Mầu Nhiệm Vượt Qua - 'Bí Tích Vượt Qua'

Tât cả lịch sử của Đức Giêsu là cuộc nhân hóa của Thiên Chúa (L’humanation de Dieu) trong đó Ngài không ngừng nhận hiện hữu, nhận hành động, nhận nói (Ga 8, 28; 14, 24 ) bằng cách để Cha sinh hạ mình. Giống như mọi Kitồ hữu phải làm cho ơn Phép Rửa đi vào đời sống, Đức Giêsu, Con Thiên Chúa, đã ưng thuận (qua đời sống và sự tự do con người) với Mầu nhiệm làm con trong đó Ngài đã được sinh ra

Bí Tích Vượt Qua

Người ta gọi bí tích này là Mầu nhiệm Vươt Qua. Ngay từ thời đầu. tư tưởng Kitô giáo đã nôi kết Thánh Thể với cuộc Vượt Qua của Chúa (tức mầu nhiệm tử nạn Phục Sinh, hiện diện cho trần gian). (Xem một số câu nói của các Giáo Phụ Ignace d’Antioche – Cypryen – Athanase) các đoạn văn Giáo Phụ đó diễn ta niềm xác tín rằng bí tích này có tính cách Vượt Qua và sự quy chiếu về tử nạn Phục sinh là thiết yếu.

Theo Tân ước: Thánh Thể đã là thế trong nền thần hoc của Tân Ước.Hy-Te-Thanh-The

  • Không rõ Đức Giêsu có thiết lập bí tích trong khung cảnh bữa ăn Vượt Qua Dothái thật chăng, chi rõ là ít nhất Ngài thiết lập nó trong một bầu khí Vượt Qua và các tác giả Tin Mừng đã viết trình thuật “theo lý do Vươt Qua”. Việc chọn bối cảnh này giải thích Thánh Thể như một bữa ăn Vượt Qua:
    • Theo Luca, Đức Giêsu khao khát ăn lễ Vượt Qua, lễ Vượt Qua vẹn toàn (22, 15-18).
    • Được đưa vào chỗ này, sau khi lễ Vượt Qua bị bãi bỏ, và trước cuộc Vượt Qua viên mãn tương lai và kề cận, Thánh Thể xuất hiện như một nghi thức Vượt Qua.
  • Theo Tin Mừng Gioan, tất cả đời sống Đức Giêsu “rẽ một con đường đến phục sinh”, giờ Vượt Qua được báo trước trong sự rõ ràng của những dấu chỉ tiên phong:
    • Gioan ghi nhận là phép lạ hoá bánh ra nhiều xảy ra dịp lễ Vượt Qua gần đến (6, 4): bánh bởi trời (được hứa trong dấu chỉ) thuộc mầu nhiệm Vượt Qua.
    • Khi người Dothái khó chịu vì lời Ngài, Đức Giêsu nại đến sự tôn dương của Con Người (6, 61).
    • Thịt Ngài ban thuộc bình diện những thực tại “thần thiêng” (6, 63), những thực tại sẽ xuất hiện vào giờ Vượt Qua.
    • Bánh là “Thịt Con Người” (6, 53) thịt vị Chúa thời tận thế, thời kẻ chết sống lại, ai ăn thì ở bên kia sự chết, nhưng bánh này cũng là thịt mình (bị nộp) cho thế gian được sống: Thánh Thể thuộc về mầu nhiệm chết và vinh quang của Đức Giêsu.
  • Nơi Phaolô. Thánh Thể là “bữa ăn, chén, thịt máu, bàn ăn của Kyrios”: Kyrios là tước hiêu của Đức Kitô trong cuộc Phục Sinh (Rm 10, 9; Ph 2, 9).

Lương thực thì thần thiêng (1Cr 10, 3) nó thuộc thế giới sự phục sinh, sự viên mãn cánh chung mà vị Kitô – Thần Khí là Chúa, nó là bí tích của thân xác được tác sinh và tác sinh kẻ khác.

Nơi Phaolô, khái niệm “thân mình Thánh Thể” gặp khái niệm “thân mình phục sinh”. Nhưng một cách nghịch lý, đối với Phaolô, Thánh Thể cũng là bí tích của sự chết của Đức Kitô: nó gắn liền với kỷ niệm về “đêm Ngài bị nộp” (lCr 11, 23), nó luôn bị ghi dấu bởi lời “Mình ta vì các ngươi”, nó công bố sự chết của Chúa (11, 26).

  • Bởi đó, Vaticanô II, có lý khi thấy Thánh Thể “là lễ tưởng nhớ cuộc tử nạn và phục sinh là bữa tiệc Vượt Qua” chứa đựng Đức Kitô, cuộc Vượt Qua của ta.

Phụng vụ gọi nó là “mầu nhiệm Vượt Qua”, “bí tích của Nước Trời”, sau truyền phép, giáo dân công bố sự chết, mừng kính sự sống lại, tung hô cuộc ngự đến trong vinh quang của Đức Giêsu.

Đó là Thánh Thể: bí tích Đức Kitô trong sự chết, sự Phục Sinh của Ngài và cuộc Ngài ngự đến. vừa hiện tại vừa tương lai, bí tích Đức Kitô trong mầu nhiệm Vượt Qua.

Mầu Nhiệm Vượt Qua

Người ta gọi mầu nhiệm cứu độ là mầu nhiệm Vượt Qua với tư cách nó là chính mình máu của Đức Giêsu, mầu nhiệm cá vị, con thảo, được thực hiện vì phần rỗi trần gian trong cuộc tử nạn Phục Sinh và quang lâm.

Trong những thế kỷ vừa qua, thần học đã xét cuộc cứu chuộc dưới một góc độ khác:

  • Nó bị thôi miên bởi hình ảnh “giá lớn phải trả và sự chuộc lại”: hình ảnh ấy đẹp nếu chỉ đóng vai hình ảnh. còn đối với mầu nhiệm, nó chỉ là một sự tiếp cận xa xa.
  • Được linh ứng bởi hình ảnh này, thần học đã xác định cuộc cứu chuộc như sự trả nợ trong đó Chúa Con đã thoả mãn những yêu sách công bình của Thiên Chúa bằng cái giá vô cùng có được nhờ những đau khổ của Ngài.
  • Ơn cứ độ được coi là một giá trị mặc cả được: cái chết của Đức Giêsu là một công trình, nhờ đó Ngài đã có được một hiệu quả bên ngoài Ngài là giao hoà Thiên Chúa với loài người, đã đoạt một số quyền lợi cho loài người, đã thu “một kho công nghiệp” để phân phát cho họ.
  • Do đó cái chết của Đức Giêsu không giống moi cái chết: sự hoàn tất số phận cá nhân họ và về điểm thiết yếu nhất này, Đức Giêsu đã không sống thân phân con người trong đó cái chết là sự hoàn tất cá vị.
  • Ơn cứu độ không phải là “một sự tạo dựng mới”: Kitô Giáo chỉ là tôn giáo của tội và đền tội, cái nhìn Kitô Giáo chỉ nhìn về quá khứ: quá khứ của sự tội và của cái chết của Đức Giêsu, của một cái giá được trả. Người ta chẳng cần đến cũng chẳng hiệp thông với cuộc Phục sinh của Đức Giêsu và sự hiện diện sống động của Ngài, Thánh Thể chỉ như “món ăn chơi đầu bữa”, không hội nhập vào chương trình cứu độ.

Thế mà Tin Mừng do các Tông Đồ công bố trước tiên không phải là Tin Mừng về ơn tha thứ được ban, mà về Đức Giêsu mà Thiên Chúa phục sinh và phái đến với ta, mang theo ơn tha thứ và ơn cứu độ (Cv 3, 26).

  • Chẳng những Ngài đã có được ơn cứu độ, mà đã trở nên ơn cứu độ để ta chiếm hữu, khi hiệp thông với Ngài (1C 1, 30). Thiên Chúa đã cho tất cả tính Thiên Chúa đậu lại nơi Ngài và “anh em được dư đầy sung mãn nơi Ngài” (Co 1, 19; 2, 9)
  • Công nghiện còn hơn một giá được trả: nó là chính Đức Kitô, trong cái chết, đã đón nhận ơn huệ vô cùng của Cha, vì trước mặt Thiên Chúa, có công nghiệp là mở ra cho ơn huệ.
  • Ơn cứu độ còn hơn sự tha thứ: nó là chính Đức Kitô, trong sự chết, được đầy sự viên mãn thần linh. Sự đền tội và sự công chính hoá của kẻ tội lỗi cũng là chính Đức Kitô, trong sự chết cho “xác thịt tội lỗi” và sống lại trong sự công chính vô cùng của Thiên Chúa, nghĩa là trong sự thánh thiện của Thần Khí, đã trở nên phương thế đền tội, nên sự công chính hoá cho ta (Rm 3, 25; lCr 1, 30; Rm 4, 25)
  • Mầu nhiệm cá vị của Đức Kitô trở nên Mầu nhiệm của loài người, những kẻ hiệp thông với Ngài trong cái chết và sự Phục sinh của Ngài (Rm 6, 3-11; Co 2, 12)

Theo Tin Mừng Gioan, Ơn cứu độ ở trong Ngôi Lời thành xác phàm: nơi Ngài, có vinh quang tác sinh, từ Ngài ta nhận muôn ơn:

  • Tin Mừng về cuộc Nhập thể cứu độ này có tính cách Vượt Qua, quy vào “ Giờ bỏ thế gian về cùng Cha” (13, 1) lúc Mầu nhiệm làm Con, vậy cũng là Mầu nhiệm cứu độ đạt mức hoàn tất ( 8, 28 ; 12, 32).
  • Cuộc Nhập thể cứu chuộc không phải chí là một hành vi riêng một lúc vào đầu đời sống trần gian của Đức Giêsu. Tất cả lịch sử của Đức Giêsu là cuộc nhân hóa của Thiên Chúa (L’humanation de Dieu) trong đó Ngài không ngừng nhận hiện hữu, nhận hành động, nhận nói (Ga 8, 28; 14, 24 ) bằng cách để Cha sinh hạ mình. Giống như mọi Kitô hữu phải làm cho ơn Phép Rửa đi vào đời sống, Đức Giêsu, Con Thiên Chúa, đã ưng thuận (qua đời sống và sự tự do con người) với Mầu nhiệm làm con trong đó Ngài đã được sinh ra. Tất cả đời sống tại thế của Đức Giêsu là Mầu nhiệm cuộc nhân hóa của Thiên Chúa. Cho đến ngày, dưới đáy sâu sự yếu đuổi con người, Đức Giêsu chấp nhận chỉ hiện hữu bởi một mình Thiên Chúa cũng là Cha, Đấng sinh hạ Ngài: trong cái chết, sự thật “làm con” phát huy hoàn toàn, từ đây Đức Giêsu chỉ hiện hữu trong Cha, Đấng tôn vinh Ngài. Trong cuộc vượt thế gian về cùng Cha này, những gì riêng cho Ngôi Lời được chứng thực trong cả con người Giêsu: vừa được sinh hạ bởi Cha. vừa hiện hữu tiến về Cha.
  • Cuộc Vượt Qua của Đức Giêsu là Mầu nhiệm cuộc Nhập thể của Thiên Chúa, cũng là Mầu nhiệm ơn cứu độ, ở chóp đỉnh đó, lúc Cha đổ đầy cho Con tất cả sự viên mãn, lúc từ sự viên mãn đó, ta nhận muôn ơn.
  • Tội trần gian được xóa bỏ, vì Đức Giêsu là Chiên Vượt Qua của Thiên Chúa, được thánh hóa trong Thần khí và đầy tràn Thần khí và vì, trong đức tin, con người ăn Con Chiên, ăn lương thực của Thiên Chúa này (6, 33 ) và trở nên con cái Thiên Chúa trong sự hiệp thông với Chúa Con.

Khởi kiến là ở nơi Thiên Chúa:

  • Đấng sinh hạ trong trần gian Đấng làm Con của Người
  • Đấng đặt Ngài làm Con Thiên Chúa đó phục sinh.
  • Đấng sinh hạ Ngài cách viên mãn trong ngày hôm nay của cuộc Phục Sinh.

Khi đó Nước Thiên Chúa đến, nơi Thiên Chúa là mọi sự trong mọi người. Tội (khước từ Thiên Chúa và sự công chính của Người) được đền bồi, xóa bỏ, nơi con người mở ngỏ vô cùng cho Thiên Chúa này. Tân ước được thiết lập trong sự hiệp thông vô giới hạn giữa Cha và Đức Kitô của người. Trong cuộc Vượt Qua của Ngài, đích thân Đức Giêsu đã trở nên biến cố cứu độ: đó là quả quyết trung tâm của nền thần học về Mầu nhiệm Vượt Qua.

Mầu nhiệm này vĩnh hằng:

Từ đây Đức Giêsu sống ở đỉnh cao đó, trong sự đón nhân Cha. dưới tác động sinh hạ Ngài. Nơi Ngài, sự phục sinh không có ngày mai, không được thêm gì vào lúc Ngài đầy sự viên mãn. Ngài sống trong ngày hôm nay của lúc sinh hạ trong sự mới mẻ đời đời của lúc chào đời. Bởi đó Mầu nhiệm Vượt Qua có tính cách cánh chung: nó là sự viên mãn tột đỉnh và tối hậu.

Thế nhưng sự chết, sự chào đời của Ngài chỉ thuôc riêng về Ngài: Cuộc Vượt Qua của tử nạn phục sinh của Ngài chỉ là ơn cứu độ cho con người khi Đức Giêsu đến với họ, ban mình cho họ, để hiệp thông với Ngài trong cái chết và sự Phục Sinh của Ngài. Bởi đó Ngài nói “ hãy cầm lấy mà ăn, này Mình Ta bị nộp vì các ngươi”.

Thánh Thể là bí tích về Đức Kitô, Đấng trong cuộc Vượt Qua của Ngài, làm cho mình nên hiện diện cho Hội Thánh, hiến minh cho Hội Thánh, trong cái chết trong đó Ngài được tôn vinh. Thánh Thể là sự hiện diện này, trong biến cố này, và sự hiệp thông với Đức Kitô trong biến cố này (Elle est cette presenoe, en cet evenement, et la communion au Christ, en cet événement).

Theo F. X. Durrwell, C.Ss.R.

trong “Thánh Thể Bí Tích Vượt Qua

(còn tiếp)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube