả, và thế giới chết chóc không khép vào mình, không nghiệt ngã, tuyệt vọng vì cuộc Phục sinh thấm nhiễm nó. Thánh thể là cuộc cử hành một niềm hy vọng hoàn vũ.

Được ơn lạ lùng như vậy, Hội Thánh buộc phải có lòng khiêm tốn thât sự, mở ra cho sự lớn lao của mầu nhiệm và tiếp nhận nó.

  • Không phải Hội Thánh có quyền bắt lấy cánh chung bằng những lời của mình, nhốt cánh chung trong những sự vật đời này, làm cho những sự vật đó thực hiện được sự hiên diện của Đức Kitô.
  • Nhưng chính mầu nhiêm Thiên Chúa trong cuộc Vượt Qua của Đức Kitô đã thi thố trong Hội Thánh quyền năng thu hút hoàn vũ và cứu độ, tác tạo những con người và sự vật hướng đến Đức Kitô để làm mọi sự tồn tại nơi Ngài (Co 1, 16).
  • Lòng khiêm tôn nhìn nhận mầu nhiệm trong sự lớn lao của nó.

Lòng khiêm tôn không thu nhỏ Thánh Thể lại, không coi nó chỉ là một bữa ăn hằng ngày bằng cách giản lược, đến mức xóa bỏ, tính biểu tượng phụng vụ đang nhân manh sự lạ lẫm của nó.

Thừa tác viên của Thánh Thể đã không được phong để giúp bàn (Cv 6, 24) mà để phục vụ Tin Mừng, nghĩa là phục vụ cuộc Quang Lâm. Họ không phải là kẻ phục hưng cộng đoàn nhưng là kẻ khai tâm mầu nhiệm, kẻ có nhiệm vụ đem mầu nhiệm vào cộng đoàn và đem cộng đoàn vào mầu nhiệm.

Theo F. X. Durrwell, C.Ss.R.

trong “Thánh Thể Bí Tích Vượt Qua

(còn tiếp)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube