Mầu nhiệm phục sinh là trung tâm của đời sống đức tin

Trung tâm của thông điệp. Khi các Kitô hữu đầu tiên truyền bá phúc âm — nghĩa đen là “tin mừng” – cả thế giới đã biết, có một sự thật làm nền tảng cho sứ điệp của họ: Đức Giêsu Kitô đã sống lại từ cõi chết!

“Trước hết, tôi đã truyền lại cho anh em điều mà chính tôi đã lãnh nhận, đó là: Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như lời Kinh Thánh,rồi Người đã được mai táng, và ngày thứ ba đã trỗi dậy, đúng như lời Kinh Thánh.” (1 Cr 15:3-4)

CDPS

Sự phục sinh của Chúa Giêsu thực tế vẫn luôn là cốt lõi và nguyên lý trung tâm của đức tin người Kitô hữu. Đó là biểu hiện cuối cùng của tình yêu thương của Thiên Chúa đã biến đổi mọi thứ. Như Thánh Phaolô đã nói, “nếu Đức Kitô đã không trỗi dậy, thì lòng tin của anh em thật hão huyền, và anh em vẫn còn sống trong tội lỗi của anh em”. (1 Cr 15:17)

Tình Yêu chiến thắng – thường theo những cách đáng ngạc nhiên. Thiên Chúa đã phán qua các ngôn sứ xưa rằng một ngày nào đó, sự chiến thắng của Thiên Chúa đối với bóng tối và áp bức sẽ đến. Cũng như Thiên Chúa đã giải cứu dân Ítraen khỏi ách nô lệ của người Ai Cập bằng cách rẽ đôi Biển Đỏ, thì Thiên Chúa sẽ giải cứu tất cả mọi người khỏi sự áp bức nhờ sự xuất hiện của Đấng Mêsia.

Giờ đây, sự hiểu biết của người Do Thái về Đấng Mêsia đã hứa này từ lâu đã là hiểu biết của một vị vua chiến binh, giống như Đavít, sẽ đạt được hòa bình qua gươm giáo. Trong khi nhiều người bắt đầu tin rằng Chúa Giêsu là Đấng Mêsia trong suốt cuộc đời của Ngài, nhưng hy vọng đó đã tiêu tan khi Ngài bị giết. Một Đấng Mêsia bị đóng đinh hoàn toàn không phải là Đấng Mêsia. Hoặc tương tự như vậy.

Sự phục sinh của Chúa Giêsu cho chúng ta thấy một kiểu chiến thắng và sức mạnh mới — một thứ sâu sắc hơn sức mạnh thể chất và quyền lực thế gian. Nói một cách dễ hiểu, nó cho chúng ta thấy không gì lay chuyển được chiến thắng của tình yêu. Vì “Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4: 8), và Chúa Giêsu là Thiên Chúa. Khi Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết, thông điệp không thể phủ nhận đã được đưa ra: tình yêu mạnh hơn sự chết, tội lỗi và sự dữ. Khi các tông đồ rao giảng tin mừng, họ không dẫn dắt với sự dạy dỗ của Chúa Giêsu. Họ có thể đã dạy từ Bài giảng trên núi (Mt 5–7) hoặc từ buổi nói chuyện của Ngài trong Bữa Tiệc Ly (Ga 14–16). Thay vào đó, họ công bố cái chết và sự phục sinh của Ngài. Kêu gọi quyền năng của sự phục sinh, “Bấy giờ ông Phêrô nói: “Vàng bạc thì tôi không có; nhưng cái tôi có, tôi cho anh đây: nhân danh Đức Giêsu Ki-tô người Na-da-rét, anh đứng dậy mà đi!”” (Cv 3:6), và “Anh đứng phắt dậy, đi lại được; rồi cùng với hai ông, anh vào Đền Thờ, vừa đi vừa nhảy nhót và ca tụng Thiên Chúa.” (Cv 3:8).

Ngày hôm sau, cùng với người ăn xin được chữa lành, Phêrô đã tuyên bố điều này trước các thượng tế và trưởng lão: “Vậy xin tất cả quý vị và toàn dân Ítraen biết cho rằng: nhân danh chính Đức Giêsu Kitô, người Nadarét, Đấng mà quý vị đã đóng đinh vào thập giá và Thiên Chúa đã làm cho trỗi dậy từ cõi chết, chính nhờ Đấng ấy mà người này được lành mạnh ra đứng trước mặt quý vị”. (Cv 4:10)

Chúa Giêsu thực sự là đường, là sự thật và là sự sống. Sự phục sinh chứng thực mọi điều Chúa Giêsu đã nói về mình. Chúa Giêsu không chỉ dạy dỗ mọi người và chữa lành họ, mà Ngài còn tuyên bố, Ngài là Đấng Mêsia – Đấng Cứu Rỗi cho những tỗi lỗi của nhân loại, một mình Ngài hoàn thành việc tha thứ tội lỗi và bày tỏ Chúa Cha cho thế giới.

Khi Ngài nói với ai đó, “Tội lỗi của anh em đã được tha thứ” (Mc 2:5), các nhà lãnh đạo tôn giáo đã phản đối một cách dễ hiểu, “Sao ông này lại dám nói như vậy? Ông ta nói phạm thượng! Ai có quyền tha tội, ngoài một mình Thiên Chúa?” (Mc 2:7). Khi bị chất vấn về thẩm quyền và danh tính của mình, Chúa Giêsu đã dùng một tên duy nhất chỉ dành riêng cho chính Thiên Chúa:  “Thật, tôi bảo thật các ông: trước khi có ông Ápraham, thì tôi, Tôi Hằng Hữu!” (Ga 8:58).

Nếu cuộc đời tuyệt vời, đầy cảm hứng và quyền năng của Chúa Giêsu chỉ kết thúc bằng việc ngài bị đóng đinh — hình phạt công khai tàn bạo của người La Mã dành cho những tội phạm lớn — thì hy vọng mà mọi người đặt vào Chúa Giêsu như Đấng Cứu Rỗi, Đấng Mêsia và Con Thiên Chúa sẽ bị tiêu tan.

Nhưng Ngài được trỗi dậy! Là người Kitô hữu, chúng tôi không tuyên bố rằng “Chúa Giêsu đã được phục sinh.” Chúng tôi tuyên bố rằng “Chúa Phục Sinh.” [But he has been raised! As Christians, we don’t proclaim that “Jesus was risen.” We declare that “Jesus is risen.”] Ngài thực sự là Thiên Chúa duy nhất của chúng ta, Đấng đã viếng thăm trái đất, chịu chết dưới sức nặng của tội lỗi thế gian, và chiến thắng quyền lực của tội lỗi, sự chết và sự dữ bằng sự phục sinh. “Đức Giêsu đáp: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy.” (Ga 14:6) , “Kẻ trộm chỉ đến để ăn trộm, giết hại và phá hủy. Phần tôi, tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào.” (Ga 10:10).

Còn nhiều thứ khác trong cuộc sống. Khi Chúa Giêsu sống lại, Ngài không chỉ được hồi dương. Ngài sống lại trong một thân thể được tôn vinh, trong đó “Thật vậy, chúng ta biết rằng: một khi Đức Kitô đã sống lại từ cõi chết, thì không bao giờ Người chết nữa, cái chết chẳng còn quyền chi đối với Người” (Rô-ma 6: 9). Đây là một tin tốt lành cho tất cả chúng ta. Khi Chúa Giêsu nói về cái chết sắp xảy ra của mình, Ngài đã hứa: “Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó” (Ga 14: 3). Chúng ta cũng được hứa về sự phục sinh trong một thân thể được tôn vinh — trong, cùng với và qua Chúa Giêsu Kitô! Vì vậy, hy vọng của chúng tôi không chỉ đơn thuần được tìm thấy trong cuộc sống ở đây và bây giờ, với tất cả những điều tốt đẹp cũng như những thử thách mà chúng ta trải qua. Những gì Chúa Giêsu đã làm ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta bây giờ và mãi mãi.

Cuộc sống vĩnh cửu bắt đầu ở đây và bây giờ. Lời hứa tuyệt vời của Thiên Chúa về sự sống mới tồn tại mãi mãi không phải là điều mà chúng ta chỉ tham dự sau khi chết. Vương quốc của Thiên Chúa không chỉ ở xa và về sau. Chúa Giêsu đến để loan báo rằng: Người nói: “Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng.” (Mc 1:15). “Đã đến gần” có nghĩa là ở đây và bây giờ. Đối với thời đại của chúng ta trên trái đất, Chúa Giêsu đã thực hiện một lời hứa đã được thực hiện sau khi ngài phục sinh: “Thầy sẽ không để anh em mồ côi. Thầy đến cùng anh em… Nhưng Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em.” (Ga 14:18,26)

Qua bí tích Thanh Tẩy, chúng ta được thông phần vào sự sống phục sinh của Đấng Kitô khi Chúa Thánh Thần đến với chúng ta và làm cho chúng ta trở thành con trai và con gái của Thiên Chúa. Như Thánh Phaolô nói, “Cho nên, phàm ai ở trong Đức Kitô đều là thọ tạo mới. Cái cũ đã qua, và cái mới đã có đây rồi. ”(2 Cr 5:17). Đây là Tin Mừng!

Từng bước một, khi chúng ta nói “vâng” với Chúa Giêsu trong lòng và đón nhận Người trong các bí tích, chúng ta trở nên giống Người hơn. Vì “Tất cả chúng ta, mặt không che màn, chúng ta phản chiếu vinh quang của Chúa như một bức gương; như vậy, chúng ta được biến đổi nên giống cũng một hình ảnh đó, ngày càng trở nên rực rỡ hơn, như do bởi tác động của Chúa là Thần Khí.” (2 Cr 3:18). Kinh nghiệm về cuộc sống vĩnh cửu và sự chia sống động của chúng ta trong sự phục sinh của Đức Kitô chỉ là cách diễn tả khác nhau. Chúa Giêsu đến với chúng ta với mong muốn làm cho chúng ta tràn đầy sự sống mới. Nhiệm vụ của chúng ta đơn giản chỉ là cầu xin Ngài ban cho và đón nhận.

Cuộc sống vĩnh cửu bắt đầu ngay bây giờ. Thế giới này không phải là có tất cả. Cuối cùng thì tình yêu sẽ luôn chiến thắng, thường theo những cách đáng ngạc nhiên. Sự sống vĩnh cửu bắt đầu qua Chúa Giêsu, Đấng vẫn mãi mãi là con đường, là sự thật và là sự sống. Chúng ta chỉ có thể chọn Ngài là con đường của chúng ta, sự thật của chúng ta và cuộc sống của chúng ta.

Mùa Phục sinh này, hãy cầu xin Ngài giúp bạn để biết Ngài nhiều hơn và trải nghiệm sức mạnh của sự phục sinh của Ngài. Khi bạn làm vậy, Chúa Thánh Thần sẽ đến và đổ đầy niềm tin, hy vọng và tình yêu cho bạn để bạn có thể trở thành ánh sáng cho những ai cũng cần sự sống mà Chúa Giêsu ban tặng.

Chuyển ngữ: Giới trẻ thừa sai Chúa Cứu Thế Miền Nam.

Nguồn: wau.org (The resurrection stands at the center of our faith).

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube