Hiểu từ tính biểu tượng hy tế của Thánh Thể? - Những đường lối đến từ bên ngoài (tiếp theo)

Bánh rượu Thánh Thể là Mình bị nộp, Máu đổ ra, vây Đức Kitô một trật hiện diện và bị sát tế trong Thánh Thể, sự có thật của hy tế ngang bằng với sự có thât của sự hiện diện. Thánh Thể là bí tích của sự hiệp thông với Đức Kitô trong hy tế Ngài

Hiểu từ tính biểu tượng hy tế của Thánh Thể?39566_10514751 (7)

Nhiều thần học gia thời nay tìm cách làm cho Thánh Thể dễ hiểu bằng tính biểu tượng của những yếu tố được sử dung, của những lời đọc, những cử chỉ.

  • Họ ý thức về tính duy nhất tuyệt đối của hy tế Đức Kitô, một hy tế thuộc quá khứ, không thể trở thành hiện tại nữa.
  • Bởi đó họ đặt hy tế Thánh Thể trên bình diện dấu chí: mọi yếu tố trong Thánh Thể hiện nay biểu thị cho hy tế Núi So và làm cho Đức Kitô vinh hiển của hôm nay hiển hiện trong sự qui chiếu, nhờ dấu chỉ, về cái chết của Ngài xưa kia.
  • “Thánh Thể là một hy lễ cốt thiết biểu thị cho hy lễ Núi Sọ” (A. Vonier).

Theo thuyết này:

  • Tính duy nhất của hy lễ Đức Kitô được bảo toàn, nhưng việc tế lễ đang có thât trong Thánh Thể bị gạt bỏ.
  • Hy tế trên bàn thờ không nhân hy tế Đức Kitô thành nhiều, nhưng chính nó bị hy sinh!
  • Quá khứ chỉ đến với ta trong một hình ảnh hiện tại (khồng phải là có thực).

Nền thần học này không quân bình.

  • Một mặt nó quả quyết sự thật hoàn toàn của việc Đức Kitô hiện diện mà Thánh Thể là biểu tượng, mặt khát nó tuyên bố rằng hy tế chỉ được biểu thị mà thôi và biểu tượng không có thật.
  • Tuy Thánh Thể chỉ là biểu tượng, nó lại nhìn nhân rằng việc thông phần vào hy tế là cần thiết cho phần rỗi của Hội Thánh và thân xác Đức Kitô được làm cho nên hiện để có sư thông phần này: vậy là nói có một sự hiện diện có thât của Đức Kitô để bảo đảm cho việc hiệp thông vào hy tế, trong khi lại bảo hy tế đó không hiện diện thật, chi là biểu tượng.

Phải nói manh mẽ rằng:

  • Bánh rượu Thánh Thể là Mình bị nộp, Máu đổ ra, vây Đức Kitô một trật hiện diện và bị sát tế trong Thánh Thể, sự có thật của hy tế ngang bằng với sự có thât của sự hiện diện. Thánh Thể là bí tích của sự hiệp thông với Đức Kitô trong hy tế Ngài.
  • Vì để được cứu độ, Hội Thánh phải gặp Đức Kitô, phải nên một thân mình với Ngài ở nơi ơn cứu độ được thực hiện, tức là trong cái chết, nơi Đức Kitô được tôn vinh.
  • Cũng thế, ta là Kitô hữu, ta sống và chết nên Kitô hữu trong sự kết hiệp cùng sống cùng chết với Đức Kitô. Ta chỉ là kitô hữu ở điểm đó mà thôi: trong sự hiệp thông của cùng một cái chết và cùng một sự phuc sinh với Đức Kitô.

Vai trò của mọi bí tích, trước hết của Thánh Thể, là đưa con người vào sự hiệp thông, vượt qua với Đức Kitô

  • Nền thần học chỉ thất thánh lễ là một dấu chỉ truy niêm của cuộc khổ nạn xuất phát từ hệ thống thần hoc trong đó chỉ cái chết mới cứu đô: Trong đó ơn cứu độ được ban cho con người chiếu theo một sự kiên đã qua bằng việc áp dụng các công nghiệp trong cái chết của Đức Kitô, bằng việc phân phát những ơn Đức Kitô đã đáng đươc xưa kia – một hệ thông không biết đến ý nghĩa cứu độ của sự phục sinh. Thế mà:
    • Kinh Thánh dạy: cái chết chỉ cứu đô trong tương quan vinh quang (1 C 15, 17).
    • Kinh Thánh cũng không nói đến việc “áp dung công nghiệp” mà đến sự hiệp thông được thực hiện hôm nay với Đức Kitô trong cuộc vươt qua cùa Ngài.

Vậy lối giải thích nói trên không nằm trong một bối cảnh Kinh Thánh.

Hiểu từ lễ tưởng nhớ của Cựu Ước?

Trong Cựu Ước, có một cơ chế rất giống với Thánh Thể: đó là lễ tưởng nhớ.

Chính Đức Giêsu (theo Lc 22, 19 và 1 C 11, 24 ) đã xếp Thánh Thể vào pham trù “tưởng nhớ” (“Hãv làm việc này mà nhớ đến Ta”). Và trong Tin Mừng Nhất Lãm, lễ tưởng nhớ điển hình, tức bữa ăn chiện vượt qua, là khung cảnh giải thích Thánh Thể.

Bữa ăn Vượt qua mà Thiên Chúa thiết lập (X. Xh 12, 14 ) có ba chiều kích:

  • Nhắc nhớ lại quá khứ.
  • Làm sông lại quá khứ ấy: cuộc xuất hành ngày xưa trở nện sự hiện diện, nó được hiện tại hóa bằng biểu tượng “tưởng nhớ” trong đó mỗi người phải coi như chính mình đã ra khỏi Ai cập (Xh 13, 8).
  • Nó tiên báo, diễn tả trước, cuộc giải thoát cánh chung. Lễ Vượt qua luôn là nơi trổ sinh niềm hy vọng của Israel.

Một số người cho đây là ánh sáng quyết định trong việc giải thích về hy tế Thánh Thể. Nhưng giữa hai nghi lễ có sự khác biệt quá lớn, vì con chiện được ăn khác nhau, và biến cố được cử hành khác nhau:

  • Trong Thánh Thể, một con Chiên độc nhất cho toàn dân, trải qua mọi thời đại, con chiên đó là một người, một người đồng thời là con Thiên Chúa
  • Biến cố được cử hành là chính con người đó, là mầu nhiện riêng tư, đời đời của Ngài, mầu nhiệm của cái chết trong đó Ngài được tôn vinh.
  • Những người cử hành không ăn thít nướng, nhung đi vào sự hiệp thông với con người đó, với lễ vật được thiêu rụi trong Thần Khí. Họ cũng được đảm nhận trong Ngài và trong ơn cứu độ mà Ngài là sự có mặt.
  • Hai lễ Vượt Qua giống nhau về chiều kích, nhưng xa nhau vô cùng về chiều sâu.

Vậy lễ tưởng nhớ của Cựu Ước, các nền thần học đã được kê khai và mọi nền thần học ‘không căn cứ trên chính mầu nhiệm, có thể cung cấp một sự minh họa, một sự tiếp cận. Chúng không mở cửa được, vì chìa khóa ở nơi khác.

Theo F. X. Durrwell, C.Ss.R.

trong “Thánh Thể Bí Tích Vượt Qua

(còn tiếp)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube