Khiêm tốn và Giả hình

  • Tin tức
  • Thứ Năm, 21-04-2016 | 18:06:14

“Hết thảy chúng ta đều là tội nhân, nhưng chúng ta thường sa chước cám dỗ của thói đạo đức giả, tưởng rằng mình tốt hơn so với những người khác, và chúng ta thường nói với người khác là: “Đồ tội lỗi.. “. Thay vào đó, tất cả chúng ta nên nhìn vào tội lỗi của chúng ta, vào những vấp phạm của chúng ta, và hãy nhìn lên Chúa”.

Dưới đây là bài nói chuyện của Đức Thánh Cha Phanxicô  trong buổi tiếp kiến chung tại quảng trường Thánh Phêrô sáng thứ Tư vừa qua:

* * *

Anh chị em thân mến,

Hôm nay, Cha muốn chia sẻ với các con về một khía cạnh của Lòng thương xót theo bài đọc được trích từ sách Tin Mừng theo Thánh Luca, mà chúng ta đã được nghe. Đây là một sự kiện đã xảy ra với Chúa Giêsu khi Ngài là khách mời của một người Biệt Phái tên là Simon. Ông này đã muốn mời Chúa Giêsu đến nhà ông vì ông đã nghe nói về những ‘danh thơm tiếng tốt’ của Chúa Giêsu như một ngôn sứ vĩ đại. Trong khi Chúa Giêsu đang ngồi ăn trưa với Simon, bỗng một người phụ nữ bước vào, đây là một người đầy tội lỗi mà bất cứ ai trong thành phố cũng đều biết đến. Không nói một lời nào, cô quỳ xuống dưới chân Chúa Giêsu mà khóc. Nước mắt của cô ướt đẫm chân Chúa Giêsu và cô đã lấy mái tóc mình mà lau khô, sau đó cô hôn chân Chúa và dùng dầu thơm cô đã mang theo mà xức chân Chúa Giêsu.

Nổi bật là sự tương phản giữa hai nhân vật: đó là Simon, một tôi tớ nhiệt thành của Lề Luật, và người đàn bà tội lỗi vô danh. Trong khi người biệt phái phán xét người khác dựa trên cơ sở diện mạo của họ, thì người phụ nữ tội lỗi đã bày tỏ những cử chỉ ăn năn hối lỗi chân thành của mình. Mặc dù đã mời Chúa Giêsu đến nhà mình, thế nhưng Simon không muốn cam kết hoặc gắn bó cuộc sống của mình với Thầy. Người phụ nữ tội lỗi vô danh, trái lại, đã phó thác hoàn toàn cho Ngài với tình yêu và sự tôn kính. Những người Pharisêu đã không nghĩ rằng Chúa Giêsu lại để mình ra “ô uế” bởi những kẻ tội lỗi. Họ nghĩ rằng nếu Chúa Giêsu thực sự là một ngôn sứ, tất nhiên Ngài nhận ra kẻ tội lỗi và giữ khoảng cách với họ, không để mình bị “ô uế”, như thể họ là những người phong cùi.

Thái độ này là điển hình của một cách hiểu nhất định, và nó được thúc đẩy bởi sự thực là Thiên Chúa và tội lỗi hoàn toàn đối lập với nhau. Tuy nhiên, Lời Chúa dạy chúng ta cách để phân biệt giữa tội lỗi và tội nhân: một mặt, khái niệm tội nghĩa là người ta không thể thỏa hiệp với tội lỗi, trong khi khái niệm tội nhân – nghĩa là, tất cả chúng ta đều là tội nhân! – Giống như việc một bênh nhân, để được chữa lành, các bác sĩ phải đến gần họ, và đụng chạm vào họ. Và, dĩ nhiên, để được chữa lành, bệnh nhân phải thừa nhận rằng anh ta đang cần đến bác sĩ!

Giữa người Pharisêu và người phụ nữ tội lỗi, Chúa Giêsu đã khiến mọi việc trở nên thấu tình đạt lý. Bỏ qua những định kiến vốn làm cản trở Lòng thương xót được thể hiện, Chúa Giêsu đã tha thứ cho người phụ nữ tội lỗi và chúc cô đi bình an. Ngài là Đấng Thánh của Thiên Chúa, đã để Lòng thương xót đụng chạm đến cô ta mà không hề sợ ô uế. Chúa Giêsu đã giải thoát cô bởi vì Ngài gần gũi với Thiên Chúa là Cha của Lòng thương xót. Vì vậy, bằng cách bước vào trong mối liên hệ với người phụ nữ tội lỗi, Chúa Giêsu đã đặt dấu chấm hết cho tình trạng bị cô lập mà bản án tàn nhẫn của những người Pharisêu và đồng bào của ông, đã lên án và chỉ trích cô: “Tội con đã được tha rồi” (Lc 7, 48). Vì vậy, người phụ nữ tội lỗi này có thể “đi bình an”. Chúa Giêsu đã thấy được đức tin chân thành và sự ăn năn thống hối của cô, do đó, Ngài tuyên bố trước mọi người: “Đức tin của con đã cứu con” (Lc 7, 50). Một bên là thói đạo đức giả của các Luật sĩ, bên kia, là sự khiêm tốn và chân thành của người phụ nữ. “Hết thảy chúng ta đều là tội nhân, nhưng chúng ta thường rơi vào sự cám dỗ của thói đạo đức giả, tưởng rằng mình tốt hơn so với những người khác và chúng ta thường nói với người khác là: “Đồ tội lỗi.. “. Thay vào đó tất cả chúng ta nên nhìn vào tội lỗi của chúng ta, vào những vấp phạm của chúng ta, và hãy nhìn lên Chúa”. Đây là ranh giới của ơn cứu độ: mối quan hệ giữa “tôi” là một tội nhân, đối diện với Chúa”. Nếu tôi tự cho mình là công chính, ơn cứu độ sẽ không bao giờ xảy ra.

Chính lúc này đây, sự kinh ngạc lớn nhất đối với những người đồng bàn, đó là: “Ông này là ai mà có quyên tha tội?” (Lc 7, 49). Chúa Giêsu không đưa ra một câu trả lời rõ ràng nào cả, việc ăn năn hối cải của người phụ nữ tội lỗi trước mắt mọi người chứng kiến, cho thấy Thiên Chúa đã biểu dương sức mạnh của Lòng thương xót của Thiên Chúa, là thực tại có khả năng hoán cải và biến đổi mọi tâm hồn.

Người phụ nữ tội lỗi cho chúng ta thấy mối quan hệ giữa đức tin, tình yêu và lòng biết ơn. “Tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều”; thay vì, “ai là người được tha ít, thì yêu mến ít” (Lc 7, 47). Chính Simon đã phải thừa nhận rằng những người đã được tha thứ nhiều hơn sẽ yêu nhiều hơn những người khác.

Thiên Chúa đã bao trùm tất cả chúng ta trong cùng một mầu nhiệm của Lòng thương xót và từ tình yêu này, sẽ luôn luôn đi trước chúng ta, và tất cả chúng ta phải học cách yêu thương. Như Thánh Phaolô đã nhắc nhở:”Trong Thánh Tử, nhờ máu Thánh Tử đổ ra chúng ta được cứu chuộc, được tha thứ tội lỗi theo ân sủng rất phong phú của Ngài. Ân sủng này, Thiên Chúa đã rộng ban cho ta cùng với tất cả sự khôn ngoan thong hiểu” (Êphêsô 1, 7-8). Trong bối cảnh này, thuật ngữ “ân sủng” thực chất đồng nghĩa với Lòng thương xót, có nghĩa là, còn hơn sự mong đợi của chúng ta, bởi vì chương trình cứu độ của Thiên Chúa đều dành cho hầu hết mỗi người chúng ta.

Thưa anh chị em, nguyện xin Thiên Chúa ban cho chúng ta món quà đức tin; và chúng ta hãy cảm tạ Thiên Chúa vì tình yêu vô bờ bến mà Ngài đã dành cho chúng ta.

Chúng ta hãy để tình yêu của Chúa Kitô tuôn trào trong mỗi chúng ta: các môn đệ đã để cho tình yêu Đức Kitô thúc bách mình; tất cả chúng ta cũng được nuôi dưỡng bằng tình yêu này. Chính vì vậy, tình yêu hằng tuôn đổ trên tất cả các anh chị em chúng ta, trên mỗi gia đình, trên mỗi xã hội. Lòng thương xót của Thiên Chúa sẽ nối kết tất cả chúng ta.

Bài nói chuyên bằng tiếng Ý

Cha gửi lời chào tới các con là những khách hành hương nói tiếng Ý. Cha rất vui khi nhận được tình cảm đặc biệt của chúng con đến từ các Giáo phận Pesaro, Biella, Nicosia và ozieri, do các Giám mục, đó là Đức Cha Coccia, Đức Cha Mana, Đức Cha Muratore và Đức Cha Melis dẫn đầu: Cha hy vọng rằng cuộc hành hương Năm Thánh của chúng con sẽ khơi dậy trong các con mong muốn trở thành nhân chứng của Lòng thương xót và làm cho các con trở nên phong phú với một đức tin và một tinh thần truyền giáo hăng say.

Tôi cũng gửi lời chào các bác sĩ tham gia Hội nghị châu Âu về “Các phương pháp trị liệu và chăm sóc giảm đau”; cuộc hành hương của Phong Trào Giáo Hoàng; Bề Trên các Cộng đoàn ở Italia và tổ chức “Hãy để chúng tôi giúp họ sống” của Terni.

Tôi cũng gửi lời chào đặc biệt tới các bạn trẻ, những người bệnh tật và các cặp đôi mới kết hôn. Ngày mai chúng ta cử hành lễ kính Thánh Anselm Aosta, Giám mục Tiến Sĩ Hội Thánh. Nguyện xin những gương sáng về đời sống đạo đức của Ngài sẽ hướng dẫn các con, đặc biệt là những bạn trẻ đến từ Aversa và Ascoli Piceno, có thể thấy nơi Chúa Giêsu nhân từ là Thầy dạy đích thực; nguyện xin Thánh nhân cầu thay nguyện giúp cho các con, đặc biệt những người đang phải mang ghánh nặng bệnh tật, sẽ cảm nhận được sự bình an sâu thẳm diện nơi mầu nhiệm thập giá; và nguyện xin những lời dạy và những tác phẩm của Ngài sẽ hướng dẫn các con, những đôi vợ chồng mới kết hôn, sẽ trở thành nhà giáo dục con cái mình bằng sự khôn ngoan thánh thiện.

Lời kêu gọi của Đức Thánh Cha

Các anh chị em Ukraina đã và đang phải chịu cảnh đau khổ bởi những hậu quả nặng của những cuộc xung đột vũ trang, và hiện đang bị nhiều người lãng quên. Như các con biết, Cha đã có lời kêu gọi các Giáo xứ tại châu Âu sẽ có cuộc lạc quyên đặc biệt cuối tuần này để hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp cho các anh chị em này. Cha gửi lời cám ơn trước tới những tấm lòng hảo tâm sẽ thiện chí và rộng tay đóng góp vào cuộc lạc quyên vào Chúa nhật 24/4 tuần này.

Minh Tuệ (nguồn: zenit.org)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube