
Đức Hồng y Joseph Zen Ze-kiun, nguyên Giám mục Địa phận Hồng Kông, cử hành Thánh lễ tại Hồng Kông vào ngày 24 tháng 5 năm 2022. Ngày 24 tháng 5 được đánh dấu trên toàn thế giới là ngày cầu nguyện cho Giáo hội tại Trung Quốc (Ảnh: CNS / Tyrone Siu, Reuters)
Khi Đức Hồng Y Joseph Zen bắt đầu ra hầu tòa ở Hồng Kông, một số nhà lãnh đạo Công giáo và các nhà hoạt động nhân quyền đã đưa ra những tuyên bố ủng hộ vị Đức nguyên Giám mục Địa phận Hồng Kông 90 tuổi.
Đức Hồng Y Zen và 5 người khác bị buộc tội không đăng ký hợp lệ một quỹ nhằm hỗ trợ pháp lý cho những người biểu tình ủng hộ dân chủ. Là một nhà phê bình thẳng thắn đối với chế độ cộng sản của Bắc Kinh, Đức Hồng Y Zen đã đảm nhận vai trò là người được ủy thác của “Quỹ cứu trợ nhân đạo 612”, giúp thanh toán các hóa đơn pháp lý và y tế cho những người biểu tình bị bắt giữ và bị thương trong các cuộc biểu tình năm 2019 ở Hồng Kông.
Đây là các nhà lãnh đạo Công giáo, các học giả và các nhà hoạt động nhân quyền, những người đã công khai bày tỏ sự liên đới của họ với Đức Hồng y Zen khi phiên tòa xét xử ngài bắt đầu:
Đức Hồng y Fernando Filoni, nguyên Tổng Trưởng Thánh Bộ Truyền giảng Phúc Âm cho các Dân tộc, đã viết bài ủng hộ Đức Hồng y Zen trên tờ Avvenire vào ngày 23 tháng 9.
“Đức Hồng y Zen là ‘con người của Thiên Chúa’; đôi khi can đảm nói thẳng nói thật, nhưng phục tùng tình yêu của Đức Kitô, Đấng muốn ngài trở thành Linh mục của Người, sâu sắc trong tình yêu, như Thánh Don Bosco, với những người trẻ”, Đức Hồng y Filoni viết.
Đức Hồng y Filoni kết luận tuyên bố của mình, điều mà ngài gọi là “bằng chứng cho sự thật”, bằng cách nói: “Đức Hồng y Zen sẽ không bị kết án. Hồng Kông, Trung Quốc và Giáo hội có một người con tận tụy nơi ngài, không phải hổ thẹn”.
Đức Giám mục Thomas Tobin Địa phận Providence, Rhode Island, đã đưa ra lời kêu gọi cầu nguyện trên Twitter vào ngày 19 tháng 9 khi phiên tòa xét xử Đức Hồng y Zen dự kiến bắt đầu (phiền tòa đã bị hoãn lại vì thẩm phán dương tính với COVID-19):
“Hôm nay, hãy nhớ đến người anh em trong đức tin của chúng ta, Đức Hồng y Joseph Zen, 90 tuổi, người đang bị xét xử ở Trung Quốc, cũng như Giáo hội ở Trung Quốc, nơi thường xuyên bị chính quyền tấn công và hạn chế. Và đồng thời hãy cầu nguyện cho các Kitô hữu ở khắp mọi nơi đang bị bức hại vì đức tin của họ”, Đức Giám mục Tobin viết.
Đức Giám mục Joseph Strickland Địa phận Tyler, Texas, viết vào ngày 18 tháng 9:
Đức Tổng Giám mục Salvatore Cordileone Địa phận San Francisco đã chia sẻ lời cầu nguyện của mình cho Đức Hồng y Zen trên Twitter vào ngày 26 tháng 9:
Đức Giám mục Athanasius Schneider, Giám mục phụ tá Địa phận Maria Santissima ở Astana, Kazakhstan, đã đưa ra lời cầu nguyện của mình trên Twitter vào ngày 26 tháng 9:
Vào ngày 1 tháng 9, Đức Hồng y Gerhard Ludwig Müller, nguyên Tổng Trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, đã chia sẻ sự thất vọng của mình rằng Đức Hồng y Zen đã không có mặt tại cuộc họp của Hồng y Đoàn vào tháng Tám.
“Có lẽ Giáo hội nên tự do hơn và ít bị ràng buộc hơn vào logic thế gian và dựa trên quyền lực, do đó, tự do hơn trong việc can thiệp và, nếu cần, chỉ trích những chính trị gia cuối cùng đàn áp nhân quyền. Trong trường hợp này, tôi tự hỏi tại sao lại không chỉ trích Bắc Kinh”, Đức Hồng y Müeller nói.
“Đức Hồng y Zen là một biểu tượng và ngài đã bị bắt giữ vô cớ, ngài chẳng làm gì cả, ngài là một nhân vật có tầm ảnh hưởng, can đảm và chính phủ vô cùng lo ngại”, Đức Hồng y Müeller nói. “Ngài đã hơn 90 tuổi và chúng ta đã để ngài cô đơn một mình”.
Đức Hồng y Charles Bo Địa phận Yangon, Chủ tịch Liên Hội đồng Giám mục Á Châu (FABC), đã bảy tỏ sự ủng hộ ngay sau khi Đức Hồng y Zen bị bắt vào tháng 5:
Trong một tuyên bố, Đức Hồng y Bo viết: “Hiền huynh của tôi, Đức Hồng y Joseph Zen, đã bị bắt giữ và phải đối mặt với cáo buộc đơn giản chỉ vì ngài từng là người được ủy thác của một quỹ vốn cung cấp sự hỗ trợ pháp lý cho các nhà hoạt động đối mặt với các vụ kiện của tòa án. Trong bất kỳ hệ thống nào mà nhà nước pháp quyền tồn tại, việc cung cấp sự hỗ trợ nhằm giúp những người bị truy tố thanh toán án phí là một quyền thích đáng và được chấp nhận. Làm thế nào việc giúp người bị tố cáo có quyền bào chữa và quyền đại diện hợp pháp lại bị xem là hành vi tội phạm?”.
Những lời ủng hộ và chỉ trích đối với cộng sản Bắc Kinh xuất phát từ các học giả, các nhà hoạt động nhân quyền và những người đã đấu tranh cho quyền tự do tôn giáo trên khắp thế giới.
Cha Benedict Kiely, người sáng lập Nasarean.org, đã chia sẻ những đánh giá của mình về phiên tòa xét xử Đức Hồng y Zen với CNA:
“Tôi có thể nói rằng Đức Hồng Y Zen tham gia một danh sách dài ‘các vị tử đạo trắng’ – những người chịu đau khổ vì đức tin. Thông thường, giống như Đức Hồng y Joseph Mindszenty ở Hungary, họ bị bỏ rơi bởi chính Giáo hội, người mà đáng lẽ ra phải bênh vực họ. Đức Hồng y Zen là người đấu tranh cho tự do tôn giáo – và là nguồn cảm hứng tuyệt vời cho tất cả những ai hoạt động vì tự do tôn giáo. Tôi sợ Giáo hội ở Hồng Kông, giống như ở Trung Quốc đại lục, đang phải đối mặt với thời kỳ tranh đấu miệt mài và phải chịu bức hại khốc liệt hơn”.
Nhà vận động nhân quyền David Alton, Huân tước Alton xứ Liverpool, đã đăng trên Twitter vào ngày 26 tháng 9:
“Khi Đức Hồng y Zen, Margaret Ng, và những người khác ra hầu tòa ở Hồng Kông nhắc lại việc ĐCSTQ bắt giữ và cầm tù Đức Giám mục Kung Địa phận Thượng Hải … cùng một ĐCSTQ trước đây, cùng một tòa án trá hình trước đây, cùng một thái độ căm thù đối với những người bất đồng chính kiến. Và cùng một sự can đảm để đáp lại”.
Benedict Rogers, người sáng lập Hong Kong Watch, đã viết trên Twitter vào ngày 26 tháng 9:
Và Paul Marshall, Giám đốc Nhóm Hành động Nam và Đông Nam Á của Học Viện Tự do Tôn giáo, đã phát biểu với CNA rằng phiên tòa xét xử Đức Hồng y Zen thừa nhận rằng Bắc Kinh đang trấn áp những người bất đồng chính kiến:
“Việc truy tố và xét xử một vị Hồng y 90 tuổi vì việc gây quỹ trong tinh thần ôn hòa cho thấy khoảng thời gian khắc nghiệt mà chính phủ Trung Quốc sẽ tiến hành nhăm đè bẹp mọi dấu tích của những người bất đồng chính kiến và tự do tôn giáo ở Hồng Kông hoặc đại lục. Nó làm xói mòn thêm lời hứa năm 1997 của Trung Quốc về ‘một quốc gia, hai hệ thống’ khi Hồng Kông được trao trả quyền cai trị và cho thấy chính phủ không thể được tin tưởng trong việc giữ các thỏa thuận của mình”.
Minh Tuệ (theo CNA)