Đức Thánh Cha Phanxicô: Sự khiêm nhường ‘là ngọn nguồn của sự bình an trên thế giới và trong Giáo hội’

Đức Thánh Cha Phanxicô vẫy tay chào những người hành hương tập trung tại Quảng trường Thánh Phêrô trong buổi tiếp kiến chung vào Thứ Tư vào ngày 22 tháng 5 năm 2024, tại Vatican (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô vẫy tay chào những người hành hương tập trung tại Quảng trường Thánh Phêrô trong buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư vào ngày 22 tháng 5 năm 2024, tại Vatican (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Hôm thứ Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kết thúc loạt bài chia sẻ Giáo lý về các thói xấu và nhân đức bằng việc ôn lại sự khiêm nhường, một nhân đức tạo thành “nền tảng của đời sống Kitô hữu” và là ngọn nguồn của sự bình an trong Giáo hội và trên thế giới.

“Thái độ khiêm tốn là tất cả. Đó là điều giải thoát chúng ta khỏi tên ác quỷ và khỏi nguy cơ trở thành đồng phạm của hắn. Đó là ngọn nguồn của sự bình an trên thế giới và trong Giáo hội. Thiên Chúa đã ban cho chúng ta một gương mẫu về điều này nơi Chúa Giêsu và Đức Trinh Nữ Maria, vì sự cứu rỗi và hạnh phúc của chúng ta”, Đức Thánh Cha nói với các tín hữu tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô vào sáng thứ Tư.

Suy tư của Đức Thánh Cha về sự khiêm nhường khép lại loạt bài chia sẻ Giáo lý về bốn nhân đức cốt yếu và ba nhân đức đối thần bắt đầu vào tháng 12 năm ngoái. Mặc dù sự khiêm nhường không phải là một phần của bảy “nhân đức thiêng liêng”, Đức Thánh Cha nhấn mạnh tầm quan trọng của sự khiêm nhường khi nó hình thành nên “nền tảng của đời sống Kitô hữu”.

Đức Thánh Cha Phanxicô chào đón những người hành hương tập trung tại Quảng trường Thánh Phêrô trong buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư vào ngày 22 tháng 5 năm 2024, tại Vatican (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô chào đón những người hành hương tập trung tại Quảng trường Thánh Phêrô trong buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư vào ngày 22 tháng 5 năm 2024, tại Vatican (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Sự khiêm tốn là “kẻ thù lớn nhất của những tội nghiêm trọng nhất, đó là sự kiêu ngạo”, Đức Thánh Cha nói, đồng thời nhấn mạnh rằng nó “khôi phục mọi thứ về chiều hướng đúng đắn của nó”.

Đức Thánh Cha Phanxicô củng cố quan điểm này bằng cách hướng đến các Mối phúc được trích từ Bài giảng trên núi của Chúa Giêsu, khi Đức Thánh Cha đọc lớn Mối phúc đầu tiên: “Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, vì nước trời là của họ”.

Đức Thánh Cha nói rằng Mối phúc thứ nhất đóng vai trò nền tảng cho những Mối phúc khác.

“Sự hiền lành, có lòng thương xót và tâm hồn trong sạch bắt nguồn từ cảm giác nhỏ bé bên trong”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói. “Khiêm tốn là cửa ngõ dẫn tới mọi nhân đức”.

Đức Thánh Cha đã triển khai thêm điểm này bằng cách coi Đức Trinh Nữ Maria như hiện thân của nhân đức khiêm nhường.

“Nhân vật nữ chính được chọn không phải là một bà hoàng bà chúa nhỏ lớn lên trong sự cưng chiều, mà là một thiếu nữ vô danh, Maria”, Đức Thánh Cha nói.

Đức Thánh Cha Phanxicô chào đón những người hành hương tập trung tại Quảng trường Thánh Phêrô trong buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư vào ngày 22 tháng 5 năm 2024, tại Vatican (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô chào đón những người hành hương tập trung tại Quảng trường Thánh Phêrô trong buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư vào ngày 22 tháng 5 năm 2024, tại Vatican (Ảnh: Truyền thông Vatican)

“Ngay cả sự thật thiêng liêng nhất trong cuộc đời của Mẹ, trở thành Thánh Mẫu của Thiên Chúa, cũng không trở thành lý do để Mẹ khoe khoang trước người đời”, Đức Thánh Cha tiếp tục. “Trong một thế giới được đặc trưng bởi việc theo đuổi vẻ bề ngoài, tỏ ra mình trổi vượt hơn người khác, Đức Maria dứt khoát bước đi, bằng sức mạnh duy nhất của ân sủng Thiên Chúa, theo hướng ngược lại”.

Nhận xét rằng Đức Trinh Nữ Maria phải đối mặt với “những thời điểm khó khăn” và “những ngày khi mà đức tin của Mẹ tiến triển trong bóng tối”, Đức Thánh Cha thúc giục các tín hữu hãy noi gương Đức Maria vì lòng khiêm nhường của Mẹ không bao giờ dao động.

“Đức Trinh Nữ Maria luôn nhỏ bé khiêm hạ, luôn không tự cao tự đại, luôn không có tham vọng. Sự nhỏ bé này của Đức Maria là sức mạnh bất bại của Mẹ: Chính Mẹ vẫn đứng dưới chân thập giá trong khi ảo tưởng về một Đấng Messiah khải hoàn bị tan vỡ”.

Vào cuối bài chia sẻ Giáo lý, Đức Thánh Cha đã nhắc lại lời kêu gọi hòa bình thường xuyên của mình khi nói: “Chúng ta cần hòa bình; thế giới đang lâm cảnh chiến tranh”.

“Chúng ta đừng quên Ukraine đang phải chịu giày vò khốn khổ, đang phải chịu đựng quá nhiều đau khổ. Chúng ta đừng quên Palestine, Israel; cầu mong cuộc chiến này mau chấm dứt. Chúng ta đừng quên Myanmar và đừng quên nhiều quốc gia đang xảy ra chiến tranh”.

Minh Tuệ (theo CNA)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết