“Hãy đặt phẩm giá con người chứ không phải lợi nhuận lên hàng đầu”

 Chính sách kinh tế và các cuộc tranh luận cần phải ưu tiên con người và phẩm giá của lao động, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa của Hoa Kỳ Marco Rubio (R-FL) đã lập luận trong một bài báo được công bố hôm thứ Hai.

Thượng nghị sĩ Marco Rubio phát biểu tại Hội nghị Chính trị Hành động Bảo thủ năm 2014. Ảnh: Christopher Halloran/Shutterstock

Thượng nghị sĩ Marco Rubio phát biểu tại Hội nghị Chính trị Hành động Bảo thủ năm 2014. Ảnh: Christopher Halloran/Shutterstock

Chính sách kinh tế và các cuộc tranh luận cần phải ưu tiên con người và phẩm giá của lao động, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Marco Rubio (R-FL) đã lập luận trong một bài báo được công bố hôm thứ Hai.

Trong bài viết cho tạp chí First Things, ông Rubio đã trích dẫn Giáo lý xã hội Công giáo và Thông Điệp Rerum Novarum của Đức Giáo hoàng Leo XIII, trong khi phản ánh rằng lợi nhuận và sự quan tâm đến con người dần dần có khoảng cách.

“Sự ổn định kinh tế cho các gia đình thuộc tầng lớp lao động không phải là điểm đặc trưng của nền kinh tế ngày nay”, ông Rubio viết. “Lợi nhuận kinh doanh đã trở nên ngày càng xa cách với việc sản xuất và lao động”.

Thượng nghị sĩ Rubio đã viện dẫn những lợi ích kinh doanh quốc tế và nền kinh tế toàn cầu hóa như áp lực kép đối với việc sản xuất và lao động trong nước, khi các công ty hành động để tận dụng các nguồn lực và tài sản trong nước để tăng trưởng đầu cơ hơn.

“Một khi phẩm giá lao động bị đánh mất hoặc không thể đạt được, nó làm hao mòn tinh thần của con người. Những năm gần đây đã chứng kiến sự phá hủy những công việc vốn mang lại cuộc sống cho các gia đình và các cộng đồng cho các thế hệ”, Thượng nghị sĩ Rubio nói.

“Phẩm giá của lao động, Giáo hội hướng dẫn chúng ta thông qua các tài liệu như ‘Rerum novarum’, không chỉ là mối quan tâm của các cá nhân. Đó chính là mối quan tâm của cộng đồng và các quốc gia để cung cấp việc lao động sản xuất cho người dân của họ”.

Ông Rubio cho biết sự hứa hẹn về một nền kinh tế mới, thường dựa trên việc làm bình thường hoặc linh hoạt, phần lớn đã không trởthành hiện thực, và “cơ cấu lao động mới của Mỹ” quá mỏng manh để người dân có thể đủ sống.

Sự thất bại về kinh tế và chính trị để ưu tiên cho việc tạo ra và duy trì “phẩm giá của lao động” thông qua việc đầu tư hiện nay là “vấn đề nghiêm trọng”, ông Rubio nói, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống gia đình của nhiều người ở Hoa Kỳ, và đồng thời dẫn đến tình trạng sụt giảm dân số ở các khu vực nông thôn trong nước. “Toàn bộ khu vực đã bị bỏ trống”, viên thượng nghị sĩ nói.

Thượng nghị sĩ Rubio tiếp tục chỉ trích mức độ của những diễn ngôn chính trị để đối phó với các vấn đề nghiêm trọng ở cấp cơ sở, đồng thời cho biết rằng nhiều chính trị gia hạn chế tranh luận công khai đối với các mô hình và nguyên tắc kinh tế trừu tượng.

“So sánh một nền chính trị được dành riêng để khôi phục phẩm giá của lao động với lợi ích đương đại trong các khái niệm trừu tượng chẳng hạn như ‘chủ nghĩa xã hội dân chủ’. Tách biệt với cuộc sống hàng ngày của hầu hết người dân Mỹ, nơi mà các quyết định quan trọng nhất đó chính là làm thế nào để nuôi dạy con cái và kiếm tiền đủ mưu sinh, chính trị cấp độ ưu tú đòi hỏi mọi người về hệ thống kinh tế trừu tượng nào mà họ khẳng định”.

Các thuật ngữ chẳng hạn như chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội có lịch sử lâu dài và là những trường phái tư tưởng quan trọng, Thượng nghị sĩ Rubio nói, nhưng chúng đã bị giảm xuống chỉ còn là những chỉ số hời hợt về lòng trung thành đối với đảng phái. Ngược lại, ông đề xuất việc lấy nguồn cảm hứng từ Giáo huấn của Giáo hội Công giáo.

“Truyền thống của Giáo hội đã ảnh hưởng đến các chế độ độc tài, khẳng định quyền bất khả xâm phạm đối với tài sản tư nhân và những nguy cơ của chủ nghĩa Mác, cũng như vai trò thiết yếu của công đoàn lao động”, ông Rubio nói. “Giáo hội nhấn mạnh đến nghĩa vụ luân lý của những người sử dụng lao động để tôn trọng người lao động vốn không phải là một phương tiện để kiếm lợi, nhưng là những con người và những thành viên sản xuất của cộng đồng và quốc gia của họ”.

“Truyền thống của Giáo hội đã nhìn xa hơn các thể loại đảng phái cũ kĩ của chúng ta và làm cho các nền chính trị của chúng ta bén rễ sâu vào một điều gì đó lớn hơn: phẩm giá bất khả xâm phạm của mỗi con người, công việc mà họ đang làm, và cuộc sống gia đình mà công việc đó hỗ trợ”.

Trích dẫn Giáo huấn của Thánh Gioan Phaolô II, Thượng nghị sĩ Rubio lưu ý rằng, “nhiệm vụ kiếm miếng cơm manh áo bằng những giọt mồ hôi và nước mắt của một người cũng được coi như là quyền khi làm như vậy. Một xã hội mà trong đó quyền này bị từ chối một cách có hệ thống, trong đó các chính sách kinh tế không cho phép người lao động đạt được mức độ việc làm thỏa đáng, đều không thể biện minh”.

Đề xuất một loạt các biện pháp chính sách kinh tế của riêng mình để cân bằng lại định hướng của nền kinh tế quốc gia theo những ưu tiên về con người, Thượng nghị sĩ Rubio kêu gọi việc bác bỏ “cuộc tranh luận trừu tượng và thiếu nghiêm túc”, đồng thời ủng hộ một cuộc thảo luận kinh tế bắt nguồn từ phẩm giá con người và phản ánh những Giáo huấn của Giáo hội.

“Chúng ta cần phải phục hồi sự sáng suốt này và nghĩ đến những mục đích thực sự của các nền kinh tế”.

Minh Tuệ (theo CNA)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết