Đức Thánh Cha Phanxicô: ‘Tri thức phải mang tính toàn diện’

Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ các sinh viên và giáo viên của của Trường Cổ tự học, Nghiên cứu Ngoại giao và Lưu trữ Vatican và Trường Khoa học Thư viện Vatican (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ các sinh viên và giáo viên của của Trường Cổ tự học, Nghiên cứu Ngoại giao và Lưu trữ Vatican và Trường Khoa học Thư viện Vatican (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Gặp gỡ các sinh viên tại một số tổ chức của Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cảnh báo về những thông tin “độc hại, không lành mạnh và bạo lực” có thể ẩn nấp trên mạng xã hội.

Hôm thứ Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến khoảng 200 sinh viên và giáo viên của Trường Cổ tự học, Nghiên cứu Ngoại giao và Lưu trữ Vatican và Trường Khoa học Thư viện Vatican khi họ lần lượt kỷ niệm 140 năm và 90 năm thành lập.

Chào đón họ tại Hội trường Clementine, Đức Thánh Cha bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với hai tổ chức giáo dục đại học danh tiếng, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của công việc đào tạo những con người “thực hiện việc nghiên cứu chính xác trong mọi hoàn cảnh để đạt được sự thật”. “Công việc của anh chị em thực sự là một sự phục vụ cho sự vững chắc của những giáo huấn mà anh chị em đã nhận được, một sự vững chắc rất cần thiết trong những thời điểm khi mà tin tức đôi khi được lan truyền mà không có sự kiểm tra và nghiên cứu”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

Bảo vệ khỏi những thông tin độc hại trên mạng xã hội

Mặt khác, trong khi thừa nhận những thành tựu quan trọng của chúng, Đức Thánh Cha Phanxicô cảnh báo chống lại sự tự mãn, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết của chúng trong việc ứng phó với những thách thức văn hóa quan trọng của thế giới toàn cầu hóa của chúng ta, bao gồm cả “nguy cơ của việc san bằng và đánh mất giá trị của tri thức”; mối quan hệ phức tạp với công nghệ; và việc bảo tồn những truyền thống văn hóa “vốn phải được vun trồng và đề xuất mà không có sự áp đặt lẫn nhau”.

Đức Thánh Cha một lần nữa nhấn mạnh sự cần thiết phải “bao gồm và không bao giờ loại trừ “bất kỳ ai khỏi tri thức, đồng thời, bảo vệ khỏi những thông tin “độc hại, không lành mạnh và bạo lực” có thể ẩn nấp trong thế giới truyền thông xã hội và kiến thức công nghệ.

Bối cảnh này, Đức Thánh Cha nhận xét, đòi hỏi “sự cởi mở để thảo luận và đối thoại, sẵn sàng chào đón, đặc biệt là những người bị gạt ra bên lề xã hội, và sự nghèo nàn về vật chất, văn hóa và tinh thần”.

“Cầu mong cho việc học tập thực sự đo lường được sự mong manh và giàu có của con người ngày nay! Và điều này không chỉ áp dụng cho học sinh của quý vị mà còn cho cả những giáo viên hướng dẫn các bạn”.

Quan tâm đến quá khứ và hướng tới tương lai

Do đó, hai trường học danh tiếng của Vatican phải tiếp tục “học hỏi và chia sẻ ý tưởng và kinh nghiệm, phát triển trong sự cởi mở và tránh ‘tính tự quy chiếu’”. Trong khi nhìn lại quá khứ huy hoàng của mình với lòng biết ơn, họ phải “hướng tới tương lai” và có can đảm “xem xét lại bản thân trước những yêu cầu đến từ thế giới văn hóa và nghề nghiệp”.

Sự nguy hiểm của ý thức hệ

Nhắc lại rằng ngay từ đầu họ đã có “cách tiếp cận hết sức thực tế và cụ thể” để nghiên cứu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kết luận bằng cách khuyến khích hai cơ sở giáo dục đại học tiếp tục đi trên con đường “cụ thể và cởi mở” này để truyền đạt cho các thế hệ hiện tại và tương lai di sản hàng thế kỷ mà Trường Cổ tự học, Nghiên cứu Ngoại giao và Lưu trữ Vatican và Trường Khoa học Thư viện Vatican nắm giữ.

“Ngay từ nguồn gốc của mình, các trường này có một đặc điểm mang tính quyết định: đó là có một cách tiếp cận hết sức thực tế và một cách tiếp cận cụ thể đối với các vấn đề và nghiên cứu, theo một đường hướng mà tôi đã nhiều lần chỉ ra, bởi vì việc so sánh với thực tế của sự việc có giá trị hơn về mặt ý thức hệ”.

Cuộc gặp gỡ với Đức Hồng Y Parolin để đánh dấu hai sự kiện kỷ niệm

Trường Cổ tự học, Nghiên cứu Ngoại giao và Lưu trữ Vatican và Trường Khoa học Thư viện Vatican lần lượt được thành lập vào năm 1884 và 1934 theo yêu cầu của Đức Giáo hoàng Lêô XXIII và Piô XI và được đưa vào Văn khố Tông Toà Vatican và Thư viện Vatican.

Để đánh dấu dịp kỷ niệm, Đại Học Giáo Hoàng Urbaniana ở Rôma đã tổ chức một hội nghị vào chiều thứ Hai để ôn lại lịch sử và thảo luận về triển vọng tương lai của hai tổ chức giáo dục đại học quan trọng này. Trong số các diễn giả chính đó là Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Pietro Parolin và Đức Ông Angelo Vincenzo Zani, Thư ký Thánh Bộ Giáo dục Công giáo, người đã tổ chức sự kiện này.

Thiên Ân (theo Vatican News)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube