Hiểu mầu nhiệm Thánh Thể "Chìa khóa ở bên trong"

Trước khi hứa ban Thánh Thể, Đức Giêsu bảo mình là bánh sự sống (Ga 6. 35): Mầu nhiệm cá nhân Ngài giải thích mầu nhiệm bánh Thánh Thể

Chìa khóa ở bên trong

Sở dĩ kitô hữu nhận ra rằng những thực tại trần gian và những cơ chế Cựu Ước là những sự báo trước, là những hình ảnh, những giải thích về mầu nhiệm Đức Kitô, đó là vì trước hết, ho đã nhân được mặc khai về mầu nhiệm được nói trước trong Cựu Ước và luôn luôn được loan báo bởi những thực tại trần gian này. Công cuộc trung tâm của Thiên Chúa trong tao thành (tức việc thanh hóa Thiên Chúa và thánh hóa con người nơi Đức Kitô) cũng là công cuộc cuối cùng mà mọi sự được tao dựng hướng về, và do đó, công cuộc này chẳng những chì có tính cách tương lai mà còn đang nội tại rồi trong tạo thành, cảm thức kitô giáo về vạn sự và ánh sáng để nhận ra cảm thức đó có ngọn nguồn trong Mầu nhiệm vừa ở trong trần gian vừa có tính cách tương lai.

Hiểu mầu nhiệmThien Chua Banh Thanh

Một số sự kiện cho thấy phải nhờ Đức Kitô. nhờ mầu nhiệm chung cuộc nới hiểu:

Hiểu Cựu Ước;

  • Các tác giả Tân Ước trưng dẫn hết Cựu Ước để làm chứng về Đức Giêsu tử nạn và phục sinh. Ho thấy tất cả Kinh Thánh là một lời tiên tri tỏ tường. Nhưng không ai trong họ đã bén với Đức Giêsu nguyên bằng con đường của văn bản Kinh Thánh. Ngày nay cũng không một người ngoại nào sẽ đến với Đức Giêsu nguyên vì Kinh Thánh. Phaolô chứng thực rằng mình đã bắt bớ Đức Giêsu (Cv 9, 5) nhân danh Kinh Thánh.
  • Vậy trước Đức Kitô, người ta đọc Kinh Thánh mà mắt bị che màng: cái nhìn bị dừng lại ở “chữ chết”, ở tài liêu thành văn. ở lịch sử trần tục của Israel (2 Cr 3, 4-15).
  • Cái màn rơi xuống khi người đọc “hướng về Chúa”, khi chiều sâu chiếu tỏa lộ ra qua mặt bản văn và lịch sử. Vì “Đức Giêsu là Thần Khí” là thực tại tròn đầy, là chiều sâu đến sau như đã đổ đầy Kinh Thánh.
  • Không phải các các bản văn Kinh Thánh đã khiến môn đồ tin vào sự Phục Sinh của Đức Giêsu, mà chính Đấng Phục Sinh, khi tỏ mình cho họ, đã mở trí cho hiểu Kinh Thánh (Lc 24, 45). Ánh sáng Kitô Giáo đến từ tương lại. một tương lai đã đến từ trong Cựu Ước, vì “Đức Kitô là Tảng Đá”(l Cr 10, 4)

Người ta chỉ hiểu được cuốn sách thứ hai là “cuốn sách tạo thành” khi Đức Kitô đến:

  • Chỉ khi Đức Kitô đến rồi, người ta mới hiểu câu: “cả hai nên một thân xác” (Kn 2, 24) và các cuộc hôn nhân là lời hứa về việc Đức Kitô và Hội Thánh nên một thân xác, trong sự chia sẻ cùng một cái chết và cùng một sự Phục Sinh.
  • Thực tại thế trần giông cái bóng, nó có trước trong thời gian (l Cr 15, 46) nhưng nó chỉ tỏ lộ ý nghĩa sâu xa khi “cái mình là Đức Kitô” đến (Co 2, 17).

Từ thời tiền sử, loài người đã dâng những hy lễ, nhưng ai thấy đó là hình ảnh cái chết của Đức Kitô? Khoảng cách giữa những nghi thức ấy và mầu nhiệm vừa Ba Ngôi, vừa Hội Thánh và vũ hoàn là cuộc Vượt Qua của Đức Kitô quá xa, Nhưng khí Đức Kitô bị nộp “như con chiên tinh tuyền” (1 P 1, 19) Ngài mặc khải rằng những lễ vượt qua xưa và các hy lễ khác là những sự báo trước xa xa. Vậy những thực tại trần gian có tính cách áp chót, chúng rõ ra dưới ánh sáng sự viên toàn chung cuộc.

Làm sao người ta hiểu được Hội Thánh là “Thần thể Đức Kitô”: Hiểu được cao vong của cộng đoàn Kitô hữu là “khí cụ của sự cứu độ mọi người”, là “linh hồn bí nhiệm của trần gian”, là bí tích căn bản của sự hiện diện của Đức Kitô, nếu không biết Đức Kitô là cây nho và Kitô hữu là cành nho. Đức Kitô là hat lúa trổ sinh nhiều bông hat. Khi chỉ tìm hiểu Hội Thánh bằng những đường lối bên ngoài (xã hội học. sử học), người ta không hiểu được ý nghĩa sâu xa của Hội Thánh và chỉ cười ngac nhiện trước cao vọng của Hội Thánh. Hội Thánh đến từ Đức Kitô Vượt Qua và đang đi về Ngài chỉ hiểu được từ Đấng mà Hội Thánh là bí tích.

Làm sao chịu nổi cao vọng của các tông đồ và các thừa tác viên trong Hội Thánh cho rằng ho nói trong Đức Kitô, lời ho là của Thiên Chúa (1 Th 2. 13; 2 C 2. 17: 13. 3) nếu không nhìn nhận Đức Kitô là “mầu nhiệm này được mạc khải” (Co 1, 25-27) nơi họ và nơi lời họ?

Người tông đồ được giải thích trong Đức Kitô. Đấng làm họ nên đại diện Ngài, nên biểu tương sự hiện diện Ngài.

Để biện minh cho những cao vọng của mình, theo các Tin Mừng, Đức Giêsu nại đến việc Con Người đến trên mây trời (Mt 26, 64), đến giờ tương lai (Yn 14. 20), đến đền thờ được xây lại trong ba ngày (2, 19), đến lúc Ngài được treo lên (8, 28).

Vậy Ngài nai đến tương lai của Ngài, nại đến mầu nhiệm chung hậu Ngài mang nơi mình nhưng bị chôn vùi. Theo các Tin Mừng, thực sự Đức Giêsu được nhìn nhận từ cuộc Phục Sinh (Yn 2, 22;14, 20; 20, 8). Mầu nhiệm ở mức viên mãn soi sáng những gì có trước, vì những gì áp chót tùy thuộc sự viên mãn tương lại của nó.

Trong cuộc tôn vinh của Ngài, Đức Kitô là cánh chung (Eschaton) của vũ hoàn, vì Thiên Chúa cho tất cả tính Thiên Chúa đậu lại ở nơi Ngài (Co 1, 19; 2, 9) cô động nơi Ngài toàn bộ hữu thể và quyền năng tác tạo và thánh hoá của Ngài. Một sự toàn thể như thế cũng tròn đầy ý nghĩa và những gì là thông phần đều nhận được ý nghĩa và sự giải thích từ nó.

“Cuốn sách Thánh Thể” cần hiểu cũng phải được đoc theo cách của thánh Phaolô đã hiểu Kinh Thánh, theo cách người ta tìm hiểu ý nghĩa mọi thực tại Kitô Giáo: Khởi từ Đức Kitô Vươt Qua. Đấng là mầu nhiệm cánh chung. Nền thần học về Thánh Thể là một mục đích học (téleologie), một luận thuyết khởi từ mục đích hay đích cùng.

  • Các Tin Mừng Nhất lãm đã đặt việc thiết lập Thánh Thể trong trục cánh chung trong nhãn giới của tiệc Nước Trời (Mc 14, 25) của bữa ăn Vượt Qua vẹn toàn (Lc 22. 14-18): vậy các Tin Mừng đó hiểu Thánh Thể trong tương quan này.
  • Trong Tin Mừng Gioan, trước khi hứa ban Thánh Thể, Đức Giêsu bảo mình là bánh sự sống (Ga 6. 35): Mầu nhiệm cá nhân Ngài giải thích mầu nhiệm bánh Thánh Thể.
    • Liệu Ngài có thể làm cho hiểu bí tích ban sự sống đời đời khởi từ bánh cõi trần không ngăn ta khỏi chết chăng/ (Ga 6, 48- 50)
    • Khi môn đồ nói rằng lời Ngài khó nghe, Ngài nại đến Con Người, vị cánh chung, và đến cuộc ngự đến vinh hiển của Ngài (Ga 6, 61)
    • Như thế, Tin Mừng Gioan vạch con đường để hiểu, còn con đường mà lẽ ra thần học đã phải theo: mầu nhiệm Đức Kitô Vươt Qua (mà Thánh Thể là bí tích) cũng là giải đáp cho những vấn nạn mà Thánh Thể đặt ra cho trí khôn.

Thánh Thể kêu gọi thần học tự tạo sự thuận lý (logique) của nó, sự thuận lý có tính cách thần học, khởi đi từ mầu nhiệm. Dĩ nhiên cần chuyên chú tim hiểu những dấu chỉ qua đó mầu nhiệm cánh chung, tức mầu nhiệm Đức Kitô Vượt Qua diễn tả ra. Nhưng chính mầu nhiệm nắm bắt cho mình những thực tại này, liên kết chúng với nó. làm chúng nên biểu tương sự hiện diện của nó. Muốn biết mầu nhiệm cánh chung có thể năm bắt cho nó những yếu tố này và làm cho mình hiện diện nhờ chúng thế nào. dĩ nhiên phải hỏi mẫu nhiệm đó.

Vậy ta buộc phải chọn: khởi điểm đế suy tư về Thánh Thể nằm trong mầu nhiệm mà Thánh Thể là bí tích. Chìa khóa để hiểu nằm ở trong căn nhà, cánh cửa mở ra từ bến trong.

Theo F. X. Durrwell, C.Ss.R.

trong “Thánh Thể Bí Tích Vượt Qua

(còn tiếp)

 

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết