Linh Ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp: Một Giáo Huấn Về Gia Đình

Nếu thực hiện một nghiên cứu xác định hình ảnh tôn kính nhất trong các nhà Công Giáo trên khắp thế giới, chắc chắn Đức Trinh Nữ Maria sẽ là ứng cử viên đắt giá. Ở các vùng khác nhau, Mẹ được gọi bằng nhiều danh hiệu khác nhau, có thể là Đức Mẹ Lộ Đức, hay Guadalupe, hay Núi Carmel, chưa kể đến vô số các việc sùng kính theo các địa phương khác nhau. Nhưng nếu nghiên cứu cả toàn cầu, và bao gồm cả những vùng xa xôi nhất của Châu Á và Amazonia và các Giáo Hội lễ nghi Đông phương, tôi chắc chắn rằng hình ảnh tôn kính nhất sẽ được tìm thấy là Linh ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp của chúng ta. Và tôi không nghĩ điều này không chỉ vì những nỗ lực truyền giáo cá nhân của các Thừa sai Dòng Chúa Cứu Thế, mà còn vì nhiều yếu tố vốn có trong chính Linh ảnh.

Thực tế là nó là một Linh ảnh, trình bày Chúa Giêsu với Mẹ của mình (không chỉ riêng một mình Đức Trinh Nữ Maria), biểu lộ các yếu tố thần học, mô tả sự dịu dàng, và thể hiện sự gần gũi và che chở. Tất cả đều góp phần vào sự nổi tiếng đó. Bức Linh ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp chứa đựng một kho tàng của đời sống Kitô hữu, và đó là cách mà dân Thiên Chúa đã đón nhận.

Essays-Design-13-696x392

  1. Sự hiện diện của Linh ảnh trong gia đình chúng ta

Bức Linh ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp có một vị trí đặc biệt trong các nhà thờ, nhưng cũng có một nơi đặc biệt hơn trong nhà của người dân. Ở đây tôi muốn nói điều gì đó về kinh nghiệm cá nhân của riêng tôi, điều mà tôi tin cũng là kinh nghiệm của nhiều Kitô hữu khác. Trong vài thập niên đầu của thế kỷ XX, nhiều sứ vụ khác nhau đã được rao giảng tại thị trấn nơi các tổ tiên của tôi sống. Nhìn vào sử liệu của thị trấn, chúng ta biết rằng những điều này được thực hiện bởi nhiều cộng đoàn tôn giáo khác nhau, nhưng không ai để lại một ấn tượng sâu sắc như ‘Sứ Vụ Thánh’ được rao giảng bởi Dòng Chúa Cứu Thế. Điều đặc biệt ấn tượng đã được lưu lại bởi Đức Maria mà hình ảnh này đã trở thành ‘ký ức’ của sứ vụ – hình ảnh của Mẹ của chúng ta về sự hằng cứu giúp mà những thừa sai tạo nên đã trở nên nổi tiếng.

Khi các thừa sai đi thăm từng gia đình, bức ảnh được “tôn kính” trong hầu hết mọi gia đình. Từ lúc đó trở đi, gia đình tôi bắt đầu truyền thống có Linh ảnh trong nhà, bắt đầu từ ông bà tôi, và tiếp tục tới bố mẹ tôi. Trên nền tảng hôn nhân gia đình, một nơi trang trọng, là ‘bức linh ảnh được tôn thờ’ của Mẹ của chúng ta về sự hằng cứu giúp.

Bên cạnh một món đồ nội thất quan trọng khác trong nhà chúng tôi là máy may Singer, được may gần như tất cả quần áo cho gia đình, kể cả quần áo trẻ em. Mẹ tôi làm việc đó hàng giờ, và chúng tôi biết rằng, trong ngăn kéo máy, bà luôn giữ một số thẻ cầu nguyện với Mẹ Hằng Cứu Giúp, mà bà sẽ tặng cho bất kỳ bạn bè nào đang phải trải qua thời gian cầu nguyện đặc biệt.

Bởi vì điều này, khi tôi đến Đệ tử viện DCCT và thấy hình ảnh chủ tọa trong nhà thờ, tôi cảm thấy như ở nhà. Đó là một chặng đường dài từ nhà, nhưng nó giống như hít thở cùng một không khí. Không nghi ngờ gì nữa, đây là một yếu tố quan trọng trong sự kiên trì của tôi trong ơn gọi của mình.

  1. Linh ảnh như một tổng hợp các truyền thống

Các chuyên gia nói rằng: Linh ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp, đại diện cho một tổng hợp các truyền thống Byzantine một biểu tượng học của Theotokos, hoặc, Mẹ của Thiên Chúa. Vì lý do này, việc đọc Linh ảnh một chiều và vội vã – điều này sẽ chỉ làm thay đổi thần học của nó – sẽ không bao giờ làm được. Cũng không phải là tìm kiếm các kỹ thuật được sử dụng trong việc sản xuất Linh ảnh theo chỉ tiêu chủ đề mà nó đại diện, hoặc để hướng tới tác giả bằng chỉ tiêu biểu tượng, hoặc cảm hứng nghệ thuật cho nó với chỉ tiêu thông điệp tâm linh của nó.

Trong Linh ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp, kết hợp ba loại biểu tượng với nhau: Strastnaya (hoặc Trinh Nữ chịu khổ nạn – thấy các Tổng Lãnh cầm các dụng cụ của cuộc khổ nạn), Glycophilousa (hoặc Đức Mẹ của sự khoan dung – ghi lại sự khoan dung của Mẹ trong Linh ảnh), và Hodegetria (truyền tải Mẹ là Đấng chỉ đường – nhận thấy nơi bàn tay Đức Maria chỉ vào Chúa chúng ta). Trong ánh sáng của ba truyền thống mang tính biểu tượng này, chúng ta có thể nói về việc tổng hợp nỗi đau, tình yêu, và những lý tưởng truyền cảm hứng cho chúng ta, vào cuộc sống cá nhân và gia đình của mình. Đó là, sự phản ánh của quá khứ có thể được hình thành trong sự khoan dung chắc chắn mà chúng ta trải nghiệm được trong thời điểm hiện tại trước khi bức linh ảnh, dẫn dắt ta tiến bước thực sự. Với Paul Evdokimov, chúng ta có thể nói: “Đối diện với những lo toan và với cuộc chiến để tồn tại và tiêu diệt tình yêu bằng sự hận thù mà chúng ta chứng kiến, Linh ảnh là một yếu tố vĩnh cửu chỉ dẫn chúng ta ngang qua sự hiện diện và mời gọi chúng ta chuyển đổi triệt để như thể các mối tương quan con người, đến bí tích của anh chị em chúng ta, và nuôi dưỡng trái tim thực sự tràn đầy tình yêu dành cho Thiên Chúa và cho mọi loài thụ tạo.”

  1. Đức Giêsu

Mặc dù dung mạo của Đức Maria chiếm phần lớn trong linh ảnh, theo truyền thống Hodegetria (Mẹ là Đấng chỉ đường) , chủ đề trung tâm là bàn tay chỉ đường, và vì vậy ‘trung tâm nhất’ của linh ảnh là người được chỉ vào, đó là, Chúa Giêsu Kitô. Do đó, hình ảnh Đức Giêsu là điều quan trọng cần xem xét.

3.1. Khuôn mặt của Đức Kitô

3.1.1. Đôi mắt hướng về tương lai

Có nhiều loại biểu tượng Strastnaya khác, trong đó Chúa Kitô và Mẹ có vẻ đau buồn trước viễn cảnh đau khổ mà các Tổng Lãnh Thiên Thần báo trước, và nhấn mạnh nhiều đến nỗi buồn của Chúa Kitô trong Linh ảnh hướng tới cuộc vượt qua của mình. Tuy nhiên, đó không phải là trường hợp này: Đức Kitô nhìn về phía trước và hơi hướng lên trên mà không có sự đau buồn rõ rệt nào. Đây cũng không phải là một trẻ Giêsu vài tháng tuổi mà là nhiều năm tuổi.

Cái nhìn của đứa trẻ không bị bao trùm bởi nỗi buồn, mà là mở ra cho tương lai. Hơn nữa, các Tổng lãnh Thiên Thần giữ các công cụ của cuộc vượt qua như là chiến tích hơn là mối đe dọa.

Và ở đây chúng ta chạm đến một khía cạnh cơ bản của việc giảng dạy về gia đình mà Linh ảnh dành cho mình: tương lai của con cái chúng ta. Làm thế nào để đoán trước tương lai, làm thế nào để chuẩn bị cho nó? Con cái chúng ta nên rèn luyện, từ khi còn rất nhỏ, để tập vượt qua những thử thách thực tế mà sẽ không bóp nghẹt ước mơ và kế hoạch của chúng trong tương lai. Do đó tầm quan trọng của việc định hướng để có một kế hoạch hành động đưa con cái đi đúng hướng. Sau đó chúng sẽ học cách đưa ra quyết định tốt cho mình.

3.1.2. Nhận ra với sứ mạng chính mình

Trẻ Giêsu lớn lên thể hiện ơn gọi và sứ vụ của riêng mình. Ngài phải đối mặt với những thách thức của cuộc sống. Nếu một đứa trẻ không bao giờ chấp nhận liều lĩnh, người đó sẽ không bao giờ học được cách bước đi, và tâm trí của người đó sẽ không bao giờ bay xa được. Hôm nay chúng ta sử dụng từ ‘bỏ mình’ để hiểu rằng chúng ta cần học cách đứng vững chống lại những khó khăn, đối diện với những cảm xúc tích cực để chúng ta không rơi vào tình trạng chán nản và trầm cảm.

Đứa trẻ trong Linh ảnh đã đạt đến thời khắc của cuộc gặp gỡ với chính bản thân mình. Lòng tự trọng – không phải là sự khiêm tốn giả tạo hay kiêu ngạo vô ích – bắt đầu nảy mầm và phát triển. Cũng giống như bất kỳ đứa trẻ nào của ngày hôm nay, chúng phải bắt đầu đưa ra quyết định, chẳng hạn như mặc quần áo và chọn quần áo mình thích.

3.2. Bàn tay của Đứa Trẻ

Trong nhiều biểu tượng Hodegetria, bàn tay của Đứa Trẻ không có bất kỳ ý nghĩa đặc biệt nào, hoặc chúng giải thích sứ mệnh tương lai của mình (trong những trường hợp như vậy hầu như luôn luôn là một hành động chúc lành). Tuy nhiên, trong Linh ảnh Hằng Cứu Giúp, bàn tay của đứa trẻ được đặt trong tay mẹ, không bám vào, mà được giữ ở đó. Đây không phải là dấu hiệu của sự sợ hãi trước cái gì đó bên ngoài, mà là một dấu hiệu của sự tự tin bên trong.

Trong khi một đứa trẻ nhỏ níu bám lấy mẹ của mình, đứa trẻ trong linh ảnh đặt mình lên thân thể mẹ. Có thể mường tượng rằng anh ta đã đạt tới độ tuổi được dẫn dắt vào đời sống xã hội của gia đình, nơi để nói, để học cách liên hệ với vạn vật và sự vĩnh cửu. Hành động của người mẹ đóng vai trò là một bàn đạp trong cách thức ‘liên hệ’ mới mẻ này, hơn là vị thế của người bảo vệ như trước đây.

3.3. Thái độ của Đứa Trẻ:

3.3.1. Về kế hoạch của Chúa Cha

Việc đọc thêm về thái độ của đứa trẻ trong Linh ảnh Hằng Cứu Giúp không phải là một yếu tố từ vườn Gethsemane: “Người bắt đầu cảm thấy hãi hùng xao xuyến. Người nói với các ông: “Tâm hồn Thầy buồn đến chết được… Xin cất chén này xa con” (Mc 14: 34-36 và song song). Người ta nên xem xét nhiều hơn, như các Kitô hữu đầu tiên đã làm, trong Thánh vịnh 39: 7-8: “Này con đây, Lạy Chúa, con đến để thực thi ý Ngài” (cũng xem Hr 10: 5-7). Đứa trẻ chấp nhận ơn gọi và sứ vụ mình, điều đó có thể nói, danh tính cá nhân và vị trí bản thân trong bối cảnh xã hội, “ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta ” (Lc 2:52). Sau đó, chúng ta có thể nói rằng Ngài đang chuẩn bị cho bản thân cách thế ứng đáp khi nào sẽ thực hiện một chuyến hành hương đến Đền thờ ở Jerusalem, vào lúc mười hai tuổi: “Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?” (Lc 2:49). Ngài cũng đang chuẩn bị cho thời gian có thể phân biệt được gia đình thể lý và gia đình hiện hữu của mình đang được ‘gầy dựng’, khi trưởng thành: “Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi?” (Mc 3: 33).

3.3.2. Nghỉ ngơi bên lòng mẹ

Trong Linh ảnh, trái ngược với nhiều biểu tượng tương tự khác, Đứa trẻ nằm ở phía bên tay trái của mẹ. Ngài tựa vào lòng mẹ. Đó là nơi, biểu tượng, tình cảm của người mẹ được thể hiện và nơi trẻ em học cách làm dịu bản thân, hoà nhịp tim của chính mình với nhịp tim của người mẹ.

Khoa học hiện đại, có thể là trong lĩnh vực y học hoặc tâm lý học, nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ giữa mẹ và con. Nơi học được sự hỗ tương đã chuẩn bị cho con người một cuộc sống khoẻ mạnh, vui tươi, và nhiều hơn thế so với sức mạnh trí tuệ hoặc thể chất. Trong thực tế, sự an toàn bền vững rất khó có thể thành công chỉ bằng lý thuyết, hoặc với sự giàu có hoặc vẻ đẹp thể chất. Những người hạnh phúc nhất là những người đã học cách sống bình an với người khác, với lòng biết ơn và trong phục vụ.

Trau dồi lòng đạo đức là cách đơn giản nhất để đảm bảo rằng con cái chúng ta sẽ hạnh phúc. Không phải lo lắng về việc giáo dục cách thức để chúng có thể ‘giỏi giang’ (nói cách khác, để ‘kiếm được nhiều tiền’). Đó là về việc hình thành chúng trong sự trưởng thành của bản thân để có thể cống hiến mình để làm điều tốt bởi vì, hơn cả là ‘làm tốt’, đó là điều chúng thích làm.

  1. Người Mẹ

Người Mẹ chiếm phần lớn hơn là điều hiển nhiên của Linh ảnh, cũng giống như trong tất cả các biểu tượng của Theotokos, hoặc ‘Mẹ-Thiên Chúa’. Tuy nhiên, trong Linh ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp, người ta cũng có thể vạch ra một cái gọi là ‘tau cross – Thập giá’ vô hình tạo thành xương sống của hình ảnh (tau, từ tên và hình dạng của chữ cái Hy Lạp ‘T’). Trục ngang của chữ thập chạy từ một Tổng lãnh Thiên Thần này đến Tổng lãnh kia, qua đôi mắt của Mẹ. Cùng với trục thẳng đứng của nó, một lần nữa, từ đôi mắt của Mẹ, qua bàn tay – tay phải của mẹ và cả hai bàn tay của đứa trẻ – kết thúc ở phần dưới của Linh ảnh với chân và dép của đứa trẻ. Về mặt hình ảnh, chữ ‘tau cross’ này là trọng tâm của Linh ảnh.

4.1 Đôi mắt của Mẹ

Ngoài ra còn có sự khác biệt giữa Linh ảnh và phần lớn các biểu tượng khác của truyền thống Glycophilousa (Trinh Nữ Khoan Dung Thương Xót), trong đó ánh mắt của người mẹ hướng về phía đứa trẻ và không hướng tới người quan sát. Trong những biểu tượng khác, sự khoan dung của mối quan hệ mẹ-con được nhấn mạnh thông qua ánh mắt giao nhau của họ.

Không nhất thiết quá quan trọng khi suy đoán nhiều về lý do cho sự phát triển của lối chữ tượng hình diễn tả nơi Linh ảnh, trong đó ánh nhìn của mẹ hướng ra ngoài. Có lẽ sự tiến hóa này trong biểu tượng Glycophilousa (Trinh Nữ Khoan Dung Thương Xót) nhằm mục đích phác hoạ tốt hơn trong lời cầu nguyện. Có lẽ đó là một phản ánh phổ quát ngày càng tăng của lời cầu nguyện Salve Regina – Lạy Nữ Vương: “Hướng ánh mắt thương xót về phía chúng ta…” Điều chắc chắn là trung tâm ánh nhìn của mẹ, hướng về phía người chiêm ngắm, làm cho mẹ hiện diện, thể hiện tiêu đề mà chúng ta đặt cho mẹ: Hằng Cứu Giúp.

Nhưng từ những viễn điểm của việc giảng dạy về gia đình mà Linh ảnh mag đến, ánh mắt của Mẹ kết hợp các lĩnh vực địa phương và xã hội. Nói cách khác, nó tập hợp các mối liên hệ giữa gia đình huyết thống và gia đình sinh ra từ Ngôi Lời. Đức Maria không nuông chiều Con mình trong sự ngọt ngào của một ánh mắt thân mật hướng về phía Ngài, thay vào đó Mẹ dạy Ngài nhìn ra ngoài, đón nhận bối cảnh xã hội và toàn thể. Ở đây những lời của Albert Einstein đặc biệt thích hợp: “Ví dụ không có một cách khác để giáo dục, đó là cách duy nhất để giáo dục.”

4.2 Bàn tay của Mẹ

Trong sách Châm Ngôn, khi người vợ đạo đức được ca ngợi, một số câu được dành riêng để ca ngợi bàn tay của họ: “Nàng thắt lưng cho chặt, luyện cánh tay cho mạnh mẽ dẻo dai.… Nàng tra tay vào guồng kéo sợi, và cầm chắc suốt chỉ trong tay. Nàng rộng tay giúp người nghèo khổ và đưa tay cứu kẻ khốn cùng… Trang phục của nàng là quyền uy danh giá, nàng mỉm cười khi nghĩ đến tương lai.”(Cn 31: 17,19-20,25).

Trong Linh ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp, bàn tay của Mẹ dường như vạch hai đường chéo kéo dài đến các Tổng lãnh Thiên thần ở hai bên, nhấn mạnh trung tâm của bố cục, cụ thể là, bàn tay của Chúa Giêsu đặt trong tay phải của Mẹ mình.

Mẹ hoàn thành nhiệm vụ của mình: Với bàn tay trái, Mẹ giữ Con mình (nhấn đến nhân tính của Ngài) và với bàn tay phải, Mẹ chỉ Ngài là Con Thiên Chúa (nhấn mạnh thần tính của Ngài). Từ đó, Mẹ cho thấy danh hiệu mình là Hodegetria – “Đấng chỉ dẫn đường lành.”

4.3. Tư thế của mẹ:

4.3.1. Trợ giúp nhưng không thay thế

Khi Mẹ bồng ẵm con, các Hodegetria [Đấng chỉ dẫn] cho chúng ta thấy một cách sống cuộc sống gia đình, và đặc biệt là những mối liên hệ giữa cha mẹ và con cái nên làm. Ngay từ đầu, Mẹ cho thấy rằng cha mẹ không nên bảo vệ con mình khỏi tất cả mọi rủi ro. Việc bảo vệ được hỗ trợ cho con cái nên gợi mở cho không gian tự do của chúng, theo cách mà đứa trẻ có thể đối mặt với thế giới thực và chỉ cần ‘giải gỡ’ lúc cần thiết nhất. Một đứa trẻ cũng cần tập dần chịu trách nhiệm về những điểm yếu và sai lầm của chính mình.

Một số phụ huynh cảm thấy phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những gì có thể hoặc không thể xảy ra với con cái của họ, và lo sợ cho mọi hoạt động chúng tham gia, trong phạm vi cố gắng giải quyết mọi vấn đề của chúng. Những người khác, có lẽ trong khuôn khổ của thế hệ hậu chiến, tin rằng cuộc sống đã đủ khó khăn, vì vậy họ rán sức để tạo nên một vườn hoa hồng, và để bảo vệ con cái của họ khỏi cảm giác sợ hãi hay buồn bã. Còn số khác, có lẽ để làm dịu cảm giác tội lỗi sau cuộc ly hôn, cố gắng mang đến danh dự cho con cái của mình để chúng có thể cảm thấy “tình thương như người cha mẹ tốt”. Bằng cách này, họ đặt để trên con cái những gì chúng không cần, và giúp chúng nỗ lực để tự đối diện với cuộc sống mình.

Ngày nay, thời đại được đánh dấu bằng việc sử dụng điện thoại di động, không khó để phát hiện ra các ‘cha mẹ vệ sĩ’ hoặc ‘cha mẹ trực thăng’, sẵn sàng ứng đáp với dấu hiệu đầu tiên của những rắc rối, bao bọc con cái trong quá trình phát triển của chúng như thể bọc một quả trứng.

4.3.2. Ôm không quá chặt

Một lần nữa, chúng ta thấy sự khác biệt giữa Linh ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp và phần lớn các Glycophilousas [Đức Mẹ của sự khoan dung] khác. Chúng ta không thấy một cái ôm chặt chẽ của Mẹ, cũng không phải (thường được giảng dạy) một đứa trẻ tìm kiếm nơi ẩn náu vội vàng trong vòng tay của Mẹ mình. Không. Khung cảnh này sâu sắc và thanh thản hơn nhiều.

Mẹ Hằng Cứu Giúp nói với chúng ta về một tình yêu mang lại tự do, bởi vì hạnh phúc trong thời thơ ấu không bao gồm một cuộc sống dễ dàng, mà là trong tình yêu dồi dào; một khả năng vượt qua thách thức, và trong những hiểu biết mà chúng ta có thể chiến thắng. Nhiệm vụ mà cha mẹ có không chỉ là nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc mà còn là một người trưởng thành trong hạnh phúc. Điều đó không phải là bao quanh chúng với những bức tường, trong khi những gì chúng thực sự cần là những cầu nối.

4.3.3. Đi cùng ta, nhưng không sống thay cuộc sống của ta

Khalil Gibran đã viết: “Bạn là những cây cung sẽ phóng con cái bạn vào thế giới như mũi tên sống.” Đó là ơn gọi của cha mẹ, tượng trưng bởi cách mà Linh ảnh mô tả Mẹ trợ giúp Con mình. Việc giảng dạy về gia đình mà Linh ảnh trình bày cho chúng ta là về năng quyền của cha mẹ đích thực, đó là, một thẩm quyền dẫn đến sự phát triển cá nhân của con cái.

Con cái không phải là phương tiện để cha mẹ “tự nhận thức” mình, cũng không phải là một phần tài sản, hoặc một bản sao carbon của cha mẹ; chúng có hành trình riêng để khám phá, hy vọng và ước mơ để thực hiện. Tuy nhiên, có rất nhiều “người mẹ-lịch trình” cố gắng chỉ ra cho con cái của họ những gì chúng nên làm mỗi khi bước ra đường, quên rằng họ chỉ nên giúp đỡ chứ không nên bóp nghẹt chúng. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đúng khi nói: “Khi chha mẹ theo quá sát trong việc yêu con cái mình, những đứa trẻ đó sẽ thấy khó có thể tiến lên bước tiếp theo.”

Kết luận

Tôi lo ngại rằng, với tư cách là thừa sai DCCT, chúng ta đã trở nên quen với việc trình bày thông điệp về Linh ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp bằng cách tuân theo phiên bản ‘được phong thánh’ của câu chuyện, và phong cách của các nhà truyền giáo vĩ đại của Giáo hội. Họ đã rất hùng hồn, nhưng họ phản ánh tâm lý của thời đại của họ; không thể có cách nào khác. Để giải thích hình ảnh từ quan điểm của nỗi sợ hãi của Đứa Trẻ và nỗi buồn của Mẹ giống như cách diễn giải được đưa ra cho các biểu tượng Strastnaya [Trinh Nữ chịu khổ nạn] khác, mặc dù không phù hợp với Linh ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp, mà dựa trên nhiều yếu tố tâm linh của sự phục sinh hơn là thập tự giá. Do đó, thông điệp thích hợp được quy cho Linh ảnh là một trong Mười điều răn đã chiếm ưu thế trong Giao ước mới, trong đó sự giảm trừ chiếm ưu thế hơn sự biến đổi.

Chúng ta hãy trở lại với Tổng lãnh Thiên thần Michael và Gabriel: Họ không mang theo những dụng cụ đe dọa mà là những danh hiệu chiến thắng. Hơn nữa, câu chuyện đằng sau chiếc dép cũng chỉ là hùng biện. Theo truyền thống, người ta nói rằng đây là một sự ám chỉ đến tội nhân trước công lý của Thiên Chúa, giống như chiếc dép, bám vào cuộc sống như thể một sợi chỉ, và chỉ có lòng sùng kính Đức Maria mới giữ cho tội nhân khỏi rơi vào hố địa ngục . Nó không xảy ra với bất cứ ai nhìn vào Kinh Thánh, và khám phá ra rằng đôi dép không phải là mối đe dọa, mà là một sự bảo đảm. Như đã nói trong Thư gửi cho tín hữu Côlôsê: Chúa Kitô “xoá sổ nợ bất lợi cho chúng ta, sổ nợ mà các giới luật đã đưa ra chống lại chúng ta. Người đã huỷ bỏ nó đi, bằng cách đóng đinh nó vào thập giá. ”(Cl 2:14). Các chiếc dép lỏng lẻo là sự bảo đảm cho ân huệ của chúng ta, theo truyền thống của người Do Thái. Theo phong tục thời xưa tại Ít-ra-en, khi có chuyện liên quan đến quyền bảo tồn hay việc đổi chác, để xác nhận việc đó, thì người này cởi dép trao cho người kia. Đó là cách chứng nhận tại Ít-ra-en.” (Rut 4: 7).

Một điểm chỉ dẫn cuối cùng của Linh ảnh, để chúng ta không phán xét chúng với các chỉ tiêu thẩm mỹ phương Tây, suy nghĩ chúng được cân đối hoặc bố cục kém. Với các biểu tượng, quan trọng hơn các số liệu chúng tôi thấy từ quan điểm của mình, là cách các đối tượng của các biểu tượng nhìn đến chúng ta. Nó không quá nhiều về những gì chúng ta thấy, nhưng về cách chúng ta được nhìn đến, bởi vì các biểu tượng không phải là một cái nhìn thoáng qua về cái vĩnh cửu như được nhìn thấy cách hời hợt, mà là một cái nhìn của mỗi ngày như được thấy cách cao cả. “Xin nhìn đến, hỡi những Đấng bào chữa nhân lành, hướng ánh mắt xót thương của Người đến chúng con, và sau đó, xin cho chúng con là những tội nhân được thấy Quả Phúc Mẹ cưu mang, Giêsu Kitô Chúa chúng con”

+ Noel Londoño CSsR, Giám Mục Jericó, Colombia

Được dịch từ tiếng Tây Ban Nha bởi Charles Randall CSsR, Tỉnh London.

Tịnh Trí Thiên theo cssr.news

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube