Làm thế nào đạt được một trật tự kinh tế biết phục vụ con người và công ích?


Theo Giáo huấn xã hội Công giáo, làm thế nào để chúng ta có thể đạt được một trật tự kinh tế biết phục vụ con người và công ích?

Để đạt được một trật tự kinh tế biết phục vụ con người và công ích, cần có sự kết hợp giữa các nhân đức cá nhân và các thể chế kinh tế và xã hội:

            -Các thể chế kinh tế cần thiết sẽ có, bên cạnh những yếu tố khác, các đặc trưng là: tài sản tư nhân, tiền bạc, lợi nhuận và cạnh tranh trong thị trường tự do. Các thể chế xã hội cần thiết sẽ bao gồm cộng đồng chính trị mà ta thuộc về.

            -Còn trong các nhân đức, công bằng và đức mến có tầm quan trọng đặc biệt. Những nhân đức này giúp mỗi người làm việc trung thực và minh bạch, và cũng thúc đẩy người đó thực hiện công việc tình nguyện và phi lợi nhuận.

Các Kitô hữu không chỉ có cơ hội, mà còn có bổn phận, phải cải thiện các thể chế và điều kiện sống, cho tới khi chúng mang tính nhân đạo. Tất nhiên, cần lưu ý: trước khi một Kitô hữu thăng tiến được người khác, người ấy phải cải thiện bản thân. Chỉ khi đó sự cam kết dấn thân của người ấy nhằm tối ưu hoá các hoàn cảnh kinh tế và các tổ chức xã hội mới đáng tin cậy.

Giáo hội dạy rõ: sự biến đổi nội tâm con người, làm cho họ dần dần trở nên giống Đức Kitô, chính là điều kiện tiên quyết cần thiết để các mối quan hệ của họ với người khác được biến đổi thật sự. Thế nên, cần lưu ý tới những khả năng tâm linh và luân lý của con người, cũng như nhu cầu cần hoán cải nội tâm thường xuyên, để tạo ra những thay đổi về xã hội thực sự có ích cho họ.

Nhìn nhận thế ưu tiên của việc hoán cải tâm hồn không có nghĩa là loại bỏ, trái lại còn bắt chúng ta phải tìm những phương dược thích hợp để sửa chữa các tổ chức và các điều kiện sống có nguy cơ dẫn tới tội, để chúng trở nên phù hợp với các chuẩn mực của công bằng, thúc đẩy điều tốt hơn là ngăn cản điều tốt.

Tóm lại, mọi sự thay đổi xã hội bắt đầu với cá nhân, với sự đổi mới bên trong của chính người đó. Tuy nhiên, cộng đồng cũng có nhiệm vụ phải cải thiện các thể chế và cấu trúc xã hội của mình. Và những điều đó đương nhiên cũng có giá trị trong lãnh vực kinh tế.

 

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube