Một chính trị gia Công giáo sau cuộc hội kiến với ĐTC Phanxicô: ‘Tôi chính là muối và ánh sáng’

  • Tin tức
  • Thứ Sáu, 24-08-2018 | 23:34:58

Jeff Fortenberry, Nghị sĩ Quốc hội Hoa Kỳ đến từ Nebraska và đồng thời là thành viên của Mạng lưới các nhà Lập pháp Công giáo Quốc tế, đã phát biểu với Vatican News về sự tương quan của sứ điệp của ĐTC Phanxicô về vấn đề tự do tôn giáo.

Hôm thứ Tư 22/8, ĐTC Phanxicô đã gặp gỡ các thành viên thuộc Mạng lưới các nhà Lập pháp Công giáo Quốc tế (ICLN), những người đã có mặt tại Rome để tham dự cuộc họp thường niên lần thứ chín của họ. Jeff Fortenberry, một thành viên của ICLN và là thành viên của Hạ viện Hoa Kỳ đến từ tiểu bang của Hạt bầu cử thứ nhất của Nebraska, cũng đã hiện diện tại buổi hội kiến ĐTC Phanxicô. Ông đã phát biểu với Vatican News về thông điệp của ĐTC Phanxicô, sự tham gia của Hoa Kỳ trong việc tái xây dựng các cộng đồng Kitô hữu ở Iraq, và tầm quan trọng của vấn đề tự do tín ngưỡng trên thế giới.

cq5dam.thumbnail.cropped.750.422 (34)

Đức Giáo Hoàng Phanxicô gặp gỡ với các thành viên của ICLN (Truyền thông Vatican)

Cuộc hội kiến ĐTC Phanxicô

Ông Fortenberry cho biết rằng cuộc hội kiến với ĐTC Phanxicô đã diễn ra thân mật hơn bình thường vì họ đã gặp gỡ trong một căn phòng nhỏ và ĐTC Phanxicô ngồi gần với họ. “Ngài rất vui tính và tình cảm”, ông Fortenberry nói, và thậm chí còn đùa với họ đôi chút, ĐTC Phanxicô cũng đã xin lỗi vì đã gặp họ vào “thời gian ăn sáng”. Ông Fortenberry nhận thấy rằng ĐTC Phanxicô muốn truyền đạt cho họ, “ý tưởng về phong trào của thuyết tương đối này, con sóng địa chấn của chủ nghĩa thế tục mà thế giới hiện đang phải đối đầu, và thái cực đối lập đang trở thành chủ nghĩa cực đoan tôn giáo… cả hai đều có khuynh hướng mâu thuẫn với lợi ích của tất cả mọi người”.

Ông Fortenberry rất ấn tượng khi được có mặt tại Vatican cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô, nhưng thậm chí còn hơn thế nữa, với “các nhà lập pháp đến từ khắp nơi trên thế giới, nhiều người đến từ Châu Phi”. Ông cho biết rằng họ đang có mặt tại Rome để thảo luận về những vấn đề vốn “phải ràng buộc tất cả nhân loại, cụ thể là, phẩm giá con người, lương tâm, tự do tôn giáo, sự tấn công… của thuyết tương đối thế tục, và sự tấn công của ý thức hệ tôn giáo vốn được biểu hiện trong những thuật ngữ khủng khiếp nhất … trong từ ISIS (tổ chức nhà nước Hồi giáo)”.

Iraq: một bức tranh thêu về tôn giáo lâu đời

Gần đây đã có chuyến viếng thăm tới miền bắc Iraq theo yêu cầu của Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence, ông Fortenberry đã chứng kiến tận mắt sự trợ giúp của Mỹ trong khu vực đó đang giúp tái tạo lại điều mà ông gọi là “khu vực lâu đời của bức tranh thảm thêu về tôn giáo” và “một bức tranh khảm về sự đa nguyên tôn giáo” vốn đã tồn tại ở đó, nơi mà những tín đồ thuộc nhiều tôn giáo khác nhau cùng chung sống với nhau. Ông cũng gặp gỡ một số Kitô hữu, những người đã trở về Iraq, trong đó có một linh mục, người đã từng du học ở Rome, và 20 bạn trẻ khác. Tuy nhiên, vẫn còn 400.000 người Yazidis hiện đang sinh sống trong các trại “di tản nội bộ”, và 3.500 phụ nữ Yazidi “hiện vẫn còn bị giam giữ trong chế độ nô lệ bởi Isis”.

Một tia hy vọng

Tia hy vọng mà ông Fortenberry đã nhận thấy đó chính là việc người dân đang bắt đầu trở về quê hương xứ sở của mình. Các cộng đồng Kitô giáo đang bắt đầu được xây dựng lại mọi thứ, một số với sự trợ giúp của Tổ chức Hiệp sĩ Columbus và sự viện trợ từ Hoa Kỳ. Nhằm ngăn chặn một cuộc diệt chủng ISIS khác xảy ra một lần nữa, ông cho biết rằng “một hình thức mới của dấu ấn an ninh” là cần thiết, “sẽ hội nhập những người dân địa phương và bản địa – các Kitô hữu và những người Yazidis” – vào các cấu trúc bảo vệ. Nếu như điều này có thể xảy ra, Quốc hội dự đoán rằng “bức tranh thảm lâu đời về sự đa nguyên tôn giáo” sẽ được phục hồi.

Ý tưởng thống nhất đó chính là phẩm giá con người

Tự do tôn giáo, ông Fortenberry nói, bị xem thường ở phương Tây, hiện đang “nằm dưới một sự tấn công nghiêm trọng như vậy, đặc biệt là ở đó, bởi những người sẽ thực hiện việc giết hại nhân danh thần học thuyết nham hiểm, và những người cũng sẽ chết nhân danh Thượng Đế của họ”. Ông cũng nhận thấy một “sự khao khát sâu thẳm” về phía các quốc gia trên toàn thế giới để thừa nhận vấn đề tự do tôn giáo:

Nếu chúng ta tin rằng tất cả nhân loại đều được hiệp nhất bởi vì chúng ta đã được tạo dựng theo hình ảnh và giống như Thiên Chúa, và tất cả chúng ta đều có chung một khao khát – hạnh phúc của chính chúng ta, sự bảo vệ đối với con cái của mình, khả năng thăng tiến bản thân, một không gian an toàn để có thể đưa ra sự lựa chọn tốt nhất, lương tâm của chúng ta vốn được biểu hiện qua vấn đề tự do tôn giáo – đây không chỉ là lời kêu gọi đối với thế giới Công giáo mà còn là lời kêu gọi đối với toàn thể nhân loại.

Ý tưởng thống nhất đó chính là phẩm giá con người “và khả năng tự thể hiện bản thân thông qua lương tâm, và tự do tôn giáo, hướng tới những điều cao quý và tốt đẹp”.

Vai trò của một nhà lập pháp Công giáo

Dân biểu Fortenberry nhận thức được vai trò của mình với tư cách là một nhà lập pháp Công giáo đó chính là trở nên “ánh sáng và muối”, “mời gọi tất cả mọi người hướng tới những đề xuất về những điều tốt đẹp và cao quý trong bối cảnh của những thực tế khó khăn”. Ông  Fortenberry cũng đã trích dẫn những lời sau cùng của ĐTC Phanxicô “Hãy can đảm!”, trở về gia đình của mình, nơi mà nhiệm vụ đó đang chờ đợi mỗi người chúng ta.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết