Hiểu từ cuộc hội họp và bữa ăn ? & Hiểu từ những hy lễ Cựu Ước? - Những đường lối đến từ bên ngoài (tiếp theo)

Trong các bữa ăn Thánh Thể, các môn đệ còn được qui tụ nhân danh Đức Giêsu: việc chia sẻ bánh đã có ý nghĩa biểu tượng sẵn, lai còn thêm ý nghĩa thứ hai do sư hiện diện của Đức Giêsu (theo Mt 18, 20): nơi nào hai ba người hội họp nhân danh Ta thì có Ta giữa họ)

Hiểu từ cuộc hội họp và bữa ăn ?

Người ta thường gọi Thánh Thề bằng tên “ buổi chia sẻ Lời và Bánh”: Mọi bữa ăn cộng đoàn là một bí tích tự nhiện về tình huynh đệ. về sự hiện diện hỗ tương. Thánh Phaolô gơi đến “sự thần bí của bữa ăn” này khi nói về Thánh Thể (1C 10, 17).

Hơn nữa, trong các bữa ăn Thánh Thể, các môn đệ còn được qui tụ nhân danh Đức Giêsu: việc chia sẻ bánh đã có ý nghĩa biểu tượng sẵn, lai còn thêm ý nghĩa thứ hai do sư hiện diện của Đức Giêsu (theo Mt 18, 20): nơi nào hai ba người hội họp nhân danh Ta thì có Ta giữa họ).

Một số người thấy những điểm trên là một ánh sáng đủ đề nói về sự hiện diện Thánh Thể. Đức Giêsu là vị khách đầu tiên của một bàn ăn nơi đó người ta hiệp thông với Ngài và với anh em khi chia sẻ cùng một bữa ăn.

Thế nhưng: Chú giải không thấy liên hệ giữa câu Mt 18, 20 với những lời trong bữa tiệc ly: buổi họp của hai ba Kitô hữu không phải là một sự truyền phép bánh rượu, một bữa ăn thật huynh đệ đi nữa vẫn không phải là cuộc cử hành Thánh Thể.

  • Theo lCr 10, 16 không phải cuộc hội họp làm Đức Kitô hiện diện, mà chính sự hiện diện của Ngài, sự hiệp thông với Ngài qui tụ Kitô hữu thành một thân thể.
  • “Sự thần bí của bữa ăn; cũng chỉ là một sự tiếp cận, một sự minh họa mầu nhiệm Thánh Thể.

Như thế, lối giải thích của Kinh viện và những thuyết mới nhất về sự hiện diện của Đức Kitô đều khởi đi từ những thực tại bên ngoài (bánh, rượu, những biểu tượng do con người tạo ra, cuộc họp, bữa ăn). Các thuyết đó chỉ quay xung quanh Mầu nhiệm, không thuyết nào vào được Mầu nhiệm.

Hiểu từ những hy lễ Cựu ước?

Thánh Thể không chỉ là sự hiện diện của Đức Kitô mà còn là sự hiện diện trong sư chết của Ngài (“Mình Ta sẽ bị nộp…”).

  • Trong một bữa ăn lâu dài, thần học đã tìm trong những hy lễ Cựu ước, ngoài Đức Kitô, ánh sáng soi chiếu khía cạnh hy tế của Thánh Thể. Trước những phủ nhận của Tin lành, nhưng ta càng cố gắng nêu những yếu tố của hy lễ Cựu ước đang có trong phụng vụ Kitô giáo, nhất là nghi thức sát tế, tức nghi thức làm nên cuộc hy tế.
  • Người ta bảo rằng trong mỗi thánh lễ, Đức Kitô lại bị sát tê.
    • Do lời truyền phép tách đôi Mình và Máu Ngài.
    • Do việc giáo hữu rước lễ, biến Ngài thành lương thực và tiêu hủy thân xác Ngài đi.
  • Đây là những thuyết vọng và không chặt chẽ:
    • Có thuyết làm cho các thừa tác viên của Tân ước thành những người sát tế, đang khi Đức Kitô đặt các tông đồ.
    • Hết mọi thuyết đó làm cho Thánh Thể thành một sự gia tăng vô tận hy tế Kitô giáo, đang khi Kinh Thánh chỉ biết có một hy tế Núi Sọ (Hr 7. 27; 9, 25-28; 10, 12-14. 18).
    • Để che đậy sự mâu thuẫn rành rành này, ngươi ta công bố sự duy nhất của vị Tư Tê, của lễ vât (tức chỉ có Đức Kitô là Tư Tế, các linh mục chỉ là công cụ của Ngài, chỉ có Ngài là lễ vật dâng Cha) và sư trường tồn của những tâm tình đã có nơi Đức Kitô trên Núi So.
    • Nhưng người ta không sao bảo đảm điều thiết yêu: sự duy nhất được Kinh Thánh công bố của hành động tế hiến. Người ta nói đền sư đổi mới. sự tái diễn hy tế Đức Kitô, tức là nói đến một hy tế khác hy tế Nui So.
  • Trong một quá khứ mới đây, có những thuyết hy tế tinh tế hơn chỉ giữ lại sự tế lễ “oplation” của hy tế xưa kia. Thập giá là một sự kiện quá khứ. Nay Đức Kitô sông bên kia cái chết nhưng ở mãi trong tình trang tế dâng. Nhờ Hội Thánh và trong Hội Thánh, tình trạng tế dâng này được thể hiện khi Hội Thánh dâng Đức Kitô lên Cha Ngài.

Ngay cả trong nền thần học này, được linh ứng từ Mầu nhiệm Vươt Qua của Đức Kitô, Thánh lễ là một hành vi sau Vươt Qua, khác hành vi trên Núi Sọ và được nhân lên vô cùng theo việc dâng lễ hằng ngày của Hội Thánh.

Theo F. X. Durrwell, C.Ss.R.

trong “Thánh Thể Bí Tích Vượt Qua

(còn tiếp)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube